… …. /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * NGUYỄN XUÂN TUẤN QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Việt Hùng. Các số liệu và luận cứ đều được trích dẫn nguồn, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk, ngày 07 tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Tuấn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Việt Hùng, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo phòng Quản lý đô thị thành phố Buôn Ma Thuột, Thanh tra thành phố, cán bộ Ủy ban nhân dân 21 xã, phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cám ơn! Đắk Lắk, ngày 07 tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Tuấn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 9 1.1. Xây dựng đô thị 9 1.1.1. Khái quát về đô thị. 9 1.1.2 Vai trò của công trình xây dựng đô thị. 13 1.1.3. Phân loại công trình xây dựng đô thị.14 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước các công trình xây dựng đô thị 15 1.2. Quản lý trật tự xây dựng đô thị 17 1.2.1. Quản lý xây dựng đô thị và trật tự xây dựng đô thị 18 1.2.2. Nội dung công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị 21 1.2.3. Hình thức quản lý trật tự xây dựng đô thị36 1.2.4. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị 39 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị của một số địa phương. 42 1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 42 1.3.2. Kinh nghiệm của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 44 1.3.3. Kinh nghiệm của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 47 1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột 48 Tiểu kết chương 1 50 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 51 2.1. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột. 51 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 51 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 52 2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột. 54 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.55 2.2.1. Thực trạng xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị 55 2.2.2. Bộ máy quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 57 2.2.3. Tình hình quy hoạch đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 61 2.2.4. Tình hình cấp phép xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk64 2.2.5. Thực trạng xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 67 2.2.6. Thực trạng xử lý đơn thư, khiếu nại về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 74 2.2.7. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 76 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 78 2.3.1. Những kết quả đạt được. 78 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại. 81 Tiểu kết Chương 2. 84 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK. 85 3.1. Phương hướng quản lý trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới85 3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột 88 3.2.1. Xây dựng và đề xuất cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách quản lý, đầu tư phát triển đô thị. 88 3.2.2. Tăng cường công tác quy hoạch phát triển đô thị. 89 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực. 90 3.2.4. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đô thị92 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng93 3.2.6. Giải pháp về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 94 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng 95 3.2.8. Nhóm giải pháp khác. 96 Tiểu kết Chương 3. 98 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 101 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông QHXD : Quy hoạch xây dựng XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Số lượng các công trình được cấp phép xây dựng giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 66 Bảng 2.2: Bảng số lượng công trình thực hiện kiểm tra, thanh tra xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 20152019 68 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện trật tự xây dựng theo giấy phép xây 70 dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015- 2019 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, định hướng và chiến lược phát triển đô thị có vai trò rất quan trọng. Để đô thị phát triển một cách có kiểm soát, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị hiện đại hơn, to đẹp hơn”. Một trong các công cụ cần thiết và hiệu quả để quản lý phát triển đô thị đó là công tác quản lý trật tự xây dựng. Trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, đô thị không chỉ là hạ tầng cơ bản của nền kinh tế mà nó còn là trọng tâm tăng trưởng kinh tế, là bộ mặt và là hạt nhân động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, quản lý phát triển bền vững đô thị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế vì nó góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Để một đô thị phát triển theo đúng định hướng, đúng quy hoạch thì vấn đề quản lý tốt trật tự xây dựng đô thị luôn là vấn đề nóng và thật sự cấp bách. Trong quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị là một yêu cầu tất yếu vừa là nội dung trọng tâm của quản lý nhà nước về đô thị. Khi những nguyên tắc, quy trình, quản lý trật tự xây dựng đô thị mang tính khoa học, sát thực tiễn và được tuân thủ nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn, còn ngược lại thì công tác quản lý đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể thất bại. Việc xây dựng các công trình ở các đô thị đòi hỏi phải đúng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và đúng với quy chế quản lý đô thị, tiêu chuẩn quy định cho phép đối với từng khu vực của đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị là khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Không phải công trình xây dựng nào được hình thành cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng đô thị; Đây chính là mặt trái của việc đô thị hoá với tốc độ quá nhanh, trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng trong các đô thị nước ta hiện nay. Điều này đòi hỏi công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị phải được quan tâm một cách đúng mức. Buôn Ma Thuột từ một đô thị loại IV năm 1975, đã phát triển thành đô thị loại III năm 1995, loại II năm 2005, loại I trực thuộc tỉnh năm 2010, hiện đang phát triển về nhiều mặt, hướng tới trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên theo kết luận số 67 của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Buôn Ma Thuột cũng không nằm ngoài xu thế chung của quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn. Tốc độ đô thị hoá nhanh, các dự án đầu tư, các công trình xây dựng, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các công trình hạ tầng…đang mọc lên từng ngày, nhà cửa của người dân ngày một đổi thay khang trang; kèm theo là tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk nói chung, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng còn có nhiều bất cập và thiếu sót. Quy vẫn chưa được phủ kính, nhiều khu vực còn chưa được quy hoạch chi tiết, tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép vẫn tồn tại, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp. Vì vậy, việc quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ ý nghĩa trên và thực tiễn công tác tại Phòng Quản lý đô thị thành phố Buôn Ma Thuột của bản thân nên chọn đề tài với chủ đề: “Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về hoạt động quản lý trật tự xây dựng nhìn chung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình khoa học nghiên cứu hoạt động thanh tra xây dựng còn rất ít. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy, các công trình khoa học nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ba nhóm: Một là, các công trình nghiên cứu khoa học “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, xuất bản năm 2008 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội do GS.TS Nguyễn Thế Bá chủ biên. Nội dung chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoach xây dựng nhằm phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hoá truyền thống. “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị” của tác giả Nguyễn Đăng Sơn, năm 2005, NXB Xây dựng. Nội dung hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một các rõ ràng và logic. “Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Võ Kim Cương NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2004; Tác giả nêu một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với các vấn đề còn tồn tại. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp quản lý đô thị. Các công trình nghiên cứu này hàm chứa nội dung quản lý nhiều lĩnh vực trong đô thị, mang tính định hướng và có ý nghĩa khoa học bao quát trong quản lý đô thị. Đồng thời, chứa đựng nhiều thông tin về chính sách quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới của nhà nước ta về thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý đô thị, nhất là, làm rõ tư duy đổi mới quản lý đô thị, đưa ra những phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về vùng đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một cách rõ ràng và logic. Thứ hai, các công trình nghiên cứu các kỷ yếu hội thảo, báo cáo nghiên cứu và các công trình khoa học: Bài viết “Bài học nào cho phát triển đô thị ở Việt Nam” của KTS. Nguyễn Hữu Thái; Tạp chí Kiến Trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam số 167 năm 2009. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển đô thị nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng; đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển đô thị ở nước ta. Bài viết “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với đô thị ở Việt Nam hiện nay” của TS. Doãn Hồng Nhung, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2010. Nội dung chủ yếu của bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ở nước ta v.v. Hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo tập trung vào nội dung “phát triển đô thị bền vững”: những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở các đô thị Việt Nam, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế định hướng phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhanh và bền vững. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về phát triển đô thị nhìn chung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình khoa học nghiên cứu cũng chưa nhiều. Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến phát triển đô thị và quản lý của nhà nước đối với các đô thị hiện nay. Thứ ba, các luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài: “Quản lý nhà nước đối với chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thanh Hải, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, năm 2015. Tác giả đã phân tích và nêu được tầm quan trọng trong công tác quản lý chất lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được coi trọng, cơ bản đã đi vào nề nếp. “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Đoàn Thị Dung Huyền, Luận văn Cao học quản lý hành chính công, lớp CH14H, Hà Nội, năm 2012. Tác giả đã hệ thống và làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, phân tích đánh giá thực trạng về quy hoạch, những bất cập và nguyên nhân trong công tác quản lý quy hoạch. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch. Các luận văn trên đã làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, từ kết quả phân tích thực tiễn đã phát hiện những điểm bất hợp lý, rút được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được các kiến nghị chung mô hình phối hợp quản lý trật tự xây dựng, hiệu quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần đắc lực cho việc quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố một cách hiệu quả, bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của quản lý về trật tự xây dựng đô thị. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Giai đoạn 2015-2019. - Về mặt không gian: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của nghiên cứu được tiếp cận trên cơ sở phép biện chứng của Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 116 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |