A LÊ THÀNH NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ MINH NGỌC LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ, bảng kê và trích dẫn trong luận văn được tác giả trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy định của cơ sở đào tạo. Tác giả luận văn Lê Thành Nhân LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Thị Minh Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học và toàn thể các giảng viên của Học viện đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt các kiến thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thành Nhân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG.9 Chương 1 9 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 9 1.1. Các khái niệm công cụ. 9 1.2. Nội dung, nguyên tắc, vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch. 20 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp huyện. 30 1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về hộ tịch ở một số địa phương.35 Tiểu kết Chương 1.41 Chương 243 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 43 2.1. Khái quát về huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 43 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016 - 2019 47 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016 - 2019.63 Tiểu kết chương 275 Chương 377 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH.77 3.1. Định hướng bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch.77 3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình81 Tiểu kết Chương 3.97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ số 2.1 Trình độ lý luận, chính trị của công chức Tư pháp Hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tháng 12/2019 51 Biểu đồ số 2.2 Trình độ đào tạo của công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tháng 12/2019 51 Biểu đồ số 2.3 Trình độ tin học của công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tháng 12/2019 52 Biểu đồ số 2.4 Tỷ lệ đăng ký khai sinh quá hạn theo từng Biểu đồ số 2.5 năm 55 (2016 - 2029) Tỷ lệ đăng ký khai tử quá hạn theo từng năm (2016 - 2019) 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hộ tịch đã là một yêu cầu mà nhà nước luôn quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức và tiền của cho lĩnh vực này. Theo quy định thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết, liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân. Các sự kiện nhân thân cơ bản nhất của mỗi cá nhân được đăng ký và quản lý trong hộ tịch gồm có: Khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử,. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hộ tịch trong tiến trình phát triển của xã hội, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về quản lý hộ tịch bước đầu tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này. Trong đó, Luật Hộ tịch ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 với nhiều chế định mới, phân cấp mới, thủ tục mới, Luật Hộ tịch đã thổi một luồng sinh khí mới cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch và đích đến là gần gũi hơn với người dân, phục vụ tốt hơn các yêu cầu của người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong những năm qua, nhất là từ ngày 01/01/2016, áp dụng thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện hiện nay, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân, nhất là giá trị pháp lý của Giấy khai sinh. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự sâu, rộng; năng lực thực thi công vụ của một số công chức còn hạn chế. Những hạn chế này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, nghiên cứu quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung cũng như ở thực tế của huyện Kim Sơn nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở khoa học của quản lý hộ tịch, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện là một vấn đề được quan tâm hiện nay. Vì thế tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài hộ tịch đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau kể cả trong nước và trên thế giới. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hộ tịch của cá nhân, tập thể được công bố. Về tổng thể, các nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung, lịch sử quản lý hộ tịch, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký hộ tịch. Các tác giả cũng chỉ ra các phương hướng và giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch; cụ thể một số nhóm công trình như: Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về hộ tịch và quản lý hộ tịch: - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), “Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch”[59]: Là công trình tổng kết, khái quát với trọng tâm là các thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn. - Phạm Trọng Cường (2007), Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, NXB Tư Pháp, Hà Nội [26]: Trong cuốn sách chuyên khảo này, tác giả đã khái quát từ quản lý đinh có liên quan đến thuế thân, nộp thân còn gọi là thuế đinh - một trong thứ thuế của chế độ phong kiến và quân chủ, đến quản lý hộ tịch trong xã hội hiện đại với nhiều kiến thức có giá trị cho các nhà nghiên cứu. - Giáo trình Quản lý hành chính - tư pháp của Học viện Hành chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, năm 2008 (dành cho đào tạo trung cấp hành chính) [35]: Cuốn giáo trình hướng đến nhóm đối tượng ở bậc trung học hành chính, nhằm trang bị cho nhóm đối tượng này kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động hành chính và tư pháp trong thực tiễn. Thứ hai, nhóm các công trình hướng dẫn nghiệp vụ: - Bộ Tư pháp (2006) “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng ký và quản lý hộ tịch”, NXB Tư pháp, Hà Nội [5]: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của các chủ thể có thẩm quyền trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch đang có hiệu lực thi hành. - Bộ Tư pháp (2010) “Tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ Tư pháp xã, phường, thị trấn”, NXB Tư pháp, Hà Nội [8]: Trong chuyên đề số 4, các tác giả đã khái quát chung về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các xã, phường, thị trấn và công chức tư pháp - hộ tịch trong quản lý nhà nước về hộ tịch; nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật về hộ tịch và đăng ký hộ tịch; hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã. - Bộ Tư pháp (2019) "Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp huyện"; NXB Tư pháp, Hà Nội [9]: Trong chuyên đề "Công tác đăng ký, quản lý Hộ tịch của UBND, Phòng Tư pháp cấp huyện", tác giả đã làm rõ, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trọng quản lý nhà nước về Hộ tịch ở địa phương, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết các việc hộ tịch cụ thể thuộc thẩm quyền. Thứ ba, nhóm các công trình khoa học mang tính ứng dụng: Chủ yếu là các luận văn ngành quản lý công; ngành luật, cụ thể: - Phạm Hồng Hoàn, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công, 2011 [33]: Tác giả đã tập trung nghiên cứu về mặt không gian được giới hạn ở các xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; tác giả đã làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Đan Phượng; nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Qua đó đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp xã, huyện Đan Phượng. - Trần Thị Thu Hiền, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, 2016 [34]: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; xác định được phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. - Trương Thị Vân Anh, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, thực tiễn ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 [2]: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch cấp xã; tìm hiểu và làm rõ các mô hình quản lý và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam qua các thời kỳ; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và đề ra các giải pháp cơ quan để hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Phạm Ngọc Sơn, Quản lý nhà nước bằng pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Vinh, 2020 [52]: Tác giả đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về hộ tịch; thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đề xuất quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Thứ tư, những bài báo khoa học riêng lẻ: - Bài “Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch”, tác giả Phạm Trọng Cường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 12 năm 2004 [28]: Tác giả nêu lên kết quả thực hiện Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch và thực hiện Đề án 278/TP-HT ngày 23/4/2001 và thực hiện Nghi quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội). Qua kết quả đạt được trong thời gian tới yêu cầu đặt ra đối với công tác đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch cần thiết phải thể hiện được tính kịp thời trong thực hiện các sự kiện hộ tịch phát sinh cho nhân dân, hạn chế đăng ký quá hạn, hoặc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; tính đầy đủ cũng được tác giả đề cập đến sổ sách lưu gữi, mẫu hiểu, hồ sơ phải đảm bảo tính đồng đều; tính chính xác, khách quan. - Bài “Thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch và yêu cầu chuẩn hoá” của tác giả Trần Thị Lệ Hoa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề pháp luật hộ tịch năm 2013 [32]: Tác giả đã thống kê và phản ánh thực trạng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong cả nước; xu thế công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong tình hình mới ở nước ta và những yêu cầu cần phải chuẩn hóa đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch. Các công trình nghiên cứu, mặc dù đã nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung, lịch sử quản lý hộ tịch, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký hộ tịch và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới đưa ra các giải pháp chung, được nghiên cứu ở các lĩnh vực, các địa phương khác nhau, chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Nghiên cứu cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn tỉnh huyện Kim Sơn từ năm 2016 đến hết năm 2019, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, các nguyên nhân của hạn chế. - Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần đảm bảo quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về hộ tịch và công tác quản lý nhà nước về Hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là nội dung hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch tại Ủy ban nhân dân (UBND) huyện và UBND của 27 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình từ trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến hết năm 2019. Cụ thể: Về không gian: 27 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Về thời gian: 01/01/2016 - 31/12/2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận văn là: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; phương pháp quan sát, phỏng vấn,… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về hộ tịch thông qua các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như nội dung của quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã. Đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã. - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; nhận xét, đánh giá về mức độ, hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. - Làm tài liệu tham khảo trong việc tổng kết thực tiễn, đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch, cũng như nghiên cứu, giảng dạy của các tổ chức, cá nhân liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về hộ tịch. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Chương 3. Định hướng và giải pháp đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Hộ tịch Những quan niệm về thuật ngữ ”hộ tịch” được thể hiện khá đầy đủ và đa diện theo nghiên cứu Thông tin chuyên đề - Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch của Viện Nghiên cứu Lập pháp, theo đó: * Về khía cạnh ngôn ngữ “Hộ tịch” là một từ ngoại lai được du nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt nhưng chưa xác định thời điểm xuất hiện. Khảo cứu qua các bộ sử liệu như : “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử thông cương mục”, có thể thấy thuật ngữ “hộ tịch” đã xuất hiện từ rất sớm, bên cạnh nó còn các từ cổ có liên quan và cùng nằm trong phạm trù quản lý dân dân cư: “hộ khẩu”, “sổ dân bạ”, “tiểu điển”, “đại điển”, “phụ tịch”, “chính hộ”, “khách hộ”, v.v. Tuy nhiên, theo “Đại Nam Quốc âm tự vị”, cuốn từ điển của tác giả Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn năm 1895 với phương pháp “tham dụng chữ Nho và lấy 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ” thì trong bộ chữ “hộ” chưa có từ “hộ tịch” [25]. “Hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính. Các từ điển tiếng Việt hiện nay khá thống nhất trong cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ “hộ” - khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là “dân sự” hoặc “nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở với nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ “hộ tịch” lại là một trường hợp rất đặc biệt .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 119 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |