VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO NGỌC HÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Đào Ngọc Hà LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn với đề tài “Thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” đối với em là một nỗ lực rất lớn của bản thân, bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các giảng viên và cơ quan thực tế. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và các ban, khoa của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo cơ hội cho em học tập tốt trong suốt khóa học. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô trong nhà trường, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Hậu, là người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, giúp em hoàn thành luận văn. Với những kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm cũng như sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn thạc sỹ được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Đào Ngọc Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCHC : Cải cách hành chính CCTTHC : Cải cách thủ tục hành chính HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân VP : Văn phòng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 9 1.1. Khái quát về thủ tục hành chính.9 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính. 9 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính10 1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. 13 1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính 16 1.2. Khái quát về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính. 18 1.2.1. Cơ chế một cửa18 1.2.2. Cơ chế một cửa liên thông.23 1.2.3. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.28 1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của cơ chế một cửa, một cửa liên thông 29 1.2.5. Ưu điểm của cơ chế một cửa, một cửa liên thông so với cơ chế một cửa, một dấu 30 1.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông 31 1.3. Cở sở pháp lý hình thành cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 32 1.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật về công tác cải cách thủ tục hành chính của Trung ương. 32 1.3.2. Văn bản pháp lý về công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành 34 1.4. Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 35 1.5. Phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội36 1.6. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số địa phương trong cả nước 37 1.6.1. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh.37 1.6.2. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Long Biên, thành phố Hà Nội39 1.6.3. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng40 1.6.4. Bài học kinh nghiệm cho Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 143 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 44 2.1. Khái quát về huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 44 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 44 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.45 2.1.3. Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 47 2.1.4. Giới thiệu khái quát về văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 50 2.2. Thực tiễn quá trình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 54 2.2.1. Tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông54 2.2.2. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên từ năm 2014 đến năm 2019. 65 2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên từ năm 2014 đến năm 2019 68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 275 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 76 3.1. Giải pháp chung đối với cơ quan hành chính nhà nước. 76 3.1.1. Nhóm giải pháp liên quan đến rà soát và đánh giá các thủ tục hành chính hiện hành 76 3.1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến khâu giải quyết và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính 79 3.1.3. Nhóm giải pháp liên quan đến khâu soạn thảo văn bản. 86 3.1.4. Nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục hành chính .88 3.2. Giải pháp đối với Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên. 92 3.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát. 92 3.2.2. Làm rõ trách nhiệm trong Quy trình giải quyết thủ tục hành chính. 94 3.2.3. Đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu96 3.2.4. Kiện toàn Bộ phận một cửa.97 3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thường xuyên tổ chức phát động các cuộc thi “Sáng tạo trong trong công tác cải cách thủ tục hành chính” 97 3.2.6. Thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính99 3.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2015 trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất. 100 3.2.8. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường công tác tuyên truyền, công khai minh bạch các thủ tục hành chính.102 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị. 103 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 107 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hiện nay, thủ tục hành chính ở nước ta vẫn còn nhiều nhược điểm như: rườm rà, nhiều cửa, nhiều giấy tờ phức tạp, chưa rõ ràng về trách nhiệm và thiếu tính thống nhất. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính là cấp bách và rất cần thiết để hoàn thiện bộ máy nhà nước cũng như giảm gánh nặng trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Cải cách thủ tục hành chính góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - đây là yếu tố sống còn của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng nước ta hiện nay và xu hướng quốc tế trong tương lai. Cải cách hành chính được tiến hành toàn diện trên các mặt: thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính. Mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động minh bạch, hiệu quả. Nội dung quan trọng của cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính, được coi là “khâu đột phá”, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tối đa, tránh rườm rà gây lãng phí về kinh tế, thời gian và tìm ra cách thức tổ chức, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính một cách tối ưu nhất. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 là đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tháng 11 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30C/NQ-CP, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, với hệ thống các giải pháp và mục tiêu cụ thể. Chương trình gồm 6 nội dung là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính trong đó nội dung “cải cách thủ tục hành chính” tiếp tục được đẩy mạnh và là mục tiêu rất quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn cải cách này. Đây là một chương trình có tính chiến lược, định hướng và chỉ đạo toàn diện cho công tác cải cách hành chính nhà nước trong thời gian 10 năm và được chia làm 2 giai đoạn - giai đoạn I (2011 - 2015) và giai đoạn II (2016 - 2020). So với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu trong cả nước về cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua; cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, được coi là trọng điểm, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân. Hà Nội là một trong những địa phương triển khai sớm và đồng bộ mô hình một cửa, một cửa liên thông ở cả ba cấp chính quyền. Huyện Phú Xuyên là huyện ngoại thành, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 20112015”, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện xác định công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính nói chung là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Sau một thời gian triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của các tổ chức, công dân trên địa bàn UBND huyện Phú Xuyên, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực: Các TTHC được công khai, đơn giản hóa và thực hiện một cách dễ dàng; tạo sự chuyển biến tích cực trong quy trình giải quyết các hồ sơ hành chính; tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được khắc phục như: nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đầy đủ, sâu sắc; quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cấp, các ngành tuy có tiến bộ, nhưng còn tồn tại nhiều thiếu sót, ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các bên chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ quản lý công của mình để giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra từ yêu cầu thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việc nghiên cứu về thực hiện thủ tục hành chính đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố, đăng tải từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó nhiều văn bản pháp luật cũng đã được nhà nước ban hành. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - “Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”, (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2018) do PGS.TS. Phạm Thái Quốc chủ biên. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung tham khảo kinh nghiệm từ ba quốc gia điển hình là Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản, từ đó rút ra một số bài học về cải cách hành chính công ở Việt Nam. - “Cải cách hành chính nhà nước – Lý luận và thực tiễn”, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2016) do PGS.TS Nguyễn Hữu Hải chủ biên . Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề về quyền hành pháp và các cách tiếp cận về hành chính nhà nước, các mô hình hành chính nhà nước và xu hướng cải cách hành chính trên thế giới, cải cách hành chính nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. - “Hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước”, (Nhà xuất bản Tư pháp, 2016) của PGS.TS Ngô Thành Can và ThS. Đoàn Văn Dũng. Cuốn sách đưa ra những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước, từ đó giới thiệu về các giải pháp cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính nhà nước. - “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước”, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013) do PGS.TS Nguyễn Hữu Hải chủ biên. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày những kiến thức cơ bản về khoa học hành chính nói chung và hành chính nhà nước nói riêng, chẳng hạn như: các khái niệm cơ bản, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, lý thuyết và mô hình, kiểm soát bên ngoài và kiểm soát nội bộ, giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hành chính nhà nước. - “Hành chính công và quản trị công – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2018) do TS. Nguyễn Trọng Bình chủ biên. Nội dung cuốn sách giới thiệu một số lý thuyết điển hình của hành chính công và quản trị công; đặc biệt là tập trung giới thiệu các lý thuyết của hành chính công và quản trị công hiện đại, có sự ảnh hưởng lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn trên thế giới hiện nay. Đồng thời, cuốn sách cũng đề cập một số vấn đề về cải cách hành chính và đổi mới quản trị công ở Việt Nam hiện nay; - “Cải cách thủ tục hành chính” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003), của GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn. Hai tác giả đã nêu ra một số hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính: giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thấp, hiệu quả cải cách thủ tục chưa tốt. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp khắc phục như: đơn giản hóa nội dung thủ tục hành chính, mở rộng liên thông thủ tục hành chính nhằm giảm bớt số lượng thủ tục hành chính, tăng cường tính phục vụ thực thi trong thủ tục hành chính. - Bài viết của tác giả Trần văn Tuấn, “Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, Tạp chí cộng sản số 11 (2010). Tác giả đã nêu ra những hạn chế trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đưa ra một số giải pháp để khắc phục. - Bài viết của tác giả Nguyễn Đức Mạnh, “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính”, Tạp chí cộng sản số 11 (2010). Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính, đưa ra những kết quả bước đầu của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. - Luận văn Thạc sĩ quản lý công của tác giả Phạm Xuân Cường với đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, năm 2017 đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông , phân tích thực trạng triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Luận văn Thạc sĩ quản lý công của tác giả Lê Thu Thúy với đề tài: “Cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, năm 2016. Tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về cơ chế một cửa; đánh giá quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động thực hiện thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, đặc biệt là thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Trên cơ sở đó nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước. - Nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề về thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên. - Chỉ ra được một số kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về những hoạt động thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Việc thực hiện thủ tục hành chính có nhiều phương thức như thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu; cơ chế .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 124 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |