ƯƠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƯ THANH HÀ NỘI – 2021 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo BTC Bộ tài chính HĐBT Hội đồng nhân dân LĐ TB XH Lao động thương binh xã hội NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mai Phương LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên. Xin cảm ơn Khoa Sau đại học và toàn thể cán bộ, nhân viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình cao học. Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc TS. Lê Như Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quận ủy, UBND quận, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy đã cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng, song kinh nghiệm và khả năng của học viên còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý Thầy, Cô cùng độc giả để học viên hoàn thiện luận văn của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mai Phương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU.1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG. 10 1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài. 10 1.1.1. Chính sách, chính sách công và thực thi chính sách công.10 1.1.2. Người có công. 15 1.1.3. Chính sách và thực thi chính sách đối với người có công.15 1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của thực thi của chính sách đối với người có công 18 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của thực thi chính sách đối với người có công18 1.2.2. Ý nghĩa của thực thi chính sách đối với người có công 21 1.3. Nội dung, quy trình thực thi chính sách đối với người có công.22 1.3.1. Nội dung thực thi chính sách đối với người có công 22 1.3.2. Quy trình thực thi chính sách đối với người có công 27 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có công . 31 1.4.1. Những yếu tố khách quan . 31 1.4.2. Những yếu tố chủ quan33 1.5. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa phương và những giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 35 1.5.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa phương.35 1.5.2. Những giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 39 Tiểu kết Chương 1. 42 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI43 2.1. Tổng quan về quận Cầu Giấy và người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội43 2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 43 2.1.2. Tình hình chung về người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 46 2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với người có công.48 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với người có công 48 2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đối với người có công. 50 2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.52 2.3.1. Thực hiện nội dung, quy trình thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội52 2.3.2. Kết quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 58 2.3.3. Ý kiến của người có công và cán bộ, công chức về thực thi chính sách người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy. 63 2.4. Đánh giá chung việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.66 2.3.1. Những kết quả đạt được 66 2.3.2. Những hạn chế.68 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.70 Tiểu kết Chương 2. 72 Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 74 3.1. Quan điểm, phương hướng tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội74 3.1.1. Quan điểm của Đảng. 74 3.1.2. Phương hướng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy 76 3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 80 3.2.1. Giải pháp chung.80 3.2.2. Giải pháp cụ thể.86 Tiểu kết Chương 3. 98 KẾT LUẬN. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 102 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số lượng người có công với cách mạng của quận Cầu Giấy tính đến 31/12/2019 47 Bảng 2.2. Số lượng người có công quận Cầu Giấy đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thời điểm tháng 12 năm 2019 59 Biểu 2.1: Cách thức người có công biết chính sách của Nhà nước 64 Biểu 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC Phòng LĐ-TB& XH quận 65 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ và thống nhất đất nước trường kỳ, gian khổ. Để có được chiến thắng và đất nước ta được tự do, độc lập như ngày hôm nay, chúng ta không thể không nhớ đến những người con ưu tú của dân tộc đã anh dung hy sinh chống lại đế quốc ngoại bang, bảo vệ đọc lập, chủ quyền Tổ quốc. Họ là những người không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng huy sinh vì dân tộc mà chúng ta phải đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh, mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây” nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến công tác thương binh, liệt sỹ. Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về chính sách ưu đãi đối với những người có công với đất nước. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công” và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công đối với cách mạng. Chính sách đối với người có công với cách mạng thường xuyên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách đối với người có công với cách mạng. Chính sách này luôn gắn liền với thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công với cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ” [8, tr47]. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn được đáp ứng các yêu cầu về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của người dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng nhiều, các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi thì việc thực hiện chính sách đối với người có công, đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương là việc làm cần thiết, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, các cấp chính quyền, công tác thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Công tác thực thi chính sách đối với người có công đã được thực hiện nghiêm túc, thu hút được nhiều người tham gia, tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân trong quận. Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế. Việc ban hành các văn bản về chính sách còn chồng chéo, chưa thống nhất, thủ tục hành chính rườm rà; trình độ của cán bộ, công chức thực thi chính sách còn hạn chế. Một số cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm không phải là người địa phương nên không hiểu rõ được hết các đối tượng thụ hưởng chính sách dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công với cách mạng gặp nhiều khó khăn. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách còn hạn chế, nhiều người có công chưa tiếp cận được những quy định của chính sách. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Vì những lý do tên, học viên đã lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học chuyên ngành Chính sách của mình. Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách trên địa bàn quận, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về các chính sách của Nhà nước trong các lĩnh vực và đối với các đối tượng trong xá hội nói chung và chính sách đối với người có công với cách mạng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu về chính sách công, quy trình hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Hữu Hải (chủ biên): “Chính sách công”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014. Cuốn sách trình bày những vấn đề chung về chính sách công, gồm 4 chương: những vấn đề chung về chính sách công; hoạch định chính sách công; thực thi chính sách công và đánh giá chính sách công [22]. - Lê Như Thanh, Lê Văn Hoà: “Hoạch định và thực thi chính sách công”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2017. Cuốn sách đã trình bày tổng quan về chính sách công (quan niệm, vai trò, phân loại, chu trình chính sách công); về hoạch định chính sách công (khái niệm, vai trò, chủ thể, yêu cầu, căn cứ, quy trình hoạch định chính sách công) và thực thi chính sách công (khái niệm, vai trò, chủ thể tham gia, yêu cầu, quy trình triển khai, điều kiện, những yếu tố ảnh hưởng và phương pháp thực thi chính sách công, công cụ thực thi chính sách công, xây dựng và thực hiện chương trình, dự án thực thi chính sách công) [29]. Nghiên cứu về chính sách, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Đình Liêu: “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách đã trình bày tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ chính sách đối với người có công ở nước ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ưu đãi người có công với các bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Từ đó đề xuất các quan điểm nhằm đổi mới hệ thống pháp luật ưu đãi người có công trong công cuộc đổi mới của đất nước [27]. - Cuốn sách: “Hỏi và đáp về chính sách đối với người có công với cách mạng”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NXB Lao động, năm 2002. Cuốn sách đã trình bày các chính sách đối với người có công với cách mạng dưới dạng hỏi - đáp: chính sách đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lự lượng vũ trang nhân dân; anh hùng lao động; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; người có công giúp đỡ cách mạng. Cuốn sách cũng cung cấp một số chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, ruộng đất, nhà ở, miễn giảm thuế và lệ phí cho người có công với cách mạng. - Lê Thiên Hương: “Một số giải pháp bảo đảm thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công ở nước ta”, tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, số 170, năm 2010. Bài viết đã trình bày sơ lược việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công và đề xuất một số giải pháp đảm bảo thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công ở nước ta hiện nay: hoàn thiện hệ thống thể chế quy định chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công; phân .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 135 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |