ẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, Khoa quản lý Sau đại học cùng các giảng viên bộ môn đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, xin gửi tới quý thầy, cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Đinh Văn Tiến người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài khoa học, đã dành nhiều thời gian quý báu và hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các tập thể, cá nhân: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, Phòng Thống kê và Văn phòng HĐND&UBND huyện Krông Bông, Ban quản lý dự án giảm nghèo Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý giúp đỡ tôi và tạo điều kiện về thời gian để tôi thực hiện Luận văn này. Thời gian nghiên cứu Luận văn có hạn, đề tài tôi nghiên cứu chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô. Học viên Phan Thị Huyền My MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5 7. Kết cấu của luận văn5 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK.6 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn. 6 1.1.1. Phát triển bền vững. 6 1.1.2. Đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo. 7 1.1.3. Giảm nghèo bền vững. 10 1.1.4. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 11 1.2. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 12 1.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý12 1.2.2. Nội dung quản lý.14 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng và sự cẩn thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 24 1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng.24 1.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 26 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững27 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 27 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện krông bông 29 Tiểu kết chương 1 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK.35 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện krông bông ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững .35 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên huyện krông bông. 35 2.1.2. Phát triển kinh tế huyện krông bông. 36 2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội37 2.2. Kết quả giảm nghèo, phân loại và nguyên nhân nghèo của huyện krông bông giai đoạn 2017-2019 39 2.2.2. Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện krông bông40 2.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo 42 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của huyện krông bông giai đoạn 2017-2019 43 2.3.1. Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững43 2.3.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện 46 2.3.3. Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2019 52 2.3.4. Công tác tuyên truyền và phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững 52 2.3.5. Công tác hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo 53 2.4. Đánh giá chung. .. 2.4.1. . Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2019 54 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện. 54 2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế 56 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK 60 3.1. Quan điểm của đảng về xóa đói, giảm nghèo 60 3.2. Định hướng giảm nghèo bền vững của tỉnh đắk lắk và huyện krông bông. 61 3.2.1. Tỉnh đắk lắk 61 3.2.2 . Huyện Krông Bông.64 3.3. Giải pháp quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vũng trên địa bàn huyên krông bông, tỉnh đắk lắk 66 3.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông.66 3.3.2. Thực hiện và bổ sung pháp luật, chính sách quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện70 3.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 71 3.3.4. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người nghèo, hộ nghèo ở miền núi huyện krông bông. 72 3.3.5. Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ về văn hoá, thông tin cho người nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân miền núi huyện krông bông 72 3.3.6. Phối hợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo có hiệu quả. 77 3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông. 79 3.4. Kiến nghị80 3.4.1. Với cơ quan Trung ương.81 3.4.2. Với tỉnh Đắk Lắk 81 Tiểu kết chương 3 83 KẾT LUẬN. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Thuật ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 UBND Uỷ ban nhân dân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 BCĐ Ban chỉ đạo 4 Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế 5 TW Trung ương 6 HCNN Hành chính nhà nước 7 XĐGN Xoá đói giảm nghèo 8 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia 9 XDNTM Xây dựng nông thôn mới 10 CT Chương trình 11 RSX Rừng sản xuất 12 DTTS Dân tộc thiểu số 13 CSXH Chính sách xã hội DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Krông Bông giai đoạn 2017-2019 40 Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo thuộc các nhóm đối tượng 41 Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân gây nghèo tại Huyện Krông Bông 42 Biểu đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo tại huyện 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; trong những năm qua hệ thống giảm nghèo của nước ta ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn, người nghèo tiếp cận ngày càng đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó khăn, Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các địa bàn nghèo; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo khó khăn về đời sống. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đã tạo nguồn lực to lớn cùng với các nguồn lực của Chính phủ thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo. Có thể nói Chương trình giảm nghèo là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã khơi dậy và làm phong phú thêm truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Cũng chính từ Chương trình này, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân được củng cố, tình cảm trong cộng đồng dân cư được gắn bó sâu sắc hơn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Krông Bông là một huyện vùng sâu của tỉnh Đắk Lắk, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 55km. Phía Tây giáp huyện Lắk, Phía Tây Bắc giáp huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana. Phía Bắc giáp huyện Krông Pác, huyện Ea Kar. Phía Đông giáp huyện M'Drăk, huyện Vĩnh Khánh (Khánh Hòa). Phía Nam giáp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Gồm 14 xã, thị trấn. Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số 4/2009 cho thấy, toàn huyện có trên 16 dân tộc khác nhau, trong đó: người kinh chiếm trên 71%, các dân tộc còn lại chiếm 29%, gồm: người Ê đê 15,09%, người M‟mông 6,39%, người H‟mông 5,79%, người Mường 0,74%, người Tày 0,26%, các dân tộc còn lại 0,73%. Địa hình nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường Sơn Nam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông - Nam xuống Tây - Bắc, về đại thể có thể chia địa hình huyện thành 3 địa hình chính: núi cao, núi thấp và thung lũng. Trong những năm qua, việc giảm nghèo ở huyện Krông bông đã đạt được một số kết quả nhất định. Đảng bộ và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách và phương pháp nhưng thực tế còn nhiều hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. Quá trình giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Tình hình trên trước hết do nguồn lực thực hiện Chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo có lúc còn thiếu chặt chẽ; việc lồng ghép các chương trình, dự án có cùng mục tiêu tác động đến công tác giảm nghèo còn lúng túng, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo. Từ những nhận thức về công tác giảm nghèo và những yêu cầu đặt ra đối với vấn đề giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, tôi xin chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chương trình giảm nghèo được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, có nhiều luận văn nghiên cứu và đề cập chính sách giảm nghèo ở nhiều mặt, nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau như: - Luận văn thạc sỹ của tác giả Kiều Quang Huấn về “Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Nghiêm về “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơtu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Dung về “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Doãn Tuấn về “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian qua vấn đề xóa đói, giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề này dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau, các hình thức khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn hệ thống hóa nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo và áp dụng trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với huyện Krông Bông; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành tổng thể Luận văn hoàn chỉnh cần thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý giảm nghèo ở địa phương khác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giảm nghèo ở huyện Krông Bông, - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chính sách ban hành và tỷ lệ giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Từ năm 2017 - 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được tiếp cận trên phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có sẵn (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo,…) liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu tham khảo: Quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu các tài liệu của các tác giả, tiến hành nghiên cứu các tài liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giàm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Phân tích thực trạng chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian qua, để làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông. Đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK. 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến Luận văn 1.1.1. Phát triển bền vững “Phát triển bền vững” là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo các nét đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội cũng như sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới-WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” . Năm 1987 Ủy ban mặt trận và phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế-xã hội-môi trường. Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 111 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |