NH QUỐC GIA HOÀNG QUỐC BẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HÕA LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Văn Hòa. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, dựa trên sự khảo sát trực tiếp và tổng hợp của bản thân và các nguồn tài liệu tin cậy, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Học viên Hoàng Quốc Bảo LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, giảng dạy, chỉ bảo tận tình, chu đáo của các thầy cô, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn, đề tài: “Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Văn Hòa đã quan tâm giúp đỡ, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau Đại học, các Khoa, Phòng chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn. Không thể không nhắc tới sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám đốc và các đồng nghiệp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm, các ban, ngành, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, các bạn trong lớp trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Học viên Hoàng Quốc Bảo MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG.10 1.1. Chính sách đối với người có công với cách mạng 10 1.1.1. Khái niệm về người có công với cách mạng.10 1.1.2. Khái niệm chính sách đối với người có công11 1.1.3. Nội dung chính sách đối với người có công với cách mạng. 11 1.2. Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 12 1.2.1.Khái niệm thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng 12 1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 13 1.2.3.Chủ thể thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 14 1.2.4.Quy trình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 17 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 21 1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 23 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở một số địa phương và bài học cho huyện Gia Lâm. 27 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm.28 Tiểu kết chương 1 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.31 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện 31 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 31 2.1.2. Tình hình về kinh tế 31 2.1.3. Tình hình về xã hội. 32 2.1.4. Thực trạng về người có công với cách mạng 32 2.2. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội34 2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 34 2.2.2.Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Gia Lâm 52 2.3.1. Những mặt đạt được52 2.3.2. Những hạn chế 54 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 55 Tiểu kết chương 2 57 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI 44 CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI58 3.1. Định hướng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.58 3.1.1. Quan điểm. 58 3.1.2. Mục tiêu 62 3.2. Giải pháp để tăng cường thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.63 3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng. 63 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội 65 3.2.3. Đổi mới, phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 67 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, phát hiện kịp thời những sai sót và không để xảy ra những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện chính sách 69 3.3. Một số kiến nghị 70 Tiểu kết chương 3 72 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 75 PHỤ LỤC 1 79 PHỤ LỤC 2 82 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Số lượng người có công trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến 31/12/2019 33 Bảng 2.2. Số lượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tính đến 31/12/2019 45 Bảng 2 3. Bảng tổng hợp chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo từ năm 2015 đến 2019 46 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công từ năm 2015 đến năm 2019 47 Bảng 2.5. Số liệu cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng người có công 49 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp kết quả điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công từ năm 2015 đến năm 2019 51 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện chính sách người có công 35 Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với người có công 37 Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về việc thực hiện chính sách đối với người có công 39 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt 72 năm qua, ưu đãi và chăm sóc người có công luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện và được thực hiện đồng bộ; góp phần với bớt những khó khăn, vất vả của người có công; bảo đảm cho người có công có mức sống trung bình của xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, vấn đề ưu đãi người và gia đình có công với cách mạng đã trở thành nguyên tắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp. Nguyên tắc này đã được thể chế trong Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 10-9-1994, và được qui định cụ thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29-4-1995 của Chính phủ. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc pháp luật hóa chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Số người hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng (đã có khoảng 9 triệu người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi, trong đã có trên 1,4 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng), các nội dung ưu đãi người có công với cách mạng được luật pháp hoá, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi về giáo dục-đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, thuế.). Đến ngày 29-06-2005, sau 10 năm thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 thay thế Pháp lệnh năm 1994, trong đó đã mở rộng đối tượng, bổ sung người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trở thành một trong 12 diện đối tượng người có công với cách mạng. Năm 2012, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo chính sách phù hợp với thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13). Trong đó, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khách quan, công bằng xã hội, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, hài hoà với hệ thống pháp luật Việt Nam. Mỗi diện đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận cụ thể. Điều kiện xác nhận và chế độ ưu đãi được mở rộng hơn, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng. Thẩm quyền, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội đã được qui định rõ ràng, cụ thể hơn. Hiện tại, vẫn còn tồn đọng một số hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi lẽ việc xác minh, xác nhận gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và những giải pháp đột phá của các cơ quan quản lý trong việc giải quyết. Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng Long và Kinh Bắc. Nhân dân Gia Lâm giàu truyền thống yêu nước và cách mạng với nhiều đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, anh hùng, thông minh, sáng tạo. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân Gia Lâm cùng Thủ đô và đất nước lập thêm bao kỳ tích để xây dựng và bảo vệ quê hương góp phần làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất của Thủ đô Hà Nội anh hùng và dân tộc Việt Nam quang vinh. Trong công cuộc kháng chiến anh dũng và lâu dài của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quân và dân Gia Lâm mưu trí, dũng cảm, kiên cường chiến đấu chống kẻ thù, lập lên những chiến công vang dội, góp phần vào những chiến thắng vang dội ở Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, hàng vạn thanh niên Gia Lâm đã hăng hái lên đường tòng quân giết giặc bảo vệ Tổ quốc: 4.417 người con ưu tú của Gia Lâm đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Hàng chục gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ, 6 đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều đồng chí được tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 134 bà mẹ đã được Đảng và Nhà nước tôn vinh danh hiệu cao quý: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với những thành tích to lớn, những chiến công đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Gia Lâm và các xã Yên Thường, Yên Viên, Trâu Quỳ, Trung Mầu, Kim Sơn, Đa Tốn và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm, sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở LĐTB&XH Thành phố Hà Nội, phòng LĐTB&XH, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Gia Lâm, đã tham mưu giúp UBND huyện làm tốt việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đời sống vật chất của người có công với cách mạng được nâng lên rõ rệt, đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng; chế độ ưu đãi được chi trả đúng, đủ, kịp thời; đội ngũ công chức làm công tác chính sách ngày càng được trẻ hóa, năng động, nhiệt tình,… Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở huyện Gia Lâm còn gặp nhiều khó khăn, tổn tại như công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách còn chưa thường xuyên, hiệu quả dẫn đến hiểu không đầy đủ về chủ trương, chế độ chính sách; công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách còn hạn chế, thiếu thường xuyên, thiếu cơ chế theo dõi và phối hợp trong việc triển khai, thực hiện và giải quyết chính sách tại địa bàn dân cư, công tác lưu trữ, quản lý, cập nhật sổ sách ở một số xã còn chưa được chú trọng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách người có công với cách mạng còn chưa hiệu quả, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính sách ở một số xã còn chưa đáp ứng được với yêu cầu mới của công tác chính sách… Từ thực trạng trên, với cương vị là một công chức ngành LĐTB&XH, với trách nhiệm, tình cảm, tri ân người có công với cách mạng, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn. Với mong muốn thông qua thực tiễn việc phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách này trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu về người có công với cách mạng đã có một số đề tài, bài viết nghiên cứu được đề cập dưới những góc độ khác nhau như: Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đề cập về pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong nội dung của đề tài, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện, kết quả đạt được và hạn chế của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng, góp phần nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Nguyễn Xuân Bách (2015), Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn nghiên cứu và phân tích thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về người có công với cách mạng ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước, không đi sâu nghiên cứu về thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Nguyễn Thị Phương Thanh (2015), Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí dân chủ và pháp luật. Bài viết đưa ra các văn bản luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ năm 1986 đến nay và chỉ ra một số hạn chế bất cập trong tổ chức, triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật đối với người có công với cách mạng, từ đó tác giả cũng nêu một số nguyên tắc để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng. Đào Ngọc Lợi (2017), Chính sách ưu đãi người có công: 70 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Lao động và Xã hội. Bài viết nói đến quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, bài viết chỉ ra một số bất cập của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ đó cũng đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Vấn đề thực hiện chính sách đối với người có công đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, các công trình mới chỉ nghiên cứu được một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nói chung, chưa nêu được các nội dung thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại một địa phương một cách sâu sắc. Đặc biệt, cũng chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có sự trùng lặp đề tài trước. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ dưới đây: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách người có công và thân nhân người có công với cách mạng ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn 02 thị trấn và 20 xã trên huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về chính sách và thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương này để nghiên cứu các lý luận sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo.) liên quan đến lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách công với cách mạng, chính sách đối với người có công với cách mạng, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: khảo sát bằng bảng hỏi 129 người dân đang hưởng chính sách người có công với cách mạng ở huyện Gia Lâm, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương như đối chiếu tình hình, phân tích kết quả chính sách để đưa ra đánh giá chung. Để đảm bảo độ tin cậy đối với cuộc khảo sát, tác giả sử dụng hình thức đánh giá, đó là: công dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa huyện. Để đạt được yêu cầu trên, tác giả đã tiến hành phát 130 phiếu. Cuộc khảo sát được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 01/2020 đến tháng 3/2020,địa điểm tại bộ phận 1 cửa huyện Gia Lâm. Phương pháp xử lý phiếu điều tra: sau khi thu thập đủ số phiếu, tác giả sử dụng phép trung bình cộng cho từng tiêu chí nhỏ để ra được số điểm trung bình của từng đối tượng điều tra. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 111 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |