THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………/…………………. BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH AN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP L

UẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………/……

…………. BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH AN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÝ THỊ HUỆ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lý Thị Huệ. Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Những tài liệu sử dụng tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính xác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh An LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của TS. Lý Thị Huệ trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ: “Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”. Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn cũng trân trọng cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ huyện Thường Tín đã quan tâm, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Thanh An MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU:1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 11 1.1. Thi đua, khen thưởng11 1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.19 1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 33 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 39 2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay.39 2.2. Thực trạng triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. 46 2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay 73 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY.79 3.1. Giải pháp nhằm bảo đảm việc xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay 79 3.2. Giải pháp nhằm bảo đảm việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. 83 3.3. Giải pháp nhằm bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay.95 KẾT LUẬN.100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO103 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng tập thể, cá nhân thuộc huyện Thường Tín được khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015 - 2019 60 Bảng 2.2. Số lượng tập thể, cá nhân thuộc huyện Thường Tín được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khen thưởng giai đoạn 2015 - 2019 61 Bảng 2.3. Số lượng tập thể, cá nhân thuộc huyện Thường Tín được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín khen thưởng giai đoạn 2015 - 2019 62 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới” [5, tr.1]. Mục đích của các phong trào thi đua được Người chỉ rõ: “Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no, ấm, biết chữ, làm cho Tổ quốc được độc lập, tự do” [34, tr.236]. Muốn đạt được mục đích ấy, trước hết cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho chu đáo, cho sát với hiện thực khách quan. Tức là: “Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch đó phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm” và “Nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực” [34, tr.270]. Hơn nữa, kế hoạch thi đua cần được bàn bạc dân chủ trong dân chúng. Người nói: “Kế hoạch từng gia đình, từng nhóm phải đem ra bàn bạc kỹ, phải dân chủ, nghĩa là làm cho mọi người đều hiểu, mọi người đều vui lòng nhận và quyết tâm làm cho kỳ được. Có như thế kết quả mới đầy đủ, tốt đẹp. Kế hoạch thi đua phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực, giản đơn” [34, tr.303]. Nhờ có kế hoạch thi đua thiết thực và có kiểm điểm đánh giá, rút kinh nghiệm nên phong trào thi đua diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm mà chúng ta tiến hành đã đạt được những thắng lợi hết sức quan trọng. Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng nhằm “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [15, tr.54]. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về thi đua, khen thưởng, Nhà nước đã thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thực tiễn cho thấy quá trình thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng có ảnh hưởng quan trọng, mang tính then chốt, là cơ sở góp phần thể chế hóa, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng vào cuộc sống, phấn đấu mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [17, tr.220] theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng vẫn còn không ít bất cập, được chỉ rõ trong Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị và đến nay vẫn cần tiếp tục được xem xét giải quyết: phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Nhiều nơi việc khen thưởng còn thiếu tính chính xác, chưa kịp thờiv.v…làm hạn chế động lực phấn đấu của tập thể và cá nhân. Các hạn chế này khiến cho ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng bị lệch lạc, hình thức và bị lợi dụng với mục đích “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu” [18, tr.48] như Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ ra. Việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Nhiều văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng chưa sát với thực tế tại địa phương. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng công nhận nhiều nhưng chưa tương xứng với các phong trào thi đua, chưa đúng so với thành tích đạt được. Việc khen thưởng đối với các tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp còn hạn chế, chưa kịp thời. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng còn bất cập. Năng lực một số bộ phận công chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị còn yếuvv. Nguyên nhân của các tồn tại, bất cập có nhiều nhưng chủ yếu do quy định và tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng còn có những hạn chế bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vai trò, mối quan hệ giữa thi đua với khen thưởng và việc triển khai các văn bản quy định về thi đua, khen thưởng là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các học giả ở Việt Nam thời gian qua. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết do nhiều tác giả với nhiều góc độ khác nhau nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố; nhiều công trình, bài viết đã có những đóng góp, những lý giải, những kiến nghị sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao. Tuy nhiên, trong phạm vi và giới hạn của đề tài, luận văn chỉ đề cập đến một số nhóm công trình liên quan trực tiếp đến đề tài: Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng Năm 2006, cuốn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nhà nghiên cứu Nguyễn Viết Vượng được xuất bản, tác giả đã trình bày, phân tích chi tiết về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; nêu định hướng và các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua [61]. Công trình là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả luận văn. Sách Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008 đã phân tích khá kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chỉ thị, nghị quyết của trung ương Đảng, nghị định của Chính phủ về thi đua yêu nước, công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời cuốn sách giới thiệu các bài phát biểu, bài viết của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng với bài “Bất cứ trong lĩnh vực nào của đời sống, chúng ta đều cần có thêm “người tốt, việc tốt” [2, tr.252], 02 bài viết của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Làm cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng, đẩy tới đỉnh cao, làm xuất hiện nhiều con người và tập thể anh hùng trong sự nghiệp đổi mới” [2, tr.259], “Thi đua là sáng tạo, là trí tuệ, là tiến công, là đạo đức, là rèn luyện bản lĩnh, xây dựng nhân cách con người xã hội chủ nghĩa” [2, tr.306] và nhiều bài viết khác của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoav.v.về công tác thi đua. Đây có thể coi là một cuốn sách tốt, giúp tác giả có cách tiếp cận tổng quát lý luận về thi đua, khen thưởng. Cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước của Lê Quang Thiệu, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2008 bao gồm các bài viết trình bày tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua, khen thưởng như: công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua; mọi việc đều thi đua; thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất; người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua, thi đua phải có mục đích; Thi đua phải có kế hoạch tỉ mỉv.v.[53]. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng. Năm 2012, đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước Những vấn đề lý luận chung về thi đua, khen thưởng do Nguyễn Thế Thắng làm chủ nhiệm đã luận giải một số quan điểm, khái niệm về thi đua, khen thưởng; vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc đối với công tác thi đua, khen thưởng; phân tích vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng [52]. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn. Một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, như: Bài viết “Vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác thi đua, khen thưởng hiện nay” của tác giả Trần Thị Hà, đăng trên Tạp chí Thi đua Khen thưởng số 216 (52018). Bài viết phân tích, làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Tác giả đã khẳng định “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc sẽ mãi mãi là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta về cách thức tổ chức và động viên lực lượng quần chúng tham gia cách mạng” [24, tr.7]; bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vận dụng trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay” của tác giả Hoàng Phúc Lâm, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2020 đã tập trung phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời, đặt ra yêu cầu tiếp tục kế thừa, phát huy tư tưởng của Người về thi đua yêu nước và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng nước ta hiện nay [29]. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng Cuốn sách Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng của Trương Quốc Bảo, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010 đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng. Trong đó, tác giả nhấn mạnh: hệ thống pháp luật thi đua, khen thưởng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn là cơ sở pháp lý vững chắc và thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng cũng như tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng đạt hiệu quả tốt, làm cho công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực phát triển đất nước và công cụ quản lý của Nhà nước [4]. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn khi tác giả cuốn sách có cách tiếp cận khá mở trong việc phản ánh thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Năm 2010, Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam của Đỗ Thúy Phượng đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng; đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay [45]. Những gợi mở của công trình đã đóng góp tốt cho tác giả luận văn trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm (2013), đã chỉ rõ: đối tượng nghiên cứu đề tài là lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử công tác khen thưởng từ thời kỳ phong kiến và công tác thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước cho đến nay, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, quy định của Đảng, Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, công trình còn nghiên cứu chế độ chính sách khen thưởng của một số nước trên thế giới như: Pháp, Bỉ, Nga, Nhật, Australia, Trung Quốc để rút ra những bài học vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam [23]. Một trong những nội dung quan trọng của luận án tiến sĩ Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay của Phùng Ngọc Tấn (2016) cho rằng “pháp luật về thi đua khen thưởng vẫn chưa hoàn thiện, còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, “nhận thức về pháp luật thi đua, khen thưởng có những biểu hiện lệch lạc, nặng hình thức và chạy theo thành tích” [51, tr.1]. Luận án đã phân tích hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về thi đua, khen thưởng trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các đơn vị khác từ đó chỉ ra các nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng nhằm đưa pháp luật thi đua, khen thưởng vào trong đời sống xã hội hiện nay. Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn trong hướng nghiên cứu này. Đề tài khoa học cấp Bộ Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay do Nguyễn Thị Phương Lan làm chủ nhiệm (2016) đã phân tích, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay với những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng từng bước đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ mới [28]. Kết quả nghiên cứu của công trình có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn. Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về các giải pháp nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng Trong cuốn Đẩy mạnh, nhân rộng, phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb. Thanh niên, 2010 đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, giới thiệu các bài viết của nhiều tác giả trong việc vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh, nhân rộng, phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới [20]. Những giải pháp được công trình đề xuất đã gợi mở cho tác giả luận văn trong hướng nghiên cứu này. Năm 2014, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay của Nguyễn Khắc Hà đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tiếp theo, trong đó tác giả nhấn mạnh: “Xây dựng cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề rất lớn, mới và khó cần được quan tâm chỉ đạo” [25, tr.175]. Công trình đã gợi mở tốt cho tác giả luận văn khi đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ Phương pháp tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay do Phạm Huy Giang làm chủ nhiệm (2015) đã làm rõ cơ sở lý luận về thi đua và tổ chức phong trào thi đua, thực trạng tổ chức các phong trào thi đua ở các địa phương, từ đó đề xuất một số phương pháp tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, tác giả cho rằng việc phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước cần phải có “những đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp để tổ chức được các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả” [21, tr.90]. Các giải pháp mà công trình đưa ra là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận văn. Tài liệu Báo cáo Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, năm 2015 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Báo cáo đã tổng kết những thành tựu cũng như hạn chế trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2011 - 2015; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2016 - 2020 [39]. Nội dung tài liệu rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Các công trình nghiên cứu khác đăng trên các báo, tạp chí khoa học đề cập đến sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, đó là: bài viết “Nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đặng Văn Tùng, đăng trên Tạp chí Thi đua Khen thưởng số 214 (3-2018); bài viết “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn mới” của tác giả Lê Ân Mai, đăng trên Tạp chí Thi đua Khen thưởng số 235 (12-2019); bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng” của tác giả Nguyễn Văn Hữu, đăng trên Tạp chí Thi đua Khen thưởng số 224 (9-2020)v.vCác bài viết đã mang tính gợi mở cho tác giả luận văn trong việc nghiên cứu nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những góc độ khác nhau về công tác thi đua, khen thưởng và việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với tác giả luận văn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay thì chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu, trình bày thật hệ thống trên góc độ quản lý công. Vì vậy, luận văn dựa trên sự kế thừa, bổ sung, phát triển những nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng của các đơn vị, địa phương khác trong cả nước, kết hợp với nghiên cứu thực tế tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, mong muốn hệ thống lại những kiến thức đã được học, các công trình nghiên cứu đã được công bố để nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trước yêu cầu và nhiệm vụ mới. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay cũng như trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện Thường Tín nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Nghiên cứu lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, và phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay cũng như trong thời gian tới. - Nhiệm vụ Một là, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. Ba là, đề xuất được giải pháp nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay cũng như trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 114 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024