……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO THỊ VÂN ANH VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH XUÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU.1 1. Lý do chọn đề tài luận văn 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA 10 1.1. Tổng quan về văn hóa ứng xử 10 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 10 1.1.2. Đặc điểm của văn hóa ứng xử. 14 1.2. Tổng quan về văn hóa ứng xử của công chức 16 1.2.1. Khái niệm văn hóa ứng xử của công chức 16 1.2.2. Nguyên tắc của văn hóa ứng xử của công chức 16 1.2.3. Vai trò của văn hóa ứng xử của công chức21 1.2.4. Nội dung của văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa22 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của công chức. 32 Tiểu kết chương 1 36 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK.37 2.1. Tổng quan về UBND tỉnh Đắk Lắk. 37 2.1.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 37 2.1.2. Khái quát về bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. 39 2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. 40 2.2.1. Văn hóa ứng xử giữa công chức với đồng nghiệp.41 2.2.2. Văn hóa ứng xử giữa công chức với tổ chức, công dân 48 2.2.3. Văn hóa ứng xử giữa công chức với cấp trên52 2.2.4. Văn hóa ứng xử giữa công chức với công chức là lãnh đạo. 53 2.3. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk 54 2.3.1. Kết quả đạt được54 2.3.2. Hạn chế56 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế57 Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK 60 3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức60 3.1.1. Quan điểm về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức. 60 3.1.2. Định hướng về nâng cao văn hóa ứng xử của công chức62 3.2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. 65 3.2.1. Nâng cao nhận thức của công chức về văn hóa ứng xử 65 3.2.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho công chức.67 3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho công chức 68 3.2.4. Xây dựng môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng văn hóa ứng xử của công chức 70 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử 71 3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức 73 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 83 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân HCNN Hành chính nhà nước MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan hành chính nhà nước thông qua Bộ phận Một cửa. Bộ phận Một cửa (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính) có điều kiện làm việc khó khăn và phức tạp trong cơ quan hành chính nhà nước. Hằng ngày, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận này phải tiếp xúc, trao đổi với hàng chục, hàng trăm người ở đủ mọi thành phần, lứa tuổi và tính cách. Được giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, xong sớm thì ai cũng vui vẻ. Nhưng hễ xảy ra việc chậm trễ, phải yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung thì không ít người "mặt nặng mày nhẹ", thậm chí còn to tiếng, chì chiết, chửi mắng. Do đó, làm được ở bộ phận "một cửa" đòi hỏi ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ, công chức phải có cách ứng xử, thái độ và hành vi phù hợp, nhã nhặn và đúng mực; tạo nền tảng quan trọng góp phần tạo môi trường công sở thân thiện, gắn kết chính quyền và nhân dân đáp ứng theo tiêu chí nền hành chính hiện đại tương lai. Năm 2018, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 9 về dân số, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có đường biên giới với Campuchia, vị trí chiến lược rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi chính quyền tỉnh Đắk Lắk phải nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện chất lượng các dịch vụ công, mà trước hết là thay đổi thái độ, văn hóa ứng xử của các công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk. Thực tế hiện nay cho thấy, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND tỉnh Đắk Lắk còn những hạn chế về văn hóa ứng xử, có những biểu hiện tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, gây khó dễ, vô cảm… với nhân dân. Điều đó đã tạo những ấn tượng không tốt cho người dân, tổ chức về thái độ, chất lượng phục vụ các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Do đó, tác giả chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk” cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công nhằm đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề văn hóa ứng xử nói chung, văn hóa ứng xử của công chức nói riêng được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau dù trực tiếp hay gián tiếp. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu mà học viên có điều kiện tham khảo: - Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Tiến (2010), Giao tiếp ứng xử trong hành chính. Cuốn sách đã xem xét hoạt động giao tiếp của công chức từ góc độ khoa học tâm lý, đề cập đến những đặc điểm tâm lý của giao tiếp và một số kỹ năng giao tiếp mang tính kỹ thuật như nghe, nói, đọc, viết, phản hồi. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đề cập cụ thể về kỹ năng giao tiếp của công chức. - Kho bạc Nhà nước - Bộ Tài chính (2007), Văn hóa công sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho CBCC hệ thống Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính: Nội dung chính bao gồm: Vai trò của văn hóa trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, tiêu thức văn minh, văn hóa nghề kho bạc. Vai trò văn hóa trong hoạt động công sở, kinh nghiệm văn hóa ứng xử ở công sở như giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới,. kỹ năng giao tiếp, môi trường giao tiếp. - Lương Minh Nguyệt, Lương Minh Hà (2008), Nghệ thuật giao tiếp hành chính, công sở, Nxb Khoa học và kỹ thuật: Giới thiệu các hiện tượng tâm lý, những lý luận cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong hành chính, công sở. - Đào Thị Ái Thi (2008), Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ công chức hành chính, luận án đã đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình rèn luyện kỹ năng giao tiếp của công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước. - Trịnh Thanh Hà (2010), Hoàn thiện văn hóa công vụ trong hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án khái quát tổng thể các vấn đề lý luận chung về văn hóa công vụ như khái niệm, đặc điểm, biểu hiện, vai trò của văn hóa công vụ trong công sở nói chung, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Trong đó, văn hóa ứng xử là một bộ phận trong văn hóa công sở. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng những biểu hiện văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước, chỉ ra những nhược điểm, nguyên nhân của hạn chế trong biểu hiện gắn với môi trường của khu vực nhà nước. Trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện văn hóa công vụ trong hệ thống hành chính nhà nước của nước ta. - Lại Thế Luyện (2011), Kỹ năng giao tiếp ứng xử, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã phản ánh tổng quan về giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp cơ bản; các kỹ năng giao tiếp sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ; kỹ năng ứng xử trong những tình huống tiêu cực. - Trần Thị Thanh Thủy (2011), Quản lý thực thi đối với công chức trong bối cảnh cải cách quản lý công ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở. Bài viết tiếp cận mô hình quản lý thực thi hướng tới cải cách hiệu quả khu vực công, đặc biệt là hiệu quả thực thi của công chức. Đề tài nghiên cứu lý luận về cải cách quản lý công, quản lý thực thi đối với công chức trong hoạt động công vụ, qua đó đánh giá các ưu điểm và hạn chế của cách tiếp cận này đối với cải cách hành chính. Đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý quá trình làm việc và tạo ra kết quả trong thực thi công vụ của công chức để phân tích ưu điểm, hạn chế của phương thức này trong việc tạo động lực, phát huy sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của công chức trong công vụ. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách về khả năng vận dụng mô hình quản lý thực thi đối với công chức ở Việt Nam trong đó có văn hóa công vụ. - Nguyễn Phương Huyền (2012), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra một số lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức hành chính. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức. - Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ của nhóm xã hội là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhằm phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực trí tuệ cảm xúc của nhóm này biểu hiện trong giao tiếp công vụ. Từ đó, đề xuất một số biện pháp để nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở; - Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những nghiên cứu về ngôn ngữ học pháp luật; về quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp pháp đình nói riêng; xác định đặc điểm cơ bản của giao tiếp pháp đình trong giao tiếp hành chính tiếng Việt. Hệ thống hóa những lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình. Nghiên cứu quyền lực trong ngôn ngữ tương tác pháp đình trên bình diện tổng thể. Nghiên cứu các phương tiện cụ thể biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình. - Phạm Hoàng Tùng (2017), Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa; phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Các nghiên cứu trên đã hệ thống rõ hơn lý luận về văn hóa ứng xử của công chức, nghệ thuật giao tiếp hành chính, công sở, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Trên cơ sở các hạn chế rút ra trong văn hóa ứng xử của công chức, các nghiên cứu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện văn hóa ứng xử của công chức. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian khác nhau nên các giải pháp đưa ra chỉ có thể áp dụng trong phạm vi thực tiễn của nghiên cứu. Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu về văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Đây là điểm mới trong nghiên cứu của tác giả. Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, góp phần nâng cao văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước ta nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Mục đích của nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử, nhằm đánh giá đúng thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa. - Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu bộ phần một cửa tại 05 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk; Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk; Sở Nội Vụ tỉnh Đắk Lắk; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các thông tin, dữ liệu được thu thập, sử dụng cho phân tích, đánh giá chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, và các đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa ứng xử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp hệ thống hóa lý luận: Phương pháp này nhằm tập hợp, rà soát các nội dung lý luận về văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử của công chức, công chức tại bộ phận một cửa. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ các nội dung về lý luận, thực tiễn, về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, về logic lập luận trong việc chứng minh, luận giải các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng để so sánh, đối chiếu những nội dung lý luận với thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại cần khắc phục. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá thực trạng trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Tác giả phát phiếu khảo sát cho tất cả 150 cán bộ công chức tại 05 Sở đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk; Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk; Sở Nội Vụ tỉnh Đắk Lắk; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk; mỗi Sở 30 cán bộ công chức. Ngoài ra, tác giả còn phát phiếu khảo sát cho 200 người dân tới làm việc tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Kết quả sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu văn hóa ứng xử của công chức nói chung và văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 110 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |