CHÍNH QUỐC GIA VIENGSAK SOUTTHISAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG – TỪ THỰC TIỄN THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Hiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU.1 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG.6 1.1. Một số khái niệm cơ bản. 6 1.1.1. Khái niệm về thi đua và khen thưởng. 6 1.1.2. Khái niệm về thể chế 10 1.2. Thể chế nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. 14 1.2.1. Vai trò của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng. 14 1.2.2. Các yếu tố tác động tới thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng15 1.2.3. Các nội dung của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng 21 1.3. Kinh nghiệm thực hiện về công tác thi đua khen thưởng ở Việt Nam và bài học cho thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. 27 1.3.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thủ đô Viêng Chăn 33 Tiểu kết chương 1 36 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 37 2.1. Khái quát chung về Thủ đô Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 37 2.1.2. Ý nghĩa, vai trò của thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 41 2.2. Thực trạng hoạt động về công tác thi đua khen thưởng ở Thủ đô Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 41 2.2.1. Công tác xây dựng văn bản về thi đua khen thưởng41 2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện văn bản về thi đua khen thưởng 44 2.2.3. Hoạt động thực tế về thi đua khen thưởng. 46 2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát thực thi văn bản về thi đua khen thưởng 54 2.3 Đánh giá chung55 2.3.1 Những kết quả. 55 2.3.2. Những hạn chế. 56 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 58 Tiểu kết chương 2 62 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. 63 3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng của Đảng và Nhà nước Lào. 63 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo chung 63 3.1.2. Quan điểm chỉ đạo cụ thể 65 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng ở Thủ đô Viêng Chăn.68 3.2.1. Rà soát hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng loại bỏ những văn bản không phù hợp 68 `3.2.2. Bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về thi đua khen thưởng 68 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí trong việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. 71 3.2.4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thi đua khen thưởng 72 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp xây dựng pháp luật về thi đua khen thưởng 74 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xây dựng và ban hành văn bản liên quan đến thi đua khen thưởng. 77 Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 83 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Người viết luận văn VIENGSAK SOUTTHISAN LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia, đã rất nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ những kiến thức chuyên ngành về luật Hiếp pháp và luật hành chính, các kiến thức về quản lý nhà nước và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam. Tác giả đặc biệt cảm ơn TS Nguyễn Tiến Hiệp đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành Luận văn này. Em chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã cung cấp số liệu, cách tiếp cận và tiến hành hoàn thành Luận văn. HỌC VIÊN VIENGSAK SOUTTHISAN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội ở bất cứ quốc gia nào thì vấn đề xác định động lực lao động, làm việc luôn được đề cao, khi có động lực làm việc, người lao động hăng say cống hiến và làm việc hết mình vì tổ chức, vì động lực cá nhân. Chính vì vậy, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là nơi đánh giá và ghi nhận những kết quả phấn đấu của họ. Thi đua khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, chiến sỹ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam sinh thời có nói: Thi đua là cách rất tốt, rất thiết thực để cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi. Người còn nói: Yêu nước là thi đua, thi đua là yêu nước, những người thi đua là những người yêu nước nhất. Trong thời gian qua, ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, công tác thi đua khen thưởng hầu hết các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc phát huy được vai trò của công tác thi đua khen thưởng góp phần thực hiện thắng lợi vào nhiệm vụ, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Điển hình là ở thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, công tác thi đua khen thưởng được thực hiện nghiêm túc, xứng đáng là điểm điển hình cho cả nước thực hiện theo, tại đây trong những năm qua thi đua – khen thưởng đã trở thành phong trào rộng khắp, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ của người cán bộ công chức cũng như các chiến sĩ trong tổ chức quân đội đóng trên địa bàn. Các phong trào hăng hái thi đua ở các ngành như giáo dục thi dua dạy tốt, học tốt; thể dục thể thao thi đua phấn đấu đạt các thành tích cao trong thi đấu thể dục thể thao ở các cấp độ trong nước cũng như quốc tế; trong các ngành kinh tế thi đua sản xuất, kinh doanh đạt năng suất cao, tất cả tạo thành phong trào thi đua rộng khắp, lan tỏa. Đáp lại với nó là công tác khen thưởng kịp thời của các cấp, các ngành đối với mỗi thành tích thi đua đạt được, từ đó tạo thành động lực mạnh trong hệ thống các cơ quan, đơn vị, toàn quân và toàn dân. Bên cạnh đó vẫn còn một số các cơ quan đơn vị công tác thi đua khen thưởng còn duy trì ở mức độ hình thức, dập khuôn, máy móc, chưa tạo được động lực và sự tham gia đông dảo trong đội ngũ cán bộ công chức. Điều đó được thể hiện ở nội dung, chỉ tiêu thi đua chung chung, chủ yếu sao chép nội dung của cấp trên, chưa cụ thể hóa và chưa sát với đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, không những vậy, nhiều thời điểm, các phong trào thi đua còn chồng lấn nhau, phong trào này chưa kết thúc phong trào khác đã đến. Đã vậy, sau mỗi phong trào việc biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, xét khen thưởng làm không đúng quy trình, dẫn đến việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng không đúng người đúng việc, có những tập thể, cá nhân đáng khen thì không khen, không đáng khen lại được khen, từ đó làm giảm tác dụng của khen thưởng, làm cho tâm lý của cán bộ công chức, chiến sĩ không mặn mà với các phong trào thi đua. Từ đó làm giảm khí thế của các phong trào thi đua, hiệu quả thấp, tác dụng giáo dục chưa sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do thực tế đặt ra. Đồng thời, các quy định về thể chế của công tác thi đua khen thưởng còn hạn chế, thiếu các quy chuẩn, văn bản hướng dẫn, thiếu sự kiểm tra giám sát của các cấp có thẩm quyền,. Chính vì mà vai trò đòn bẩy của công tác thi đua khen thưởng chưa đúng với vị trí của nó. Xuất phát từ thực tiễn công tác thi đua – khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề hoàn thiện về thể chế trong vấn đề thi đua khen thưởng, nhằm thực hiện tốt vai trò của thi đua khen thưởng, góp phần hoàn thiện thể chế về công tác này, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của mình trong xây dựng cơ quan, đơn vị tôi quyết định chọn đề tài: Thưc hiện pháp luật về thi đua khen thưởng – từ thực tiễn Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số tác phẩm như: Tác phẩm: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua khen thưởng, của Trương Quốc Bảo (2010) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội là tác phẩm nổi bật trong vấn đề thi đua khen thưởng. Nội dung của cuốn sách bước đầu làm rõ thêm các giá trị, nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và nêu nên thực trạng, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng của người về thi đua khen thưởng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đào Thị Thúy, Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với công tác thi đua khen thưởng thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công năm 2013. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Phùng Thị Thanh Loan, Đổi mới công tác thi đua khen thưởng góp phần tạo động lực cho cán bộ công chức ngành tài chính trong điều kiện hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, năm 2013. Trong luận văn, tác giả đã đi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ công chức ngành tài chính, để từ đó thấy được những mặt tích cực, hạn chế để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và tính thiết thực của thi đua khen thưởng, để nó thực sự tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, góp phần thực hiện hiệu quả thực thi công vụ. Trần Thị Hà, Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Tạp chí cộng sản” năm 2015. Trong bài viết này, tác giả đã đi phân tích, đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại trong công tác thi đua khen thưởng, ứng với chuẩn mực theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, để từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện sao cho đúng và phù hợp với tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều bài viết, bài báo đề cập tới vấn đề thi đua khen thưởng hiện nay trong các cơ quan, đơn vị, cũng như sự tác động của nó đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Tuy nhiên, các tác công trình chủ yếu đề cập tới vấn đề hoàn thiện công tác QLNN hoặc tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với thi đua khen thưởng, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp tới vấn đề hoàn thiện thể chế nhà nước về thi đua khesn thưởng, đặc biệt là đối với công tác thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước công hòa dân chủ nhân dân Lào. Chính vì vậy, tác giả hi vọng sẽ đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới, mang tính thiết thực góp phần hoàn thiện thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Nghiên cứu hệ thống các quy định, thể chế về thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng Nhiệm vụ: Nghiên cứu công tác thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Luận văn nghiên cứu vị trí, chức năng, vai trò của công tác thi đua khen thưởng trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở Thủ đô Viêng Chăn. Phạm vi: Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn, tại các cơ quan, đơn vị công lập. Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thi đua khen thưởng từ năm 2016 đến 2019 ở Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin, với phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích: Thông qua việc tìm hiểu các bài viết, các tác phẩm, các vấn đề có liên quan để từ đó phân tích và chỉ ra các mặt tích cực, hạn chế để rút ra những bài học bổ sung cho luận văn được hoàn thiện hơn. Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu các kết quả, số liệu để tìm ra phương hướng hoàn thiện giải pháp Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, làm luật, để có được những ý kiến xác đáng nhất. 6. Ý nghĩa của luận văn: Luận văn góp phần vào hoàn thiện hệ thống giải phấp thực hiện công tác thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Đồng thời, làm tài liệu tham khảo giúp giảng dậy cho học sinh, sinh viên nghiên cứu về công tác thi đua khen thưởng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung. 7. Bố cục luận văn: Luận văn được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung chia làm 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 3. Định hướng giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về thi đua và khen thưởng Khái niệm về thi đua Có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về thi đua, có người cho rằng thi đua là phấn đấu, thi đấu để dành và đạt được cái gì đó trong cuộc sống, tuy nhiên trên góc độ nghiên cứu về quy định, khái niệm thi đua chúng ta tuân theo các quy định của pháp luật để đảm bảo tính chính thống và đúng đắn trong hoạt động khu vực công. Theo Điều 3 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 sửa đổi 2012, Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về lý luận, C.Mác là người đầu tiên nghiên cứu một cách khoa học về bản chất và nội dung thi đua. Ông đánh giá cao vai trò của hiệp tác trong lao động, sự hiệp cộng lao động tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn sức mạnh của từng lao động cá nhân cộng lại. Mác viết: “Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng người”. Trên cơ sở những quan điểm nền tảng của Mác và Ăng ghen về thi đua, Lênin đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, tư tưởng cơ bản về thi đua xã hội chủ nghĩa, đó là phong trào tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn, xây dựng xã hội mới của quần chúng lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng, coi thi đua là biểu hiện của lòng yêu nước, là những hành động cụ thể của mỗi cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 134 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Thưc hiện pháp luật về thi đua khen thưởng – từ thực tiễn Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |