NH QUỐC GIA ĐỖ KIẾN NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HÀ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Học viên Đỗ Kiến Ngọc LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hà đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Chính sách công và các thầy cô công tác tại Ban quản lý đào tạo sau đại học Đại học – Học viện Hành chính quốc gia, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi hoàn thiện đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn đến Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện Mê Linh, Hội người khuyết tật huyện Mê Linh, Hội người mù huyện Mê Linh đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Học viên Đỗ Kiến Ngọc MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU.1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT.11 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT11 1.1.1. Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật.11 1.1.2. Phân loại các dạng khuyết tật13 1.1.3. Nguyên nhân khuyết tật14 1.1.4. Đặc điểm của người khuyết tật.15 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT18 1.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. 18 1.2.2. Mục tiêu của chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật21 1.2.3. Đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 21 1.2.4. Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 22 1.2.5. Nội dung chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật.23 1.3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT30 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 30 1.3.2. Vai trò của thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 32 1.3.3 Chủ thể thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. 33 1.3.4. Quy trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. 35 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật.37 Tiểu kết Chương 1. 39 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI40 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MÊ LINH. 40 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội43 2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI45 2.2.1. Hoàn cảnh gia đình47 2.2.2. Tình trạng hôn nhân 49 2.2.3. Trình độ văn hóa50 2.2.4. Tình trạng việc làm của người khuyết tật51 2.3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, TP.HÀ NỘI. 53 2.3.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. 53 2.3.2. Quy trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.54 2.3.3. Một số chính sách dành cho người khuyết tật đang được triển khai tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội55 2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 61 2.4.1. Kết quả đạt được. 62 2.4.2. Hạn chế, tồn tại83 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.85 Tiểu kết chương 2 91 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.92 3.1. MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT92 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, TP.HÀ NỘI 94 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm huy động cộng đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách.94 3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý đối với người khuyết tật. 95 3.2.3. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 97 3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT. 97 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT98 3.3.1. Đối với Nhà nước.98 3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh99 3.3.3. Đối với gia đình người khuyết tật và cộng đồng xã hội. 100 3.3.4. Đối với bản thân người khuyết tật.100 Tiểu kết chương 3 101 KẾT LUẬN. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế BTXH Bảo trợ xã hội CTXH Công tác xã hội LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội NKT Người khuyết tật NTM Nông thôn mới UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018 45 Bảng 2.2. Số lượng người thuộc các loại khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018 46 Bảng 2.3. Người khuyết tật phân chia theo hoàn cảnh gia đình tại huyện Mê Linh năm 2018 48 Bảng 2.4. Người khuyết tật phân chia theo giới tính trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018 49 Bảng 2.5. Người khuyết tật phân chia theo mức độ khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018 52 Bảng 2.6. Đối tượng người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế qua các năm trên địa bàn huyện Mê Linh 66 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ tham gia đào tạo nghề của người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh 70 Bảng 2.8. Kinh phí trợ cấp xã hội hàng tháng qua các năm trên địa bàn huyện Mê Linh 73 Bảng 2.9. Đối tượng hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng qua các năm trên địa bàn huyện Mê Linh 74 Bảng 2.10. Đối tượng được hỗ trợ chi phí chăm sóc tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện Mê Linh Bảng 2.11. Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật 77 89 Bảng 2.12. Thái độ của gia đình người khuyết tật đối với người khuyết tật 90 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ các dạng khuyết tật (%) 46 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ về trình độ văn hóa của người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018 50 Biểu đồ 2.3: Trình độ chuyên môn của người khuyết tật 51 Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của người dân với các chính sách trợ giúp giáo dục trên địa bàn huyện Mê Linh 64 Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của người khuyết tật và hộ gia đình chăm sóc NKT về các cơ sở y tế trên địa bàn Mê Linh 67 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ các chính sách trợ giúp mà người khuyết tật cần ưu tiên 70 Biểu đồ 2.7. Kết quả đánh giá mức chuẩn trợ giúp NKT 79 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ số người khảo sát được hưởng trợ giúp đột xuất trong công tác phòng chống Covid 19 82 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Theo số liệu Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef) năm 2016 cả nước ta có gần 5 triệu hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm hơn 7% dân số, tương đương khoảng hơn 6,2 triệu người. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai… Người khuyết tật được định nghĩa là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Luật người khuyết tật - 2010). Mỗi con người, khi sinh ra và trưởng thành ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và có một tương lai tươi sáng, nhưng không phải người nào cũng có được sự may mắn ấy. Có nhiều người khi sinh ra đã không thể đi, không thể nói hay không thể nhìn thấy được, họ là những người khuyết tật, là một bộ phận yếu thế của xã hội. Và với những người thiệt thòi như vậy, họ rất cần sự tôn trọng, cảm thông, sẻ chia, sự giúp đỡ của cộng đồng để có thể hòa nhập với cuộc sống hằng ngày. Để khắc phục những tồn tại trên, nhà nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật có thể hòa nhập cộng đồng, được đối xử bình đẳng như những người khác khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội - chính trị. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật. Trong đó có Luật Người khuyết tật, Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006- 2010, Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước còn đó các nghị định, thông tư hướng dẫn trong công tác chăm sóc người khuyết tật như: Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Thông tư số 37/2012/TTLT - BLĐTBXH BYT – BTC - BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Thực hiện Luật người khuyết tật và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và các văn bản khác, UBND huyện Mê Linh đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện. Hàng năm, huyện chỉ đạo các xã trên địa bàn triển khai, cụ thể hóa, lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người khuyết tật. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật; phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các thương tích khác gây ra; phòng chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, các chính sách trợ giúp người khuyết tật. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: vấn đề già hoá dân số; tác động của biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác nhau làm gia tăng số người cao tuổi khuyết tật. Mặt khác, đến nay chưa có một tài liệu, báo cáo nào cho thấy những góc nhìn toàn diện về việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung và người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh nói riêng ,để làm cơ sở cho việc đưa những giải pháp để thực hiện những chính sách này trong giai đoạn tới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn về các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở huyện Mê Linh hiện nay không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc, nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và cụ thể về những chính sách mang lại cho người khuyết tật. Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài“Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến người khuyết tật nói chung như: Nghiên cứu về tâm sinh lý của người khuyết tật; Nghiên cứu về quy mô sự tăng giảm về số lượng người khuyết tật qua các giai đoạn các thời kỳ cụ thể; Sự phân bố địa vực của người khuyết tật; Sự tiếp cận các công trình giao thông, y tế, trường học, bệnh viện; các nghiên cứu về đánh giá xác định các dạng tật, phân loại khuyết tật, nghiên cứu về việc thực thi chính sách pháp luật về NKT…nhằm giúp người khuyết tật có thể hòa nhập xã hội tốt hơn. Song những nghiên cứu này thường đề cập chung cho người khuyết tật, các nghiên cứu về trợ giúp xã hội hoặc bảo trợ cho người khuyết tật còn rất ít. 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Synnove Karvinen – Niinikoski, tác phẩm “Nhân quyền , quyền xã hội công dân và phương pháp cá nhân cùng tham gia trong công tác xã hội với người khuyết tật”, đã viết các cách thức của công tác xã hội đối với NKT có trong các tuyên bố nhân quyền hoặc được đưa vào các chương trình chính sách khuyết tật của Phần Lan. Tuy nhiên, trên thực tế NKT không thể thực hiện các quyền và tự do của họ hoặc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình . Sự hỗ trợ đó cũng góp phần nâng cao vị thế của NKT để họ đạt được các các mục tiêu cuộc sống mà họ đề ra , tăng cường quyền tự quyết của NKT bằng cách xây dựng năng lực và quyền ra quyết định thông qua gây dựng sự tự tin , lòng tự trọng , tỉnh chủ động và kiểm soát cuộc sống. “Disability and social inclusion in Ireland, Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011” (Khuyết tật và hòa nhập xã hội ở Ireland, Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011). Nghiên cứu xem xét người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập xã hội, trong đó nghiên cứu: thu nhập, trình độ học vấn, kinh tế, và tham gia xã hội.và đồng thời chỉ ra rằng yếu tố mặc cảm tự ti là một trong những yếu tố cản trở người khuyết tật tham gia hòa nhập xã hội và cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu này nêu lên sự khác biệt giữa người khuyết tật và không khuyết tật trong việc tham gia hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập được để đánh giá mức độ đói nghèo, sự tham gia giáo dục. của người khuyết tật. “The National Disability Strategy report, Council of Australian Gorvement 2012” (Báo cáo chiến lược Quốc Gia về người khuyết tật, Hội đồng chính phủ Úc, 2012). Chiến lược này đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền lợi cho người khuyết tật, từ đó đảm bảo các chính sách mà người khuyết tật và gia đình họ được hưởng. Chiến lược này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền con người của người khuyết tật. Tổ chức lao động quốc tế ILO (2006) , trong báo cáo “ Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT qua hệ thống pháp luật - và trẻ em tàn tật và quyền của các trẻ em ” đã chỉ ra trên thế giới có hơn 600 triệu người (10 % dân số thế giới) có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới các hình thức khác nhau. Quốc gia nào cũng có NKT và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nước phát triển. Hằng năm sẽ có thêm khoảng 10 triệu người khuyết tật, tính trung bình một ngày trên thế giới tăng khoảng 25.000 NKT (2,5 vạn người). Các công trình nghiên cứu khoa học nên trên đã tập trung rất nhiều vào khả năng hòa nhập xã hội của người khuyết tật, đưa ra những luận điểm về sự khó khăn mà người khuyết tật phải đối mặt trong cuộc sống. Nhưng việc đưa ra các hướng hỗ trợ cụ thể thì chưa được đề cập mà chỉ nói về thực trạng khó khăn mà người khuyết tật gặp phải mà thôi. 2.2.Các nghiên cứu trong nước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), “Báo cáo kết quả khảo sát người khuyết tật năm 2011” đã tổng hợp số liệu kết quả khảo sát 2.022 NKT (nữ chiếm 43,5 %). Trong đó nhóm tuổi dưới 15 tuổi là 196 người (chiếm 9,69%), nhóm tuổi từ 15 - 18 tuổi là 87 người (chiếm 4,3%), nhóm tuổi từ 19 đến 60 tuổi là 1200 người (chiếm 59,35%) và nhóm tuổi trên 60 tuổi là 539 người (chiếm 26,66%). Báo cáo phân tích về thực trạng đời sống, nhu cầu và kết quả thực hiện chính sách đối với NKT và hộ gia đình họ. Nghiên cứu cho thấy đời sống của NKT đã có sự thay đổi đáng kể so với trước, các địa phương đã và đang triển khai thực hiện Luật NKT và các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với NKT. Tác giả Phạm Thị Thanh Tâm (2019): “Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam”. Tác giả đã phân tích và đánh giá chung về cơ sở lý luận của pháp luật về lao động là người khuyết tật quốc tế và Việt Nam, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam vào cuộc sống. Luận văn đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định đó trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Đức Minh (2017), bài báo “Chính sách giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt Nam”. Đảng và Nhà nước đã tạo sự bình đẳng cho trẻ .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 156 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |