O …………/…………… BỘ NỘI VỤ ……./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHẠM ĐỨC HOÀNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HÀ LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan luận văn “Thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Tp. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của em. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và khách quan. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Phạm Đức Hoàng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị Hà, người đã hết lòng chỉ bảo, tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo, các Phòng ban chức năng và các Khoa của Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám đốc, các phòng, khoa và các thầy cô của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Tp. Hồ Chí Minh, cơ quan nơi em đang công tác đã giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp các thông tin và số liệu để em có thể hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm và các bạn học viên lớp Cao học Chính sách công CS4.B1 đã cùng em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học tập cũng như các kỷ niệm đáng nhớ khi tham gia khóa đào tạo này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, dù đã cố gắng trong việc tiếp thu, trao đổi những kiến thức đóng góp của các quý thầy cô và bạn bè, khảo sát số liệu tại và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những góp ý của các quý thầy, cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn ./. Học viên Nguyễn Phạm Đức Hoàng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu giảng viên của Phân hiệu theo trình độ 40 Bảng 2.2: Kế hoạch phát triển sinh viên của Phân hiệu giai đoạn 2019 – 2024 46 Bảng 2.3: Động cơ tham gia công việc của giảng viên ở Phân hiệu 49 Bảng 2.4: Đánh giá về việc bố trí công việc cho giảng viên 51 Bảng 2.5: Ý kiến của giảng viên về cơ hội tham gia đào tạo cao hơn 53 Bảng 2.6: Sự giúp đỡ và đánh giá giữa các giảng viên tại Phân hiệu 54 Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của giảng viên đối với các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà trường 56 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học… 22 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục bảng Danh mục sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 12 1.1. Lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên đại học 12 1.1.1. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên đại học 12 1.1.2. Vai trò của phát triển đội ngũ giảng viên đại học 15 1.1.3. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên đại học 16 1.2. Thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học 19 1.2.1.Khái niệm thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học19 1.2.2. Nội dung, quy trình thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học 21 1.2.3. Chủ thể thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học 25 1.2.4. Vai trò, hiệu quả của thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học 26 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học Tiểu kết chương 1 29 33 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. 34 Khái quát sơ lược về Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh 34 2.1.1. Quá trình hình thành34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.35 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 36 2.1.4. Về đội ngũ giảng viên của Phân hiệu 39 2.2. Kết quả thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học tại Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. 42 2.2.1. Cơ sở pháp lý thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên tại Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh42 2.2.2. Những hoạt động cơ bản thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên của Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh 45 2.3. Nhận xét chung về việc thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học ở Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh58 2.3.1. Những mặt đạt được trong thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học tại Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.58 2.3.2. Những hạn chế trong thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học tại Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh59 2.3.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế.61 Tiểu kết chương 2 66 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN TỚI. 67 3.1. Quan điểm, định hướng thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học67 3.1.1. Quan điểm thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học67 3.1.2. Định hướng, tầm nhìn đối với Phân hiệu đến năm 2030.69 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học tại Phân hiệu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới 70 3.2.1. Nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giảng viên. 70 3.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên 73 3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học 77 3.2.4. Củng cố các nguồn lực để thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học một cách khoa học, hợp lý 78 3.3. Kiến nghị 78 3.3.1. Đối với Chính phủ. 78 3.3.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ liên quan. 79 3.3.3. Đối với Đại học Nội vụ Hà Nội và Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh 80 3.3.4. Đối với đội ngũ hoạch định chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học. 82 Tiểu kết chương 3 83 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85 PHỤ LỤC 1 89 PHỤ LỤC 2 93 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo ở bậc đại học, đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Văn kiện đại hội 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [3]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nhấn mạnh mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: “Xây dựng đội ngũ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến”[2]. Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 89/QĐ-TTg Phê duyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030, trong đó nêu rõ quan điểm “Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học”[8]. Rõ ràng, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thường xuyên. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập năm 2011 với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học va sau đại học trong công tác Nội vụ và các ngành nghề có liên quan. Trường đã và đang đào tạo 17 ngành/chuyên ngành bậc đại học, đặc biệt, các ngành chính trị học, quản trị nguồn nhân lực, quản lý nhà nước, luật học, chính sách công, quản lý văn hóa… là những ngành đào tạo nhân lực phục vụ ngành nội vụ, nền công vụ, có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học khu vực Nam bộ và Tây Nguyên tham gia học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền địa phương và đào tạo cho nhu cầu xã hội, ngày 27/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký Quyết định số 5600/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng để nhà trường có đủ cơ sở pháp lý trong việc tổ chức hoạt động, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nội vụ, nền công vụ khu vực phía Nam. Khi thành lập, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 cán bộ, viên chức, trong đó gần 50 giảng viên. Nhà trường đang có những chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng viên giỏi đúng ngành nghề đào tạo. Trong hơn 1 năm thành lập, việc thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đã có một số kết quả tích cực, đã chú ý kiện toàn, sắp xếp đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, tăng cường giảng viên thỉnh giảng có chất lượng; nâng cao chất lượng dạy và học; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành nội vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, do phân hiệu là Cơ sở mới thành lập nên việc thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên tại Phân hiệu còn nhiều hạn chế như: đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, mất cân đối về ngành đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu “Thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học ở Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành giáo dục, đào tạo nói chung và của các trường đại học nói riêng nên được sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách. Có thể kể một số công trình tiêu biểu như sau: Ở nước ngoài, Webb và Murphy (2000), Organisational approaches to staff development to support teaching and learning, Teacher Development: An international journal of teachers' professional development, cho rằng việc phát triển đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch và nguồn lực. Để nâng cao năng lực và thúc đẩy các vai trò của đội ngũ giảng viên, cơ sở giáo dục đại học cần tạo ra nhiều cơ hội học tập để nâng cao trình độ cũng như những hỗ trợ tài chính cần thiết phù hợp dành cho các nỗ lực của giảng viên. Các tác giả cũng cho rằng hỗ trợ tài chính trong các chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên nên “vừa rộng vừa mỏng” tức đảm bảo tất cả các giảng viên đều có thể tiếp cận với những cơ hội tài chính trong quá trình thực hiện các vai trò dù ở mức tối thiểu[37]. Judy Murray (2006), The Relative Inefficiency of Quaota, The Cheese Case, Educational development, nhấn mạnh rằng phát triển đội ngũ giáo viên sẽ củng cố sứ mệnh và tạo ra giá trị của trường đại học [35]. Skilbeck Massey (1984), Staff Development Programmes in Universities: A Curriculum Proposal đã chỉ ra những nền tảng cơ bản trong chương trình phát triển đội ngũ giảng viên hiệu quả dựa trên mối quan tâm hay nhu cầu. Mô hình được thưc hiện tại đại học Massey, Bắc Palmerston, New Zealand. Những chiến lược nền tảng của chương trình được xây dựng dựa trên nhu cầu của đội ngũ giảng viên bao gồm bảy nội dung chính: 1) Nâng cao nhận thức về đội ngũ giảng viên, cơ cấu nhân sự trong trường, khoa cũng như các chương trình hay các khóa học; 2) Cung cấp thông tin (các thông tin được cung cấp bao gồm các khóa học, các xê mi na, các hội thảo, các cuốn sách hướng dẫn, tạp chí nội bộ thường kỳ…); 3) Cung cấp hỗ trợ dành cho cá nhân (bao gồm các hỗ trợ một – một; giới thiệu nguồn lực hoặc hỗ trợ chuyên môn; phân tích giải quyết các vấn đề cá nhân); 4) Phát triển quy trình quản lý (quản lý nguồn tài liệu, tổ chức các buổi hội thảo về quản lý, quy trình và kế hoạch tổ chức, hỗ trợ đội ngũ, vạch ra các bước để hoàn thiện quy trình); 5). Nâng cao chất lượng các hoạt động khác ngoài giảng dạy (hội thảo, xê mi na, thư viện sách, quản lý nguồn tư liệu, thiết bị nghiên cứu, báo cáo cá nhân); 6) Hợp tác (phát triển đội ngũ giảng viên, mạng lưới chuyên gia, khuyến khích xuất bản các công trình nghiên cứu, kết nối với các khoa và trường đại học khác). 7) Thúc đẩy cải cách (thí điểm các chương trình ứng dụng mới, cung cấp thông tin về các công trình nghiên cứu mới) [36]. Jerry W.Gilley, Steven A.Eggland và Ann Maycunich (2002), Principles of Human resource Development, quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ chất lượng và coi đó là giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên với tư cách là một bộ phận của quản lý nguồn nhân lực. Theo các tác giả, phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, tạo dựng môi trường, động lực làm việc nhằm giúp giáo viên cập nhật các kiến thức nghề nghiệp, có thái độ, phương pháp tiếp cận vá các kỹ năng phát triển các kỹ thuật giảng dạy tiên tiến. Theo các tác giả, cần cho phép các giáo viên áp dụng các thay đổi trong chương trình giảng dạy và tăng cường trao đổi các thông tin chuyên môn [34]. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Đệ (2010), Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, đã xác định rõ những yêu cầu đối với giảng viên và việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học trong thời kỳ mới – thời kỳ của nền kinh tế tri thức và yêu cầu về đổi mới giáo dục đại học. Tác giả cũng phân tích những khó khăn, tồn tại của và cả những thành công của các trường đại học vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong phát triển đội ngũ giảng viên, từ đó xây dựng các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục [12]. Đinh Thị Hồng Hải (2010), Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, đã đề xuất năm giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, bao gồm: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng và chất lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển phải cụ thể đến từng khoa, từng ngành, đồng thời phải căn cứ vào quy mô đào tạo hàng năm; Về nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, tác giả đặc biệt chú trọng đến mục tiêu về đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị, được trang bị đầy đủ các kỹ năng bổ trợ về tin học, ngoại ngữ, có phương pháp nghiên cứu khoa học và đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, việc đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và thi đua khen thưởng song song với việc thực hiện chế độ, chính sách, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giảng viên cũng được chú trọng [15]. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học – Thực trạng và giải pháp, đã tổng hợp, phân tích các chính sách, quy định, chủ trương của Nhà nước về giáo dục, giảng viên và quản lý giáo dục để chỉ ra thực trạng của đội ngũ giảng viên đại học, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đó là các giải pháp mang tính pháp lý như: “Thực hiện việc “luật hóa” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức trong trường đại học - nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” bằng các biện pháp rất cụ thể và thiết thực. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các giải pháp khác như giải pháp hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ của giảng viên; thu hút, tạo nguồn giảng viên; tuyển chọn giảng viên; chính sách đãi ngộ giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá đối với giảng viên trong trường đại học [18]. Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, đã chỉ ra quá trình phát triển của đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đầu thế kỷ XXI: Sự phát triển của đội ngũ giảng viên gắn bó mật thiết với sự ra đời của hệ thống trường, lớp đại học và phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Như vậy, khi xem xét vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên, cần phát xuất phát từ định hướng, kế hoạch phát triển của từng bộ môn, từng khoa, của nhà trường và đặt trong bối cảnh chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [13]. Nguyễn Mỹ Loan (2014), Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tích những vấn đề dưới góc độ quản lý nhà nước về phát triển (số lượng, chất lượng và cơ cấu) đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long; nêu thực trạng phát triển mạng lưới các trường cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tác giả đã làm rõ tính cấp thiết phải phát triển và quản lý đội ngũ giáo viên cho phù hợp yêu cầu phát triển các trường cao đẳng nghề tại vùng đồng bằng sông Cửu Long [21]. Lê Thanh Huyền (2016), Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên góp phần đổi mới toàn diện giáo dục đại học ở trường Đại học Nội Hà Nội, đã nêu tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên của nhà trường [17]. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 118 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Tp, Hồ Chí Minh | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |