THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ./ ./. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KH

OA XANH PÔN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ./ BỘ NỘI VỤ ./. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯ

NG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CHI MAI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công “Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả với sự hướng dẫn của Cô giáo PGS.TS. Lê Chi Mai dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn trong giai đoạn nghiên cứu, không có sự trùng lặp, sao chép với các đề tài đã công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện sau quá trình học tập và tích lũy kiến thức tại Học viện Hành chính Quốc gia cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thày giáo, Cô giáo. Với tình cảm chân thành, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn tới: - Cô giáo PGS.TS. Lê Chi Mai đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn; - Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; - Ban Quản lý đào tạo Sau đại học; Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự thuộc Học viện Hành chính Quốc gia; - Các Thày Cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; - Ban Giám đốc Bệnh viện, các Khoa, Phòng tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã nhiệt tình cung cấp số liệu và tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và hoàn thành khóa học. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả kính mong nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các Thày Cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa. Em xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế KCB Khám chữa bệnh NSNN Ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Hình 1.1. Chu trình chính sách công 13 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động tài chính của Bệnh viện Xanh Pôn 56 Bảng 2.1. Kết quả công tác chuyên môn từ năm 2016 đến năm 2019 48 Bảng 2.2. Số lượng phẫu thuật thủ thuật từ năm 2016 đến năm 2019 49 Bảng 2.3. Kết quả hài lòng người bệnh ngoại trú năm 2018 51 Bảng 2.4. Kết quả hài lòng người bệnh nội trú năm 2018 52 Bảng 2.5. Số lượng bệnh nhân chuyển tuyến 54 Bảng 2.6. Cơ cấu nhân lực phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện 55 Bảng 2.7. Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 67 Bảng 2.8. Cơ cấu các khoản chi tiêu của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 69 Bảng 2.9. Chi tiết các quỹ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 76 Bảng 2.10. Chi tiết sử dụng các quỹ của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn . 78 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 10 1.1. Khái quát chung về chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập .……………………10 1.1.1. Chính sách công 10 1.1.2. Chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập… 13 1.2. Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập 21 1.2.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập 21 1.2.2. Nội dung thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập 22 1.2.3. Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập 1.3. 32 Kinh nghiệm thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại một số bệnh viện công lập 39 1.3.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai 39 1.3.2. Kinh nghiệm của Bệnh viện Tim Hà Nội 40 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 42 Tiểu kết Chương 1 44 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 45 2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội 45 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 45 2.1.2. Kết quả hoạt động của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 47 2.1.3. Tổ chức hoạt động tài chính - kế toán 54 2.2. Thực trạng nội dung thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội 58 2.2.1. Ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể hóa chính sách tại Bệnh viện 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách tự chủ tài chính 58 62 2.2.3. Phân công, phối hợp giữa các khoa, phòng trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính 2.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu - chi theo cơ chế tự chủ 63 65 2.2.5. Kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính 2.3. 79 Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội 80 2.3.1. Ưu điểm 80 2.3.2. Những hạn chế 84 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 85 Tiểu kết Chương 2 89 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 90 3.1. Định hướng phát triển chung của ngành Y tế và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội. 90 3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Y tế. 90 3.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội. 93 3.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội96 3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, viên chức và người lao động, tăng cường công tác lập và triển khai kế hoạch cụ thể. 96 3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tự chủ tài chính nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn Bệnh viện. 98 3.2.3. Kiện toàn bộ máy tài chính - kế toán, hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính. 99 3.2.4. Tăng cường sự chủ động nhằm thực hiện tự cân đối vững chắc thu chi tài chính.101 3.2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, viên chức và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. 105 3.2.6. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ đối với hoạt động tài chính. 108 3.2.7. Mở rộng ứng dụng khoa học và công nghệ.111 3.3. Một số kiến nghị. 112 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ. 112 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Y tế. 115 3.3.2. Kiến nghị đối với Kho bạc nhà nước 115 Tiểu kết Chương 3.117 KẾT LUẬN. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO.120 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tự chủ tài chính là một phần quan trọng của quá trình tự chủ tại các bệnh viện công lập trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu chính của tự chủ là giúp các bệnh viện công lập vượt qua các khó khăn và sự kém hiệu quả của cơ chế quản lý tập trung trong khi nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu các cơ sở y tế để đảm bảo ngành y tế vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ xã hội không vì mục đích lợi nhuận [23]. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách; thực hiện cải cách hệ thống y tế với trọng tâm là trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công lập, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của bệnh viện công lập. Thực tế cho thấy sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu hoạt động sự nghiệp y tế của các bệnh viện công lập không ngừng tăng qua các năm, góp phần đảm bảo các khoản chi thường xuyên, dần tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính, giảm thiểu đáng kể sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai chính sách tự chủ tài chính còn một số tồn tại, khó khăn. Trước những yêu cầu tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đối với bệnh viện công lập, việc nghiên cứu tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng hoạt động của bệnh viện công lập là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt được cũng như những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 14/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Theo đó, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được chia theo 4 mức độ: (1) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; (3) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí); và (4) Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội là Bệnh viện đa khoa đầu tiên trong ngành y tế Hà Nội triển khai thực hiện chính sách tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách này cho thấy tác dụng tích cực trong chủ động sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ y tế công, từ đó phát triển nguồn thu, tăng thu nhập cho viên chức, người lao động,., qua đó, khuyến khích động viên người lao động gắn bó hơn, có trách nhiệm cao hơn đối với công việc, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chế độ tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: bộ máy tài chính kế toán còn cồng kềnh, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại, công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả,…. Nhận thức được vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Chính sách công nhằm tìm hiểu sự tác động của chính sách tự chủ tài chính đến kết quả hoạt động của Bệnh viện qua phân tích thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt chính sách tự chủ tài chính góp phần đảm bảo các khoản chi thường xuyên, tăng đầu tư, dần tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ những thập niên 1990, các công trình nghiên cứu phân tích chính sách về tự chủ bệnh viện đã được thực hiện rộng rãi (Govindaraj & Mukesh, 1996; Preker & Harding, 2003 và Saltman & cộng sự, 2011) và một số lượng lớn các bài viết tập trung đưa ra các đánh giá và kinh nghiệm về chính sách tự chủ bệnh viện. Theo Saltman & cộng sự (2011), mặc dù chính sách tự chủ đã được áp dụng rộng rãi theo nhiều mức độ khác nhau ở các quốc gia, tuy nhiên rất ít bằng chứng cho thấy, chính sách tự chủ thực sự cải thiện chất lượng bệnh viện, được thể hiện ở việc gia tăng hiệu quả hoạt động hay mức độ hài lòng của bệnh nhân. Nguyên nhân là các mô hình tự chủ tại các quốc gia là khác nhau, trong khi chất lượng bệnh viện cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chung, do đó, rất khó để đánh giá tác động của chính sách tự chủ riêng biệt (Saltman và cộng sự, 2011). Trong những năm qua, ngay từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này được thực hiện trên nhiều cấp độ, tại các địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực thực hiện khác nhau, như: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2019) về “Cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp công lập” đã phân tích vai trò tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tình hình thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị này và chỉ ra được một số những bất cập còn tồn tại trong việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều hiện hoàn thành chuyển đổi sang công ty cổ phần. Tác giả Bùi Sỹ Lợi (2019) có nghiên cứu “Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập - những hạn chế và đề xuất hoàn thiện” đã chỉ ra hạn chế trong việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Để có thể tránh những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường khi thực hiện tự chủ tài chính trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tác giả đã kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ. Từ Đại hội IX đến nay, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm thích đáng nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để phát triển và đối mới cơ chế tự chủ tài chính, tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế công lập gắn với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa. Bài viết “Những vướng mắc, tồn tại trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với Bệnh viện công lập” của tác giả Hồ Hương (2019) đã tổng hợp những ý kiến, kết luận của Ủy ban về các vấn đề xã hội (Quốc hội) liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập. Theo đó, cơ chế tự chủ bệnh viện công đã chính thức được triển khai thực hiện từ những năm 2000, đến nay đã đạt một số kết quả nổi bật, làm thay đổi “diện mạo” của các bệnh viện công. Cơ chế tự chủ khuyến khích bệnh viện sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, trích lập các quỹ của bệnh viện; tăng sự hài lòng của người bệnh và giảm tình trạng quá tải của bệnh viện, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hành lang pháp phí về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện công lập còn chưa đầy đủ, thiếu quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, liên doanh, liên kết, về sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập. ài viết cũng tổng hợp những quan điểm, phương hướng nhiệm vụ cần được thực hiện nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong trình hình mới. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Kiên (2019) về “Tác động tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập tại Việt Nam” cho thấy sự tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhau, có quan điểm cho rằng tự chủ tài chính được chứng minh có tác động tích cực đến nâng cao chất lượng bệnh viện, có quan điểm lại cho rằng tự chủ tài chính tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ bệnh viện từ khía cạnh bệnh nhân, có quan điểm lại chưa thể khẳng định rằng tự chủ tài chính tác động tích cực hay tiêu cực đến chất lượng bệnh viện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tự chủ tài chính tác động làm tăng chất lượng bệnh viện công lập ở Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra năm nhóm giải pháp hướng tới nâng cao chất lượng bệnh viện gồm: (1) Nhóm khuyến nghị hướng tới nâng cao mức độ tự chủ tài chính; (2) Nhóm khuyến nghị liên quan đến chính sách tiền lương để tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên bệnh viện; (3) Nhóm khuyến nghị nhằm tăng kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tài sản để nâng cao chất lượng bệnh viện; (4) Nhóm khuyến nghị tăng trích lập các quỹ nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập; (5) Nhóm khuyến nghị quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập. Bên cạnh đó, nhiều luận án, luận văn đã triển khai nghiên cứu về vấn đề tự chủ tài chính tại các bệnh viện khác như: Nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015) trình bày khá đầy đủ cơ sở khoa học về chính sách tự chủ tài chính, phân tích thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai. Tác giả Lê Thị Chinh (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên” đã phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ trình bày được chi tiết phần thu mà chưa trình bày được phần chi trong hoạt động của Bệnh viện, dẫn đến tính xác thực của các giải pháp mà tác giả nêu trong luận văn không cao. Nghiên cứu “Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương” của tác giả Nguyễn Xuân Tùng (2018) đã tập trung trình bày về cơ sở lý luận thực hiện chính sách tự chủ tài chính; phân tích thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách này tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 138 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024