THỊ THÚY ĐẮK LẮK -NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Nội dung và các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả của công trình này không trùng lắp với công trình có liên quan đã được công bố trước đó. Đắk Lắk, ngày tháng Học viên Phạm Công năm 2020 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau đại học, cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Chi cục Thống kê huyện Ea Súp, Phòng LĐTB &XH huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Ea Súp, Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp đã tạo điều kiện cho tôi trong việc khảo sát, thu thập số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đắk Lắk, ngày tháng năm 2020 Học viên Phạm Công DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Ban chỉ đạo BCĐ 2 Cao đẳng nghề CĐN 3 Công nghiệp CN 4 Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH - HĐH 5 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CN -TTCN 6 Chủ nghĩa xã hội CNXH 7 Cơ sở dạy nghề CSDN 8 Doanh nghiệp DN 9 Đào tạo nghề ĐTN 10 Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên GDNN - GDTX 11 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 12 Hội đồng nhân dân HĐND 13 Ủy ban nhân dân UBND 14 Tổ chức Lao động thế giới ILO 15 Kinh tế - xã hội KT -XH 16 Lao động nông thôn LĐNT 17 Lao động - Thương binh và Xã hội LĐ -TB&XH 18 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN &PTNT 19 Quản lý nhà nước QLNN 20 Trung cấp nghề TCN 21 Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TNCSHCM DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tình hình dân số huyện Ea Súp giai đoạn 2015 -2019 50 2.2 Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 52 quốc dân huyện Ea Súp giai đoạn 2015 -2019. 2.3 Số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2015 - 54 2019 2.4 Kết quả công tác tuyên truyền về ĐTN cho lao động nông 64 thôn. 2.5 Chính quyền hỗ trợ tìm việc làm cho lao động nông thôn 65 2.6 Kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề 67 2.7 Đánh giá của người học về cơ sở vật chất phục vụ các lớp 68 ĐTN. 2.8 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề 70 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục tài liệu viết tắt Danh mục các bảng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN8 1.1. Các khái niệm cơ bản. 8 1.2. Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. 25 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 33 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế giới và trong nước. 36 Tiểu kết chương 1 44 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015 -2019. 45 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 45 2.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Ea Súp 48 2.3.Thực trạng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 53 2.4.Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp thời gian qua 56 2.5. Đánh giá chung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp. 70 Tiểu kết chương 2 78 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN 2025 79 3.1. Cơ sở đưa ra phương hướng.79 3.2. Phương hướng, mục tiêu 81 3.3.Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp trong thời gian đến. 90 3.4. Một số đề xuất kiến nghị 90 Tiểu kết chương 3 106 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là nguồn nhân lực qua đào tạo. Việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, trong đó đào tạo nghề (ĐTN) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội ở nước ta hiện nay. Hiện tại ở Việt Nam, khu vực nông thôn chiếm 65,6% dân số và hơn 50% lực lượng lao động xã hội [31]. Lao động nông thôn chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; hằng năm cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đây là nguồn nhân lực dồi dào có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển dạy nghề của Chính phủ giai đoạn 2011 -2020; dự báo đến năm 2025, Nhà nước ta xác định: Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động nông thôn trình độ nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên thực tế lực lượng lao động nông thôn được đào tạo về kiến thức nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng đào tạo nghề cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp; số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ những năm 2015 - 2019, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) ở huyện Ea Súp đã đạt được những kết quả nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạy nghề (cũ) nay là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện được thành lập, trong đó quy mô đào tạo được mở rộng các ngành nghề đã được chú trọng như: xây dựng, sửa chữa xe máy, may dân dụng, may công nghiêp; trồng trọt, chăn nuôi…; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về dạy nghề, công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp chính quyền quan tâm triển khai; các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện; đã gắn mục tiêu đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu KT - XH; sau đào tạo nhiều lao động đã tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Ea Súp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề còn thiếu kinh nghiệm; việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới với thị trường lao động; công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên và còn thiếu chặt chẽ dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động và mục tiêu của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” với mong muốn góp phần vào tháo gỡ vấn đề mà huyện Ea Súp nói riêng, tỉnh Đắk Lắk và cả nước nói chung đang đặc biệt quan tâm là phát triển công tác đào tạo nghề, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ nhu cầu về nhân lực cho các lĩnh vực KT-XH ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây công tác Giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm, trong đó đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng đã có nhiều công trình khoa học, bài báo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chúng ta có thể phân loại các nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Quan điểm của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực dạy nghề. Theo TS. Bùi Ngọc Thanh, viết góc nhìn chính sách đăng trên báo của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội năm 2016 có nêu: “Hoạt động dạy nghề từ khi có Luật Dạy nghề đã từng bước phục hồi và có sự phát triển mạnh mẽ” [18]. Hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) được hình thành. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp trên cả nước, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Quy mô tuyển sinh tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa. Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề từng bước được cải thiện và nâng cao. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề có chuyển biến tích cực, đáp ứng về nhu cầu nhân lực phục vụ trực tiếp trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhóm thứ hai: Các nhà Quản lý nhà nước về giáo dục trong đó đề cập đến công tác đào tạo nghề, Luật dạy nghề. Đặc biệt là theo tinh thần của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì Luật dạy nghề hiện nay được thay thế bằng Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các nghiên cứu đó đều làm rõ về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ và quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, trong đó đề cập đến đối tượng lao động nông thôn tại đề án 1956/TTg. Thuộc nhóm này có ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục như: Nguyễn Thị Hằng (2013), “ Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội’’, Luận án Tiến sĩ quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục. Nội dung đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam [41]. Các tham luận đã trình bày tại Hội thảo “giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020”, trong đó đưa ra chỉ tiêu đào tạo cho 4.500 lao động nông thôn. Nhóm thứ ba: Thuộc nhóm này có các luận văn cao học của tác giả trong đó có thể kể đến: Nguyễn Đức Tĩnh (2007), “Quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội [21]. Nội dung luận án đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta; Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011),“Báo cáo dạy nghề Việt Nam” [38]. Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay với những đánh giá một cách khái quát về những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo nghề, qua đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam; Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội [13]. Công trình đã tập trung nghiên cứu về chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; Chu Đức Bình (2014), “Dạy nghề cho lao động nông thôn Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội [4]. Luận văn đã khái quát được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Nguyễn Hữu Tình (2017), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, luận văn Thạc sĩ, Học Viện hành chính [20]. Luận văn đã luận giải vai trò, nội dung quản lý nhà nước về ĐTN, phân tích đánh giá tình hình phát triển ĐTN, tình hình QLNN về ĐTN của huyện Bố Trạch, xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển ĐTN đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo cơ cấu nền kinh tế. Từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của QLNN để đạt được mục tiêu, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế; Bùi Thị Hải (2017) “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính [15]. Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề xuất các quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; Lê Thị Mỹ Hằng (2017) “ Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông’’, luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính[16]. Luận văn phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT, thực trạng QLNN, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho công tác quản lý đối với hoạt động này tại đia phương. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác…Như vậy các đề tài nghiên cứu nêu trên ở phương diện lý luận và thực tiễn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đề tài luận văn của tác giả lại tập trung nghiên cứu về Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2015 - 2919. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đề tài thực hiện các nghiên cứu: - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tìm hiểu kinh nghiệm trên thế giới và một số địa phương trong nước. - Phân tích và làm rõ thực trạng Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để công tác Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp đến năm 2025 được tốt hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - Thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ nguồn thứ cấp. - Phương pháp điều tra xã hội. + Tác giả thiết kế bảng hỏi và điều tra chọn mẫu ở 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ea Súp, nội dung cần thu thập thông tin của luận văn. Bảng hỏi sau khi được thiết kế, tác giả đã phát bảng hỏi cho người lao động thuộc 10 xã, thị trấn, đội ngũ học sinh trong độ tuổi lao động và những người quản lý về đào tạo nghề mỗi xã đã thu thập 30 phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về có đủ thông tin là 300 phiếu. Người trả lời bảng hỏi là người lao động đã học nghề hoặc chưa tham gia các lớp ĐTN, thuộc nhiều lứa tuổi, đại diện cho 10 xã, trị trấn trên địa bàn huyện Ea Súp, số xã trong huyện có quy mô diện tích, dân số, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa -xã hội khác nhau; số liệu thu thập thông tin từ năm 2015 đến năm 2019. + Các số liệu thu thập được từ các bảng hỏi, sau khi kiểm tra, các dữ liệu được xem xét thống kê, phân tích thông tin thu thập được sẽ phục vụ vào mục đích nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa về lý luận Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm sáng tỏ, bổ sung và củng cố các luận điểm, luận cứ các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung, huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý hoặc nghiên cứu áp dụng các phương pháp, công trình cho công việc quản lý trong đó có các nhà quản lý đào tạo nghề. - Là tư liệu tham khảo, nghiên cứu cho các cơ sở đào tạo nghề. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2019. Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý Các khái niệm về quản lý cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Trang tin điện tử Chuyên trang giáo dục nghề nghiệp ngày 22/03/2017, các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý khác nhau như sau [39, tr.1]: - Theo Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ". - Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” - Theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định". .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 124 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |