…/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ BẠCH DIỆP TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƯ THANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Đắk Lắk, ngày 03 tháng 3 năm 2021 Học viên thực hiện Vũ Bạch Diệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”. Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, giáo viên chủ nhiệm, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Như Thanh, Người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác tại Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Đắk Lắk, tháng 3 năm 2021 TÁC GIẢ Vũ Bạch Diệp MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA……………………………….……………………………… 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………… 11 1.2. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về văn hóa…………… 14 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện…………………………………………………………………… 17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước ……………………… 21 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hóa ở một số địa phương… 23 Tiểu kết Chương 1………………………………………………………… 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK…………… 31 2.1. Tổng quan về huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk……………………… 31 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk…………………………………………………. 32 2.3. Đánh giá chung………………………………………………………. 60 2.4. Nguyên nhân…………………………………………………………. 63 Tiểu kết Chương 2………………………………………………………… 64 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK…………………………………………… 65 3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk………………………………………… 65 3.2. Những giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk………………………. 72 3.3. Một số kiến nghị……………………………………………………… 91 Tiểu kết Chương 3……………………………………………………… 92 KẾT LUẬN………………………………………………………………. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 96 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CQNN Cơ quan nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, Đảng ta đã khẳng định văn hóa có vai trò rất quan trọng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là chủ trương phù hợp với đặc trưng và quy luật phát triển của nhân loại. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, khẳng định bản sắc văn hóa, con người Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập hiện nay đã mang đến những thách thức cho sự phát triển của văn hóa như sự tụt hậu về văn hóa so với tốc độ phát triển kinh tế, tạo ra sự chệch hướng về phát triển văn hóa; sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài và lối sống ngoại lai, thực dụng, vụ lợi, thích hưởng lạc, sa đọa . ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó, trong sự phát triển của văn hóa rất cần sự quản lý của nhà nước để giúp cho văn hóa phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa, con người phát triển toàn diện. Quản lý nhà nước về văn hóa đóng vai trò rất quan trọng bởi lẽ hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Ở góc độ vi mô, hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa trong các lĩnh vực, ở các địa bàn, cộng đồng dân cư sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, công tác QLNN về văn hóa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, con người toàn diện. Đối với huyện CưM’gar, trong những năm qua các CQNN đã tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ QLNN về văn hóa. Công tác QLNN về văn hóa luôn được Đảng bộ và chính quyền huyện CưM’gar quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần tích cực vào sự phát triển văn hóa của địa phương; đồng thời phục vụ có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện. Thông qua hoạt động QLNN các CQNN của Huyện đã định hướng, hỗ trợ cho các phong trào văn hóa cơ sở trên địa bàn Huyện được triển khai đồng bộ, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống thường xuyên được tổ chức…góp phần tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho Nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật của Nhân dân trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định như nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn hạn chế, các thiết chế văn hóa còn quy mô nhỏ; ngân sách đầu tư hằng năm cho sự nghiệp văn hóa còn ít, vẫn còn một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư phát triển văn hóa, việc quản lý tổ chức một số phong trào văn hóa còn mang tính hình thức, công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival còn chưa sát sao… Điều này đã ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa cho Nhân dân trên địa bàn Huyện. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về văn hóa, đóng góp vào sự phát triển văn hóa của Huyện đáp ứng yêu cầu phát triển một cách bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến lĩnh vực văn hóa nói chung, quản lý văn hóa, QLNN về văn hóa nói riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu theo các góc độ khác nhau. Có thể khái lược như sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Chuyên khảo “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (1996/2004), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Chuyên khảo “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999), Nxb Giáo dục của tác giả Trần Ngọc Thêm. Các công trình này đã luận giải nhiều vấn đề cơ bản, cốt lõi của về cội nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chuyên khảo “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta” (1999) của Hoàng Vinh, trình bày những nguyên lý cơ bản của lý luận văn hoá và mấy vấn đề xây dựng văn hoá hiện thời của nước ta. Tác giả đã trình bày về những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: di sản văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, hoạt động vui chơi giải trí và vai trò của nó trong xã hội, cội nguồn của văn hóa và đạo đức. Chuyên khảo “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (2001), Nxb Chính trị Quốc gia của Nguyễn Khoa Điềm, công trình đã nghiên cứu một cách sâu sắc về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp để có thể xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Chuyên khảo “Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hoá” (2004), Nxb Chính trị Quốc gia của Lê Ngọc Tòng; chuyên khảo “Văn hoá và kinh doanh” (1996), Nxb Khoa học xã hội của Phạm Xuân Nam. Những công trình nghiên cứu này đã bước đầu làm rõ những vấn đề rất quan trọng về phương diện lý luận của mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế. Chuyên khảo “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 - Xu hướng và giải pháp” (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội của Phạm Duy Đức (chủ biên), công trình đã trình bày những dự báo về phát triển văn hóa Việt Nam và đề xuất các giải pháp để phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam” (2011), Nxb Chính trị Quốc gia của Nguyễn Thị Hương và Trần Kim Cúc, đã trình bày nhiều vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. 2.2.Các công trình nghiên cứu về quản lý văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa Chuyên khảo “Quản lý hoạt động văn hóa” (1998), Nxb Văn hóa – Thông tin của Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, nhóm tác giả đã trình bày những vấn đề chủ yếu về quản lý văn hóa như: chính sách quản lý, hoạt động văn hóa, nội dung quản lý hoạt động văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay. Giáo trình “Cơ sở lý luận về quản lý văn hóa” (2014), của Đại học Văn hóa Hà Nội, công trình này đã chỉ ra những phương diện lý luận trong hoạt động quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay. Đều là hoàn toàn cần thiết trong hoạt động QLNN về lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay. Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động văn hóa của Trung tăm Văn hóa Thông tin quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” (2012), của tác giả Nghiêm Nam Hùng - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, những ưu điểm, hạn chế trong việc quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa thông tin quận Hà Đông thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động để Trung tâm thực sự là cơ quan giáo dục văn hóa ngoài nhà trường. Chuyên khảo “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (2014), Nxb Chính trị quốc gia của tác giả Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn chủ biên đã giới thiệu những quan điểm chung về quản lý văn hóa trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay. Cuốn sách giới thiệu những kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế giới, đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới (1986) đến nay, đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hỉện nay” (2014), của tác giả Phạm Văn Tám - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, công trình nghiên cứu một số vấn đề chung trong việc quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm văn hóa và thực trạng quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội hiện nay. Từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này. Đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2008) của Vũ Thị Phương Hậu – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến vao trò QLNN trong lĩnh vực văn hóa. Thông qua các quy định pháp lý về vấn đề này, tác giả đã chỉ rõ ra những thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay, những khó khăn, vướng mắc và phương hướng hoàn thiện nhằm đáp ứng với yêu cầu của hoạt động QLNN trong lĩnh vực này. Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” (2011) của Trần Thị An - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội; Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố Thái Nguyên” (2011), của Bùi Quốc Triều - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. Các công trình nêu trên đã nêu ra được thực trạng công tác QLNN về văn hóa trên địa bàn và đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về văn hóa trên địa bàn. Bài viết “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa” (11/2017), Tạp chí Lý luận chính trị của tác giả Nguyễn Thị Hằng - Học viện chính trị khu vực II. Bài viết khẳng định hoạt động QLNN về văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của Nhà nước. Trong thời gian qua, công tác QLNN về văn hóa ở Việt Nam đã đạt nhiều kết quả, song còn một số hạn chế, cần khắc phục. Bài viết “ Một số vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa”(10/2013) tạp chí Văn học nghệ thuật của tác giả Lê Thị Bích Thuận. Bài viết đã trình bày một số vấn đề cơ bản của hoạt động QLNN về văn hóa. Bài viết “Công tác Quản lý nhà nước về văn hóa” (2016) của Vũ Đăng Minh, Nguyễn Thế Vịnh, trong Tài liệu Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóaxã hội ở xã, phường, thị trấn, NXB Chính trị Quốc gia. Các tác giả trên cơ sở phân tích về QLNN về văn hóa đã làm rõ các đặc điểm của QLNN về văn hóa ở cơ sở. Bài viết “Chức năng quản lý văn hóa, giáo dục của nhà nước Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế” (2017), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của tác giả Nguyễn Vinh Hưng – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết đã đề cập đến chức năng quản lý văn hóa, giáo dục là chức năng rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hầu hết các hoạt động của Nhà nước và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa, xã hội. Mặt khác, văn hóa, giáo dục luôn là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, vì vậy, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng quản lý văn hóa, giáo dục trong giai đoạn hội nhập quốc tế luôn cần phải có sự xem xét để điều chỉnh kịp thời. Như vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về các nội dung có liên quan đến luận văn, tôi nhận thấy rằng các công trình này đã tổng hợp và giải quyết nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến văn hóa nói chung, quản lý, QLNN về văn hóa nói riêng. Những nội dung này góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện lý luận và thực tiễn QLNN về văn hóa. Đây cũng là cơ sở để bản thân tôi học hỏi, bổ sung cho luận văn đang thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, quản lý văn hóa, QLNN về văn hóa nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể về QLNN về văn hóa dưới góc độ quản lý công. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk” là nội dung mới và không trùng lắp với công trình khoa học nào đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar qua đó đề xuất những giải pháp để tăng cường QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học của QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện. - Phân tích thực trạng QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất những giải pháp để tăng cường QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện. Trong Luận văn này văn hóa trên địa bàn huyện được tiếp cận ở góc độ quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; thiết chế văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; lễ hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: huyện Cư M’gar - Thời gian: 2015 – 2019 (thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng các quan điểm của Đảng về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững làm phương pháp luận nghiên cứu. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai nội dung nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cụ thể như: - Phương pháp logic – lịch sử: phương pháp này được sử dụng để tiến hành hệ thống hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo thời gian nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các các công trình, đề tài có liên quan đã công bố, thực hiện việc so sánh, đánh giá các quy định về quản lý hoạt động văn hóa để từ đó giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra. - Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng để xem xét, đánh giá cụ thể về các quy định về quản lý văn hóa để đánh giá thực trạng các quy định này và lý giải cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập của những quy định. - Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để khái quát hóa, rút ra những nhận xét, kết luận liên quan đến việc QLNN về văn hóa. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp với nhau với mục đích bảo đảm cho nội dung nghiên cứu của đề tài vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể cần thiết để xem xét, đánh giá một cách toàn diện QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của Luận văn Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản của QLNN về văn hóa nói chung, QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện nói riêng. Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa nói chung về QLNN về văn hóa nói riêng. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về hành chính, quản lý công. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Qua đánh giá thực trạng thực hiện công tác QLNN về văn hóa, đề tài đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tăng cường QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 109 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |