THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ./. ./. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN ĐÌNH SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY

KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÊ VĂN TỪ Đắk Lắk, 10/2020 LỜI CA

M ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được tác giả viết với sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Từ. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về kỹ năng quản lý và thực trạng công tác quản lý xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ của tỉnh Gia Lai để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ để từ đó nâng cao hiệu lưc, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Khi thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý luận chung trong lĩnh vực giao thông vận tải và sử dụng những thông tin số liệu từ các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ quan quản lý nhà nước cùng các tài liệu, sách báo, mạng internet. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực; các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn; kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác, nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Gia Lai, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Đình Sơn LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia; sự quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Văn Từ vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, nhân viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo những điều kiện học tập thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành chương trình cao học. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai, Lãnh đao Phòng Cảnh sát giao thông và lãnh đạo các cơ sở đào tạo lái xe, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này Xin trân trọng cảm ơn! Gia Lai, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Đình Sơn Mục lục MỞ ĐẦU.1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 3. Mục đích nghiên cứu luận văn 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6 7. Kết cấu của luận văn. 7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XE MÁY KÉO NHỎ VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ.8 1.1. Xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ 8 1.2. Quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ 15 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ24 1.4. Quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ ở một số địa phương trên địa bàn Tây Nguyên và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai.26 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XE MÁY KÉO NHỎ VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI38 2.1. Những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ.37 2.2. Thực trạng xe máy kéo nhỏ, người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 43 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ 48 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về xe kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ 70 Tiểu kết chương 2 77 Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XE MÁY KÉO NHỎ VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 79 3.1. Mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 79 3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 84 3.3. Đề xuất, kiến nghị 98 Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông TNGT : Tai nạn giao thông TTATGT : Trật tự an toàn giao thông UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo 12 Bảng 2.2: Thống kê tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai 41 Bảng 2.3: Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số 42 Bảng 2.4: Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến xe máy kéo nhỏ 48 Bảng 2.5: Thời gian đào tạo lái xe hạng A4 67 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Số lượng ô tô được đăng ký, cấp biển số tỉnh Gia Lai 40 Đồ thị 2.1: Số liệu tai nạn giao thông đường bộ tỉnh Gia Lai 42 Biểu đồ 2.2: Tai nạn giao thông theo loại đường 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải luôn được xem là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thì các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng phát triển không ngừng, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với từng vùng địa hình tự nhiên của đất nước, từ đồng bằng, đến miền núi. Gia Lai là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, nhiều đồi dốc, vì vậy các loại phương tiện phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với địa hình và có sự khác biệt so với các vùng miền khác trên toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 40.578 xe máy kéo nhỏ, các phương tiện này đã và đang là phương tiện chủ yếu để phục vụ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của bà con nông dân, là lực lượng vận tải hết sức quan trọng, nhất là việc đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hàng nông sản mà nông dân làm ra; ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vào mùa mưa loại phương tiện này còn giúp người nông dân trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, điều kiện kinh tế của đa số hộ dân còn khó khăn, vì vậy xe máy kéo nhỏ đang là loại phương tiện được người dân lựa chọn làm phương tiện vận chuyển hàng hóa, nông sản, và các chức năng khác như tuốt lúa, bơm nước… Trong thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và các cơ quan, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân quy định về xe máy kéo nhỏ, người điều khiển xe máy kéo nhỏ; tổ chức triển khai và thực hiện công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời chủ động kiến nghị, đề xuất với các cơ quan Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý; tổ chức đăng ký, cấp biển số xe máy kéo nhỏ và đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy kéo nhỏ. Tuy nhiên, kết quả công tác quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế, quy định của pháp luật có nhiều bất cập, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, chồng chéo, bỏ sót các quy định; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan, lực lượng chức năng chưa quyết liệt, đồng bộ, có lúc còn buông lỏng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; tình trạng vi phạm các quy định nhà nước về xe máy kéo nhỏ, người điều khiển xe máy kéo nhỏ còn diễn ra phổ biến như: Đa số xe máy kéo nhỏ tham gia giao thông không có đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, không có còi; rơ móoc sản xuất không có thiết kế, mỗi nơi sản xuất mỗi kiểu nên không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông; xe máy kéo nhỏ không đủ giấy tờ, thủ tục để được đăng ký, cấp biển số; người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe. Nghiêm trọng hơn, vào mùa thu hoạch nông sản số lượng xe máy kéo nhỏ chở nhiều người trên thùng xe và chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải gây ra tình hình giao thông càng trở nên phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn giao thông, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, điển hình là vụ tại nạn giao thông thảm khốc trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), làm cả 14 người trên một xe máy kéo nhỏ bị hất xuống đường, 05 người tử vong, 09 người còn lại bị thương nặng nhập viện cấp cứu; vụ xe máy kéo nhỏ chở đến 25 người đi lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thăm người thân bị bệnh đang nằm viện, khi trở về thì gặp nạn, vụ tai nạn làm 25 người bị thương phải đưa đi cấp cứu, trong đó có 15 người bị thương nặng… và nhiều vụ tai nạn đau lòng khác ở huyện Chư Pưh, Chư Sê… khiến dư luận trong người dân địa phương lo lắng, bàng hoàng. Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe máy kéo nhỏ không chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông như: Không có giấy phép lái xe, không chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, chở người vượt quá quy định… đối tượng vi phạm chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Những vấn đề trên đã tồn tại nhiều năm, nhưng vẫn chưa có những giải pháp đồng bộ để giải quyết. Là một công chức đang công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải của tỉnh Gia Lai, đã gắn bó và công tác trong lĩnh vực quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ nhiều năm , tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đến nay, chưa có công trình khoa học được công bố có liên quan đến đề tài của luận văn trong công tác quản lý phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ, chỉ có một số công trình khoa học được công bố liên quan đến người điều khiển xe cơ giới đường bộ nói chung, như: - Năm 2002, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lễ về đề tài “Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhìn từ thực tế tỉnh Quảng Ninh” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành quản lý nhà nước (Học viện Hành chính Quốc gia). Luận văn đã nghiên cứu toàn diện công tác quản lý nhà nước từ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. [26] - Năm 2009, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Nguyên về đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành Hành chính công (Học viện Hành chính Quốc gia). Qua nghiên cứu luận văn đã phân tích thực trạng về tai nạn giao thông đường bộ và tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ở Gia Lai và đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nước để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai [27]. - Năm 2017, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Sơn về đề tài “ Quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai ” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành quản lý công (Học viện Hành chính Quốc gia). Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. [32] - Năm 2016, có nghiên cứu của tác giả Trần Sơn Hà về đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” để làm luận án bảo vệ Tiến sĩ ngành Quản lý công (Học viện Hành chính Quốc gia). Luận án đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. [21] - Năm 2019, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền về đề tài “ Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai ” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ ngành quản lý công ( Học viện Hành chính Quốc gia ). Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý phương tiện và quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.[22] Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về quản lý xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ của tỉnh Gia Lai. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ của tỉnh Gia Lai. 3. Mục đích nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ để củng cố và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể dưới đây: - Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm lý luận quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ; - Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019. - Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ Luận văn, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các nội dung cơ bản đối với quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu các nghiên cứu đã có về quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai và ở Việt Nam, đánh giá các quan điểm hợp lý và chưa hợp lý từ đó đưa ra các kiến giải theo cách tiếp cận của tác giả. Phương pháp thực chứng: Dựa trên những tư liệu thực tiễn của các ngành, các địa phương để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, những kết quả và hạn chế làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Đóng góp về lý luận Về lý luận, luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm khái niệm liên quan đến xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ, xác định rõ sự cần thiết, những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; chỉ rõ vai trò các chủ thể trong quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; những yếu tố ảnh hưởng đến xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về thực tiễn, những đề xuất của Luận văn là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 132 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024