ÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: : 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào hoặc hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả Trần Thị Oanh LỜI CẢM ƠN Đề tài “Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình“ được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc Gia. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên chủ nhiệm Lê Như Phong cùng toàn thể các thầy, cô giáo và cán bộ Học viện Hành chính Quốc Gia đã giảng dạy và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa học và luận văn. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, thời gian nghiên cứu ngắn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn để bản thân được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả Trần Thị Oanh năm 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5 7. Kết cấu của luận văn5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ6 1.1. Một số khái niệm cơ bản6 1.1.1. Dân số.6 1.1.2. Quản lý nhà nước về dân số 7 1.2.Nội dung quản lý nhà nước về dân số10 1.2.1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch. 11 1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về về dân số. 12 1.2.3. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ về dân số. 12 1.2.4. Quản lý công tác thu thập thông tin về dân số 13 1.2.5. Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số. 14 1.2.6. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động dân số.14 1.2.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.15 1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về dân số. 15 1.3.1. Định hướng phát triển dân số hợp lý. 15 1.3.2. Điều chỉnh và hỗ trợ hoạt động dân số17 1.3.3. Phát huy vai trò của dân số trong phát triển kinh tế- xã hội18 1.3.4. Phát huy vai trò của dân số trong phát triển tài nguyên- môi trường 20 1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dân số.21 1.4.1. Chính sách pháp luật của nhà nước về dân số.21 1.4.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số22 1.4.3. Trình độ, nhận thức và ý nghhĩa của người dân trong việc thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình các chính sách về dân số.22 1.4.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình23 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dân số ở một số địa phương23 1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 23 1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Tam Điệp, tình Ninh Bình25 1.5.3. Kinh nghiệm của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 26 1.5.4. Một số giá trị tham khảo cho thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.28 Tiểu kết chương 130 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH. 31 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 33 2.1.3. Điều kiện xã hội 35 2.2. Thực trạng dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.36 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số thành phố Ninh Bình 36 2.2.2.Cơ cấu dân số thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.39 2.2.3.Chất lượng dân số thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình42 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 44 2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 44 2.3.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách dân số.50 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình. 54 2.3.4. Quản lý công tác thu thập thông tin về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 57 2.3.5. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số. 58 2.3.6. Thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động dân số.60 2.3.7. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số 62 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 63 2.4.1.Kết quả đạt được 63 2.4.2.Hạn chế.65 2.4.3.Nguyên nhân và hạn chế 67 Tiều kết chương 271 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH. 72 3.1. Quan điểm và định hướng về dân số 72 3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân số. 72 3.1.2. Ðịnh hướng của tỉnh Ninh Bình về công tác dân số76 3.1.3. Mục tiêu của thành phố Ninh Bình về công tác dân số.79 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh Ninh Bình 80 3.2.1. Nâng cao sự lãnh đạo của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước vể dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình 80 3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình 83 3.2.3. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và pháp lệnh dân số, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình. 84 3.2.4. Nâng cao nguồn lực cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. 86 3.2.5. Công tác thông tin tuyên truyền. 87 3.2.6. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu về dân số thành phố Ninh Bình 88 3.2.7. Đầu tư và xã hội hóa để huy động các nguồn lực đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác dân số thành phố Ninh Bình89 3.2.8. Hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm về dân số phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả. 90 3.3. Một số khuyến nghị91 3.3.1. Với Trung ương. 91 3.3.2. Với Tỉnh 92 3.3.3. Với thành phố, huyện, thị xã. 93 Tiểu kết chương 395 KẾT LUẬN. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNN Quản lý nhà nước DS Dân số KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình MCBGTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh NXB Nhà xuất bản HDI Chỉ số phát triển con người HĐND Hội đồng nhân dân SKSS Sức khoẻ sinh sản NQ Nghị quyết TƯ Trung ương CP Chính phủ KL Kết luận MTQG Mặt trận tổ quốc CLB Câu lạc bộ DS,GĐ&TE Dân số, gia đình và trẻ em CTr Chương trình TU Thành uỷ TTDS TP KH CV CTV CSSKSS Trung tâm dân số Thành phố Kế hoạch Công văn Cộng tác viên Chăm sóc sức khoẻ sinh sản DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Biến động mức sinh, mức chết của thành phố Ninh Bình từ năm 2016 đến năm 2018 37 Bảng 2.2. Biến động dân số cơ học Thành phố Ninh Bình 37 Bảng 2.3. Dân số thành phố Ninh Bình chia theo xã, phường 38 Bảng 2.4.Cơ cấu giới tính khi sinh 39 Bảng 2.5. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của thành phố Ninh Bình 41 Bảng 2.6. Tổng hợp các hình thức truyền thông, giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình 53 Bảng 2.7. Trình độ được đào tạo của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình của thành phố Ninh Bình 57 Bảng 2.8. Phân bổ kinh phí chương trình DS-KHHGĐ 2016-2018 60 Đồ thị 2.1: Tỷ lệ bé trai và bé gái của thành phố Ninh Bình trong các năm 40 Đồ thị 2.2: Dân số theo nhóm tuổi của thành phố Ninh Bình 42 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào, dân số luôn là nền tảng, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển. Không có con người thì không có bất cứ quá trình phát triển nào. Tuy nhiên. Tuy nhiên, chỉ khi nào quá trình tái sản xuất dân số ở mức hợp lý với nhịp độ gia tăng, quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất thì xã hội mới phát triển, chất lượng con người mới được nâng cao và ngược lại. Quản lý nhà nước (QLNN) về dân số ở nước ta là hoạt động của nhà nước được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước. QLNN về DS nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuốc sống của từng người dân và toàn xã hội, đảm bảo trạng thái hài hòa về các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số và chất lượng dân số, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc quản lý dân số để hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Nhà nước. Việt Nam đã thể hiện rõ cam kết chính trị trong điều tiết, quản lý dân số ngay từ những năm 60s của thế kỷ XX và đã đạt được các thành tựu nhất định. Tuy nhiên, quản lý dân số hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh và còn nhiều thách thức, đòi hỏi phải dần hoàn thiện QLNN về dân số. Trong bối cảnh chung đó, thành phố Ninh Bình còn nhiều khó khăn cũng phải đối mặt với những thách thức trong QLNN về dân số đó là, Thành phố Ninh Bình là một thành phố trẻ với dân số gần 133 nghìn dân nhưng chưa có sự hài hòa trong việc quản lý nhà nước về dân số, còn tồn tại nhiều bất cập. Bộ máy quản lý cồng kềnh, thường xuyên thay đổi cơ chế, chưa có sự quan tâm sát sao đến công tác QLNN. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình đạo tào Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công của mình. 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua, những vấn đề liên quan đến nhân khẩu học, SKSS, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), chất lượng dân số của Việt Nam nói chung và của thành phố Ninh Bình nói riêng đã được đề cập, nghiên cứu ở các góc độ, địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu QLNN về dân số thì chưa có nhiều. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh có một bài viết: “ Pháp lệnh dân số nâng cao trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội” ( Tạp chí Cộng sản số 27/2003). Tác giả đề cập đến một số quy định trong Pháp lệnh dân số quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về DS-KHHGĐ . Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số. Giáo trình Quản lý chương trình DS-SKSS và KHHGĐ - Đại diện của tác giả - Ths. Trần Ngọc Sinh; Giáo trình Quản lý chương trình DS-SKSS và kế hoạch hoá gia đình được biên soạn làm tài liệu học tập cho đối tượng là học viên đạt trình độ chuyên môn Trung cấp dân số - y tế, trên cơ sở chương trình đào tạo dân số - y tế trình độ Trung cấp chuyên nghiệp đã được Bộ y tế phê duyệt tại Công văn 751/BYT-K2ĐT ngày 16/2/2011. Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về nghiệp vụ quản lý, quản lý chương trình DS-SKSS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác DSKHHGĐ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Luận văn thạc sĩ của học viên Đỗ Thị Minh Lý chuyên ngành quản lý công của Học viện Hành chính quốc gia làm đề tài về quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết, đã chỉ ra được quản lý nhà nước về DS - SKSS là hoạt động của nhà nước được tiến hành dựa vào quyền lực của nhà nước, từ đó nêu lên thực trạng quản lý nhà nước về DS- SKSS, xuất phát từ thực tế quản lý ở địa phương đề tài đã đưa ra được những giái pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về dân số trên địa phương được nghiên cứu Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ – Đại diện nhóm tác giả - Lê Thanh Sơn; cung cấp cho đọc giả những kiến thức cơ bản về vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi như: khái niệm, phương pháp và kỹ năng truyền thông, cách thức tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở, nội dung lập kế hoạch tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS- KHHGĐ nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ ở cơ sở, đồng thời cũng cung cấp cho người học nhưng phương pháp và kỹ năng về tuyên truyền vận động DS-KHHGĐ ở cơ sở. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ-Tổng cục dân số -KHHGĐ và Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc; Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ, cung cấp bao quát, đầy đủ khái niệm và thông tin về các mảng, dân số học, dân số và phát triển, thống kê DS-KHHGĐ, truyền thông DS-KHHGĐ, dịch vụ DS-KHHGĐ quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Do đó học viên đã chọn đề tài nghiên cứu là “ Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn Thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá cơ sở khoa học về Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên đại bàn thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình. - Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về dân số bao gồm nhiều thành tố khác nhau, luận văn tập trung nghiên cứu vào nội dung quản lý nhà nước về dân số. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về dân số của thành phố Ninh Bình từ năm 2016 đến năm 2019 ( Năm 2016 bắt đầu triển khai đề án “ Nâng cao chất lượng dân số thành phố Ninh Bình”). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thự hiện trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về Nhà nước và pháp luật nói chung, thể chế quản lý nhà nước về dân số nói riêng, đồng thời luận văn thừa kế, vận dụng có chọn lọc những kết quả của các tác giả đã nghiên cứu vấn đề này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, phương pháp xử lý thông tin để phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về dân số cấp huyện/thành phố. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần phân tích, đánh giá, rút ra nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân số, đóng góp một phần nhỏ vào công tác DSKHHGĐ ở địa phương trong giai đoạn 2011-2020. - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trên địa bàn trong quản lý nhà nước về dân số. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 112 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |