THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KHẮC KIM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC N

GÀNH GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KHẮC KIM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TỪ HÀ NỘI - NĂM 2020 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội; Khoa Đào tạo, Bồi dưỡng – Phân viện Hành chính quốc gia khu vực Tây Nguyên; các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc Thầy giáo, Tiến sĩ Lê Văn Từ, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2020 Nguyễn Khắc Kim LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ và tên tác giả Nguyễn Khắc Kim MỤC LỤC MỞ ĐẦU.10 1. Lý do chọn đề tài luận văn 10 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 12 2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước. 12 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 13 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn15 3.1. Mục đích. 15 3.2. Nhiệm vụ.16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn16 4.1. Đối tượng nghiên cứu.16 4.2. Phạm vi nghiên cứu16 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.16 5.1. Phương pháp luận 16 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.17 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 18 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn 18 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.18 7. Kết cấu của luận văn. 18 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG.20 1.1. Động lực làm việc và tạo động lực làm việc 20 1.2. Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng 28 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng. 40 1.4. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục ở một số trường trung cấp, cao đẳng của địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho Đắk Lắk45 Chương 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. 50 2.1. Tổng quan về các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 50 2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk58 2.3. Đánh giá thực trạng làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk70 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.86 3.1. Quan điểm tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục đối với các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 86 3.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục đối với các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 88 3.3. Kiến nghị 108 KẾT LUẬN. 111 PHỤ LỤC 2. 121 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa CĐSP cao đẳng sư phạm GDNN giáo dục nghề nghiệp GV giảng viên NLĐ người lao động VC viên chức DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: Ngạch bậc, trình độ chuyên môn của VC các trường trung cấp, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk 56 2 Bảng 2.2: Mức độ hài lòng của VC đối với công tác bố trí, sắp xếp phân công công việc 59 3 Bảng 2.3: Mức độ phù hợp của công việc với năng lực và sở trường của viên chức 61 4 Bảng 2.4: Đánh giá về mức thu nhập hiệ tại của viên chức các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 62 5 Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng 65 6 Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về giá trị các chuyến tham quan thực tế 77 7 Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của VC về các biện pháp tạo động lực qua công tác đào tạo, bồi dưỡng 78 8 Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của viên chức về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật tại các trường 81 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1: Mô hình tháp nhu cầu của A.Maslow 23 2 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi của VC tại các trường trung cấp, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk 53 3 Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng của VC đối với việc phân công công việc 73 4 Biểu đồ 2.3: Biểu hiện mức độ hài lòng của VC về tiền lương và thu nhập 75 5 Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá về sự hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất của các trường hiện nay 79 6 Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng của VC về điều kiện môi trường, văn hóa tổ chức 79 7 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng của VC đối với phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý tại đơn vị 80 8 Biểu đồ 2.7: Mức độ hài lòng của VC đối với việc đề bạt, xét thăng tiến 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Xuất phát từ vai trò của tạo động lực làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Đối với mọi cơ quan, tổ chức kể cả khu vực công lẫn khu vực tư thì việc quản lý con người được xem là vấn đề quan trọng nhất. Bởi vì sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người là cơ sở của mọi thành công. Nhân sự trong các tổ chức thuộc khu vực công là người xây dựng, thực thi các chính sách, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các chủ trương, chính sách. Năng lực cũng như tinh thần, trách nhiệm làm việc của họ ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hiệu quả công tác của cơ quan đơn vị. Nếu NLĐ thiếu động lực làm việc thì sẽ không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, thậm chí dẫn đến các hệ lụy, tiêu cực cho xã hội. Mặt khác, tạo động lực gắn với các yếu tố thúc đẩy NLĐ cảm nhận được sự đánh giá của tổ chức đối với mình, cảm nhận được ý nghĩa công việc. qua đó, sẽ có những hành vi tương ứng với động lực làm việc của họ. Đồng thời theo cơ chế lan truyền tâm lý, động lực làm việc tích cực của một người có thể truyền sang những người xung quanh và từ đó tạo nên một trạng thái tâm lý chung trong tổ chức. Tạo động lực cũng được xem như là một trong những công cụ quan trọng của nhà quản lý, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh trong tổ chức. Tạo động lực tốt sẽ giúp nhân viên có tinh thần, thái độ và hành vi tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức. Biểu hiện rõ nhất về mức độ thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên gồm ý thức chấp hành kỷ luật, mức độ gắn bó với tổ chức và sự hài lòng của họ, dẫn đến chất lượng cũng như hiệu quả của công việc. Có thể nói tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường trung cấp, cao đẳng nói riêng là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Quản lý và tạo động lực làm việc cho VC của các nhà quản lý giáo dục không những giúp họ nâng cao chất lượng đội ngũ mà còn nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tạo động lực làm việc cho viên chức giáo dục trong các đơn vị sự nghiệp công lập là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vấn đề tạo động lực càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Công tác quản lý và tạo động lực làm việc cho VC, NLĐ tại các trường luôn được Ban Lãnh đạo các trường quan tâm, định hướng xây dựng và triển khai thực hiện. Trong những năm qua, Đảng ủy, Chi bộ, Ban Lãnh đạo các trường đã có nhiều nội dung triển khai, giải pháp thực hiện để tạo động lực làm việc cho VC trong các trường. Với sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện của Lãnh đạo và viên chức của các trường đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đó là công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ VC cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên thực trạng tạo động lực làm việc cho VC, NLĐ của các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế như sau: các biện pháp tạo động lực làm việc cho VC tại các trường đã cơ bản được triển khai nhưng chưa thực sự có hệ thống, thiếu hợp lý và linh hoạt; chính sách đãi ngộ chưa phù hợp để VC tâm huyết với nghề và yên tâm công tác lâu dài; tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, kỉ luật chưa chặt chẽ còn mang tính chủ quan, cả nể, cào bằng giữa các VC, chưa xây dựng quy trình xét thưởng công bằng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; chế độ tiền lương, thưởng còn phụ thuộc nhiều bởi các quy định của nhà nước… Do đó, các biện pháp đã triển khai và áp dụng chưa đạt hiệu quả cao trong việc tăng mức độ hài lòng của VC trong công việc, chưa phát huy tối đa sức sáng tạo, say mê, cống hiến của VC. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường Trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Ở nước ngoài vấn đề động lực và tạo động lực cho người lao động là một trong những chủ đề được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Từ cuối thế kỷ 19, với mục đích kích thích và tăng cường hiệu xuất làm việc, hiệu quả lao động, các nhà nghiên cứu lý thuyết thuộc trường phái cổ điển trên thế giới đã tập trung vào các nghiên cứu về phân công, chuyên môn hoá công việc để có thể tổ chức lao động một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cao nhất. Chính những nghiên cứu đặt nền móng này đã giúp khoa học quản trị nói chung, quản lý nguồn nhân lực nói riêng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Các học giả nổi tiếng nghiên cứu về động lực và tạo động lực có thể kể đến như: - Friderick Herberg (1959) với thuyết hai nhân tố “duy trì và động viên”. Theo F. Herberg, nhân tố duy trì nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn tới sự bất mãn; trong khi nhân tố động viên giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn, động viên người lao động chăm chỉ, tích cực, còn nếu giải quyết không tốt nhân tố này cũng chỉ tạo ra sự không thỏa mãn chứ không phải tình trạng bất mãn. Do đó, không thể tạo ra sự thỏa mãn bằng cách xóa bỏ nguyên nhân gây ra sự bất mãn và việc động viên nhân viên đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai nhóm yếu tố này [12] - Abraham Harold Maslow (1943) với thuyết “Tháp nhu cầu”. Abraham Harold Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn. Trong mỗi tổ chức, nhu cầu này được thể hiện là sự mong muốn làm việc đúng chuyên môn, năng lực, sở trường của bản thân người lao động và cao hơn là mong muốn được chứng tỏ năng lực của bản thân và được người khác công nhận năng lực ấy [1]. - Học thuyết của B.F.Skinner về sự tăng cường tính tích cực. Ông cho rằng, trong một tổ chức, người lãnh đạo, quản lý không nên quá tập trung vào những thiếu sót, khuyết điểm của nhân viên, thay vào đó cần sử dụng các biện pháp khen thưởng, giúp đỡ họ cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc. Người lãnh đạo, quản lý cần sử dụng nhiều phương thức để công khai khen ngợi nhân viên. Phê bình phải mang tính xây dựng, phê bình việc chứ không phê bình người. Phê bình cần đi đôi với tán dương, hạn chế tối đa phê bình nhân viên một cách trực diện trước tập thể [26]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và viên chức nói riêng là một chủ đề quan trọng được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả, với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay ở trong nước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. Một số công trình tiêu biểu như: - Sách chuyên khảo “Quản lý công” (2015), của đồng tác giả Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đã hệ thống hóa các khái niệm về động lực làm việc, vai trò của tạo động lực làm việc và phân loại động lực làm việc trong khu vực công; các học thuyết, lý thuyết tiêu biểu về tạo động lực và một số kỹ năng tạo động lực làm việc [28]. - Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2015) với Luận án tiến sỹ Quản lý Hành chính công về: “Hoàn thiện hệ thống biện pháp tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước”. Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề về động lực, tạo động lực cho người lao động như: khái niệm, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng; một số lý thuyết điển hình về tạo động lực hệ thống biện pháp tạo động lực cho công chức hành chính nhà nước. Về mặt thực tiễn, báo cáo kết quả nghiên cứu đã phân tích, làm sáng tỏ thực trạng biện pháp tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam như: Các biện pháp tạo động lực; mối quan hệ giữa các biện pháp tạo động lực trong hệ thống. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và phân tích các biện pháp tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp chung và ba nhóm giải pháp cụ thể để tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước Việt Nam [16]. - Dương Chí Viễn (2016), “Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Phú Yên, tỉnh Phú Yên”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, HVHCQG. Tác giả đã nghiên cứu làm rõ lý luận và nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của giảng viên trường Đại học Phú Yên, phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp về tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Phú Yên nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giảng dạy [32]. Ngoài những công trình nghiên cứu trực tiếp về đề tài tạo động lực cho viên chức, người lao động, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu khác như: - Bài báo “Mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập” của ThS. Cảnh Chí Dũng, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 15/8/2012 đã nêu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong các trường đại học công lập và chỉ ra những nội dung mô hình tạo động lực cho các trường đại học công lập nước ta [7]. Tuy cùng nghiên cứu về đề tài động lực làm việc, tạo động lực làm việc nhưng mỗi công trình nghiên cứu lại chọn một cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Song đó đều là những công trình, kết quả có giá trị cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, cho người lao động trong các ngành nghề đặc thù nói riêng. Về thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng về tạo động lực làm việc, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho từng tổ chức nhất định trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đây là những công trình, sản phẩm trí tuệ có ý nghĩa, có tính kế thừa cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu, phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cũng như định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục đặc biệt là viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, việc nghiên cứu: “Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là hoàn toàn mới, mang tính lý luận và thực tiễn cần thiết, cấp bách hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục của các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để củng cố và làm sâu sắc thêm về mặt cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp tăng cường nâng cao động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục của các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 130 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Tạo động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024