HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ THANH TÚ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT ĐỊNH LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định” là sản phẩm nghiên cứu của em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Viết Định và hoàn thành tại Học viện Hành chính quốc gia năm 2019. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. HỌC VIÊN Hoàng Thị Thanh Tú LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định”, bên cạnh sự tự nghiên cứu của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cũng như trong thời gian nghiên cứu để làm luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Định, người thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, viết luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành của tỉnh Nam Định cùng bạn bè, đồng nghiệp. đã cung cấp tài liệu để em nghiên cứu và viết luận văn này. Đề tài “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định” có phạm vi rất rộng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2019. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh, trật tự CNCH Cứu nạn, cứu hộ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP Tổng sản phẩm nội địa GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND Hội đồng nhân dân PC&CC Phòng cháy và chữa cháy PCCC Phòng cháy, chữa cháy PCCC&CNCH Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Thống kê tình hình cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định………. 54 Bảng 2.2. Thống kê các cơ sở về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định…. 74 Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ nguyên nhân gây cháy………………………… 53 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Nam Định…………………………………………………. 61 Hình 2.3. Biểu đồ thống kê các cơ sở về PCCC tại tỉnh Nam Định…… 75 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 7 1.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7 1.1.1. Một số khái niệm 7 1.1.2. Tính chất và nguyên tắc hoạt động phòng cháy, chữa cháy19 1.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy 22 1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. 22 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy 23 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. 26 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy 28 1.2.5. Phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy 32 1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.34 1.3.1. Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. 34 1.3.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy 34 1.3.3. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và nguồn lực tài chính, trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy 35 1.3.4. Ý thức của xã hội và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy36 1.4. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở một số địa phương và bài học thực tiễn rút ra cho tỉnh Nam Định37 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương. 37 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nam Định. 41 Tiểu kết Chương 1.44 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH.45 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định 45 2.1.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định45 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy 47 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 52 2.2.1. Thực trạng cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn tỉnh Nam Định trong 05 năm (2014 - 2019)52 2.2.2. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định.55 2.2.3. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định.85 Tiểu kết Chương 2.97 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH98 3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 98 3.1.1. Về quan điểm 98 3.1.2. Về mục tiêu.103 3.1.3. Dự báo tình hình, xu hướng 104 3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 106 3.2.1. Triển khai thực hiện, bổ sung pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định106 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định 113 3.2.3. Nâng cao nhận thức trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định 117 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 118 3.2.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về PCCC.120 Tiểu kết Chương 3.126 KẾT LUẬN127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.129 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và mang ý nghĩa thời sự. “Thủy, hỏa, đạo, tặc” - câu nói của ông cha ta từ ngày xưa đến nay vẫn nguyên giá trị, bởi vì, cháy là một trong những tai nạn, rủi ro gây nên những thiệt hại to lớn về người và của cải, vật chất; nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, là sự đe dọa lớn đến an toàn cuộc sống của người dân. Trên thực tế, các vụ cháy xảy ra khi không được kiểm soát đều gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo số liệu của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), trong 06 tháng đầu năm 2019, trên cả nước đã xảy ra 1927 vụ cháy, làm chết 59 người, bị thương 64 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 654,94 tỷ đồng và 408 hecta rừng; trong đó đặc biệt có 27 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những con số cho thấy rằng một khi đã xảy ra cháy thì hậu quả rất khó lường. Là một trong những nội dung quản lý trọng tâm của mọi Nhà nước cũng như mọi chính quyền địa phương; trong những năm qua, công tác phòng cháy và chữa cháy luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và được đặt lên hàng đầu. Hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng mô hình tổ chức, nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý, trong đó có quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đặt ra như những nhu cầu bức xúc của xã hội. Hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị và biến đổi khí hậu trên thế giới cũng như khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong nước, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh – quốc phòng, cùng với những điều kiện về tự nhiên và xã hội của mỗi địa phương luôn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn xảy ra cháy. Nam Định những năm qua là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội phát triển nóng, điều này dẫn đến hệ quả là nguồn nước tự nhiên bị thu hẹp; các hồ, ao bị san lấp lấy mặt bằng. Nguồn nước phục vụ chữa cháy mặc dù đã được bổ sung nhưng vẫn không đủ so với yêu cầu thực tế. Hệ thống đường giao thông phục vụ chữa cháy nhỏ, nhiều khu dân cư ngõ hẹp, dài hàng trăm mét và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông. Hệ thống đường điện lắp đặt phức tạp, câu móc chằng chịt, nhất là ở khu vực thành phố và các thị trấn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chập, chạm… Những thực trạng này đang tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến công tác phòng cháy, chữa cháy và đặt ra những yêu cầu bức thiết, cấp bách cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Trước yêu cầu cao của thực tiễn, công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định đứng trước đòi hỏi cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về tổ chức và phương thức hoạt động dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cấp ủy, chính quyền tỉnh Nam Định luôn ý thức đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương; coi đây là một công việc thường xuyên đối với mọi tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh. Những năm gần đây, tình hình cháy, nổ về cơ bản đã được kiềm chế cả về số vụ và mức độ thiệt hại; đời sống của người dân trong tỉnh được giữ vững; nhận thức về công tác PCCC trong cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công tác PCCC của tỉnh Nam Định vẫn còn những hạn chế, bất cập; ý thức của một bộ phận cán bộ, Nhân dân về PCCC chưa cao, đòi hỏi cần phải được hết sức tăng cường, đặc biệt là trong bối cảnh những năm tới, khi tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đang tăng rất nhanh. Theo đó, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, luận văn đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định” để làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, góp phần đưa ra các giải pháp, hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước về PCCC đã được đề cập đến trong một số cuốn sách và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp cùng các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công về phòng cháy, chữa cháy, như: - Giáo trình của PGS.TS Đào Hữu Dân - Trường Đại học PCCC: “Quản lý nhà nước về PCCC” - NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2012. - Đề tài khoa học của các tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay” - Hà Nội, 2004. - Đề tài khoa học cấp cơ sở của PGS.TS Đào Hữu Dân - Trường Đại học PCCC: “Nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay” - Hà Nội, 2001. - Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Chấn Nam với đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC” tại Hà Nội năm 2008. - Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” năm 2016 của tác giả Phạm Tấn Quốc. Ngoài ra, trên ấn phẩm Tạp chí PC&CC còn một số bài viết và công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố của một số tác giả có đề cập đến nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học nêu trên là rất quan trọng để thực hiện luận văn này. Các công trình đều có nội dung liên quan mật thiết đến đề tài; ở một mức độ nhất định đã đề cập đến quản lý nhà nước về PCCC và phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của công tác phòng cháy, chữa cháy cả về lý luận lẫn thực tiễn, những ưu điểm và tồn tại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu toàn diện lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. Qua đây, luận văn “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định” hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ và giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về PCCC ở tỉnh Nam Định để từ đó đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: + Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về PCCC. + Phân tích thực trạng tình hình cháy và quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định; đánh giá kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó. + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng, nội dung nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. + Nội dung nghiên cứu của luận văn là các nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật. - Phạm vi nghiên cứu: + Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Nam Định. + Thời gian nghiên cứu: 05 năm (từ năm 2014 đến nay) và định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về lĩnh vực PCCC và quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong thời kỳ đổi mới để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của đề tài này, trong quá trình triển khai nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa lịch sử, phương pháp khảo sát thực tế, thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam; trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở tỉnh Nam Định thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp phần nào cho thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời kỳ mở cửa hội nhập. Về thực tiễn, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học về một số lĩnh vực, môn học liên quan tới phòng cháy, chữa cháy, quản lý rủi ro, quản lý tình huống khẩn cấp và tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có cấu trúc, kết cấu gồm 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định; - Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 140 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |