THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ - từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU HỒNG LINH VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN B

- TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC

GIA LƯU HỒNG LINH VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC VĂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Hà Nội, ngày…tháng… năm 2020 Học viên Lưu Hồng Linh LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Quốc Văn đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính và khoa sau Đại học – Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Hà Nội, ngày…tháng… năm 2020 Học viên Lưu Hồng Linh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU.1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 7 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. 7 1.1.1. Khái niệm tham nhũng và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 7 1.1.2. Khái niệm về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 19 1.1.3. Nội dung thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 23 1.1.4. Chủ thể thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 24 1.1.5. Đối tượng thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ.25 1.1.6. Khách thể của thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 27 1.2. Pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 33 1.2.1. Pháp luật về thanh tra.33 1.2.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 34 1.2.3. Pháp luật về tổ chức cán bộ. 36 1.2.4. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 140 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ. 41 2.1. Khái quát sơ lược về cơ quan thanh tra tỉnh Đồng Nai 41 2.1.1. Về vị trí, chức năng41 2.1.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn.41 2.1.3. Về tổ chức bộ máy. 45 2.2. Khái quát về công tác cán bộ của tỉnh Đồng Nai46 2.2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ của tỉnh Đồng Nai 46 2.2.2. Các cơ quan có vai trò trong công tác cán bộ 48 2.2.3. Công tác quy hoạch cán bộ 48 2.2.4. Công tác tuyển dụng cán bộ.49 2.2.5. Công tác đánh giá cán bộ. 51 2.2.6. Công tác bố trí cán bộ 52 2.2.7. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ53 2.2.8. Công tác bổ nhiệm cán bộ53 2.2.9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng 54 2.2.10.Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 55 2.2.11. Nhận xét chung về công tác cán bộ tỉnh Đồng Nai56 2.3. Tình hình, kết quả thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai. 57 2.3.1. Công tác phòng ngừa tham nhũng. 57 2.3.2. Công tác phát hiện tham nhũng60 2.3.3. Công tác xử lý tham nhũng 61 2.4. Hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân 66 2.4.1. Hạn chế, bất cập. 66 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập.70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 274 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ. 75 3.1. Phương hướng phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. 75 3.2. Giải pháp phát huy vai trò thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ thời gian tới 80 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong phòng, chống tham nhũng.80 3.2.2. Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức làm công tác thanh tra và công tác tổ chức cán bộ. 89 3.2 3. Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho cơ quan thanh tra nhà nước91 3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Nhà nước với các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. 85 3.2.5. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra. 86 3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan về phòng, chống tham nhũng và công tác cán bộ. 87 3.2.7. Hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG 395 KẾT LUẬN. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là một yêu cầu quan trọng của công tác xây dựng Đảng và xây dựng Bộ máy Nhà nước. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được coi như một bước đột phá trong công tác cán bộ nhằm giảm thiểu tình trạng thiên vị, cục bộ, chạy chức, chạy quyền. Tiếp đó Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền đã thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tha hóa, tham nhũng quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ; góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành công Chiến lược cán bộ của Đảng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng về công tác cán bộ biểu hiện ở các vụ việc thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội; lạm quyền; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định về công tác cán bộ; cố ý làm trái, nhũng nhiễu trong công tác cán bộ. vẫn đang xảy ra gây bức xúc trong dư luận, làm méo mó xã hội, khiến nhiều giá trị bị đảo lộn. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, Luật phòng chống tham nhũng đã đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong đó có vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Mặc dù đã có những quy định của pháp luật tương đối đầy đủ, cụ thể nhưng hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận, thực tiễn vai trò trách nhiệm của các cơ quan thanh tra từ đó để ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Ðồng Nai là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của vùng kinh tế trọng điểm phía nam; là một trong những tỉnh, thành phố có nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng về công tác cán bộ bị phát hiện và xử lý, nhất là trong năm 2019. Kết quả phát hiện, thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng về công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh đã góp phần kiềm chế tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn ổn định chính trị, dư luận xã hội ở địa phương, đồng thời giúp củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và sự tin tưởng của người dân. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nói riêng của tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số hạn chế. Việc tổ chức thực hiện giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực có kết quả chưa đồng đều. Đặc biệt, thanh tra tỉnh Đồng Nai chưa thể hiện được vai trò đầu mối quan trọng của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và trong công tác cán bộ nói riêng. Nhiều vụ việc tham nhũng ở Đồng Nai là do Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Tỉnh Ủy tỉnh Đồng Nai; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện. Điều này cho thấy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ chưa được phát huy, chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, yêu cầu phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là đòi hỏi mang tính cấp thiết trong thời gian tới. Do đó, đề tài “Vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ - từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, vấn đề vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ đã được nhiều học giả nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Có thể kể một số công trình tiêu biểu như sau: Quách Lê Thanh (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, đã làm rõ tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, kiểm tra, chống tham ô, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bệnh quan liêu và tư cách của cán bộ làm công tác thanh tra và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật cụ thể và cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thanh tra nhà nước. Nguyễn Văn Kim (2012), Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, đã tổng quan tình hình nghiên cứu về vai trò của thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính; làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, kinh nghiệm nước ngoài về giải quyết khiếu nại hành chính của thanh tra; đánh giá thực trạng việc thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính qua việc khái quát tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính từ năm 1998 đến năm 2011; đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính. Lương Văn Liệu (2014), Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, đã nêu và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2000 - 2011 nhằm tìm ra những giải pháp giúp nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác thanh tra đối với phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Nguyễn Thị Hồng Phương (2016), Thanh tra trong phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, đã làm rõ bản chất của bệnh tham nhũng và hình thức biểu hiện của nó; chuyển tải một phần thực tế phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Gia Lai đến năm 2015 để thấy rõ hơn tính chất phức tập cũng như những giải pháp để giải quyết; Góp phần làm rõ vị trí, vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng ở giai đoạn tiếp theo. Lê Tiến Hào (2018), Vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước – Thực trạng và kiến nghị, đã nêu một số hạn chế, bất cập trong quy định về vị trí, vai trò của thanh tra và người đứng đầu thanh tra nhà nước theo Luật Thanh tra 2010 và đề xuất một số kiến nghị, sửa đổi, bổ sung. Trần Văn Long (2018), Một số vấn đề về vai trò của cơ quan thanh tra đối với việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động hành chính nhà nước, đã phân tích thực trạng vai trò của thanh tra đối với kiểm soát quyền hành chính và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cơ quan này đối với kiểm soát quyền hành chính trong thời gian tiếp theo. Nguyễn Thị Mai Anh (2018), Chống “chạy chức, chạy quyền” - một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ, khẳng định “chạy chức, chạy quyền” là hình thức biểu hiện cụ thể của tham nhũng trong công tác cán bộ, phản ánh một phương diện của suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Vì vậy, chống “chạy chức, chạy quyền” là một hoạt động cơ bản của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong công tác cán bộ. Công Minh, Nguyên Minh, Tấn Tuân, Quang Phương (2019), Kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền”- vấn đề cấp bách hiện nay, đã nhận diện hiện tượng chạy chức, chạy quyền và phân tích các biện pháp kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền ở các cơ quan nhà nước. Đinh Văn Minh (2020), Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức hoạt động và định hướng sửa đổi Luật Thanh tra 2010 đã phân tích những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của ngành xuất phát từ những quy định không còn phù hợp của Luật Thanh tra 2010 và đề xuất đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động thanh tra trên cơ sở một đạo luật thanh tra mới thay thế cho Luật Thanh tra 2010. Theo đó, cơ quan thanh tra sẽ được tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động thực sự hiệu quả, hiệu lực trở thành một thiết chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước và việc thực hiện công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng một nền công vụ liêm chính và phục vụ, phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động. Phan Đình Trạc (2020), Một số vấn đề về phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nêu và phân tích những kết quả đạt được về phòng, chống tham nhũng của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng từ khi được thành lập (1/2/2013) đến tháng 5/2020, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới. Tóm lại, các nghiên cứu về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng là khá đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu về vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ ở Đồng Nai. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu mà Học viên muốn hướng tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; đánh giá thực trạng vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; - Đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2018 đến nay, giai đoạn mà nhiều vụ việc tham nhũng điển hình về công tác cán bộ ở tỉnh Đồng Nai được phát hiện và xử lý gây chấn động dư luận trong cả nước. Đây cũng là thời điểm Quốc hội ban hành Luật PCTN 2018 và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, về thanh tra và phòng, chống tham nhũng. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về phương diện lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Về phương diện thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai nói riêng và thanh tra tỉnh ở Việt Nam nói chung trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Những đề xuất này có thể gợi mở cho cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh tra, phòng, chống tham nhũng và công tác cán bộ. Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các đối tượng có nhu cầu. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; Chương 2: Thực trạng vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 1.1.1. Khái niệm tham nhũng và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ 1.1.1.1. Khái niệm tham nhũng Khái niệm về “tham nhũng” hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng xét trên phương diện lăng kính nào cũng có thể thấy một điểm chung, đó là: Tham nhũng gắn với quyền lực và sự tín nhiệm để đoạt lấy lợi ích bất chính. Có thể kể đến một số khái niệm cơ bản như sau: Theo Điều 2, Công ước 1999 của Hội đồng châu Âu,“Tham nhũng là hành vi đòi hỏi, đề nghị, đưa hoặc nhận hối lộ hoặc một lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ hoặc lợi ích khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, làm sai lệch sự thực hiện đúng đắn của bất kỳ chức trách hoặc hành vi theo nghĩa vụ nào của người nhận hối lộ, lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ và lợi ích khác đó” [14]. Theo World Bank, cho rằng tham nhũng là sự “lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân”; còn theo Tổ chức Minh bạch Thế giới đưa ra khái niệm “tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Ban Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng: “Tham nhũng bao hàm: Hành vi của những người có chức, có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng các quy chế chính thức một cách không chính thức. Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng”[39]. “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [39]. “Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [14]. Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, trong đó phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác cán bộ. 1.1.1.2. Khái niệm công tác cán bộ Ở Việt Nam từ “cán bộ” được nghe một cách quen thuộc, phổ biến. Hiểu theo nghĩa thông thường của người dân thì “cán bộ” được hiểu là người làm việc ở cơ quan Đảng, Nhà nước. Có cách hiểu khác “cán bộ” là những người mang trọng trách, công vụ và có những quyền hạn nhất định. Tại những trụ sở hành chính công, “cán bộ” là danh từ chung được những người dân đến giải quyết công việc chỉ về những người đang thụ lý hoặc giải quyết một vụ việc cho người dân. Ở các trại giạm tù nhân sử dụng từ “cán bộ” để chỉ các “quản giáo” phụ trách, quản lý mình. Theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang. Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi như những người có mức lương từ cán sự (cũ) trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn cán sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng [39]. Theo khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13-11-2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, quy định: “Cán bộ là công dân Việt .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ - từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024