N TẠM THỜI NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN THU LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các Thầy Cô giáo thuộc Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị giúp cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Thu, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Người thực hiện Vũ Kim Oanh năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ là do chính tôi nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng Người thực hiện Vũ Kim Oanh năm 2020 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN APRC Ủy ban Châu Á – Thái Bình Dương BH Bảo hiểm BHTG Bảo hiểm tiền gửi BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BTC Bộ Tài chính CP Chính Phủ FDIC BHTG Liên Bang Hoa Kỳ HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội IADI Hiệp hội Bảo hiểm Tiền gửi quốc tế IDIS BHTG Hồi giáo NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NVTTNR Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi OEDC Khối Hợp tác và Phát triển Kinh tế QH Quốc hội QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân TCTD Tổ chức Tín dụng TCVM Tài chính vi mô TPCP Trái phiếu Chính Phủ TPDH Trái phiếu dài hạn TTNR Tạm thời nhàn rỗi VBMA Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 1.1. Công cụ đầu tư quỹ BHTG của một số tổ chức BHTG thành viên APRC 15 Bảng 2.1. Số liệu tổng hợp về đầu tư NVTTNR 2015-2020 32 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện “Kế hoạch đầu tư vốn & doanh thu đầu tư” 201530/6/2020 35 Bảng 2.3. Danh mục đầu tư theo quy định so với thực hiện 2015-2020 36 Bảng 2.4. Kỳ hạn và Lãi suất đầu tư bình quân DIV và Thị trường 2015-2020 39 Bảng 2.5 Tỷ trọng trúng thầu TPCP sơ cấp của BHTGVN & thị trường 2015-2020 44 Bảng 2.6. Giá trị mua thứ cấp của BHTGVN & thị trường 2015-2020 46 Bảng 2.7. Tổng nguồn vốn đầu tư của BHTGVN thời kỳ 2015-2019 47 Bảng 2.8. Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2015-2019 48 Bảng 2.9. Giá trị thực hiện của các chỉ số về lợi nhuận và năng suất 50 HÌNH Hình 1.1. Quy trình thực hiện quản lý đầu tư của Bảo hiểm tiền gửi 28 Hình 2.1. Mô hình tổ chức, thực hiện hoạt động đầu tư của BHTGVN 22 Hình 2.2. Tỷ trọng Doanh thu đầu tư/Tổng doanh thu 34 Hình 2.3. Xu hướng giảm mạnh và sâu lãi suất trúng thầu sơ cấp 2015-2020 41 Hình 2.4. % sơ cấp, thứ cấp/Giá trị mua TPCP 44 Hình 2.5. So sánh số tiền mua sơ cấp, thứ cấp 44 Hình 2.6. Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn 48 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN TẠM THỜI NHÀN RỖI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI 4 1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG 4 1.1.1. Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi 4 1.1.1.1 Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm tiền gửi 4 a. Khái niệm 4 b. Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi 4 c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm tiền gửi 5 1.1.1.2. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 6 a. Khái niệm và chức năng tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 6 b. Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 7 c. Mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 7 1.1.2. Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG 8 1.1.2.1. Khái niệm về đầu tư nguồn vốn của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 8 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi 8 1.1.3 Đánh giá hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG 9 1.2. Nhân tố ảnh hưởng hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG.12 1.2.1. Nhân tố khách quan 12 1.2.2. Nhân tố chủ quan 12 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư của các Tổ chức bảo hiểm tiền gửi và bài học cho BHTGVN 13 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 13 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN TẠM THỜI NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 18 2.1. Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.18 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.20 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2015-2020. 23 2.2.1. Diễn biến thị trường và những thay đổi chính sách của NHNN và KBNN. 23 2.2.2. Nội dung hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG. 25 a. Danh mục đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.26 b. Quản lý danh mục đầu tư.28 Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh đầu tư, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Thiết lập và quản lý, theo dõi danh mục đầu tư là một quá trình liên tục khi triển khai đầu tư theo các bước sau.28 c. Trách nhiệm trong đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi 29 2.2.3. Xây dựng kế hoạch đầu tư và thẩm quyền quyết định đầu tư30 2.2.4. Kết quả hoạt động đầu tư NVTTNR của BHTGVN. 31 2.2.4.1. Doanh thu từ hoạt động đầu tư 33 * Thực hiện kế hoạch đầu tư. 34 2.2.4.2. Danh mục, kỳ hạn và lãi suất đầu tư 36 2.2.4.3. Kết quả đầu tư trái phiếu chính phủ.43 2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư NVTTNR của BHTGVN47 2.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư.47 2.2.4.3. Cơ cấu tài sản đầu tư nắm giữ. 47 2.2.4.5. Tỷ lệ vốn dành cho đầu tư so với tổng nguồn vốn của BHTGVN.48 2.2.4.6.Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ đầu tư vốn; khả năng sinh lời vốn đầu tư49 2.2.4.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nguồn vốn đầu tư.49 2.2.4.8.Lợi nhuận sau thuế; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu; năng suất lao động50 2.3. Nhận xét về hoạt động đầu tư NVTTNR của BHTGVN. 50 2.3.1. Các thành công50 2.3.2. Các hạn chế51 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế54 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 54 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG II. 56 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN TẠM THỜI NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 57 3.1. Định hướng và mục tiêu đầu tư vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2025-2030 57 3.1.1. Định hướng phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2025-2030. 57 3.1.2. Định hướng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 59 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện văn bản quản trị điều hành nội bộ. 59 3.2.2. Giải pháp về danh mục đầu tư.60 3.2.3. Giải pháp cải thiện chất lượng đầu tư và quản trị rủi ro 60 3.2.3.1. Cải thiện chất lượng đầu tư60 3.2.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác. 62 3.3. Một số kiến nghị. 68 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ68 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 68 3.3.3. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).69 KẾT LUẬN CHƯƠNG III71 KẾT LUẬN. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài Ở Việt Nam, theo yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển, với mục tiêu củng cố niềm tin và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh hệ thống ngân hàng, cơ chế Bảo hiểm tiền gửi và tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần vào sự ổn định của hoạt động ngân hàng nối riêng và của nghành tài chính nói chung. Nguồn vốn để hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi (TCBHTG) thường được hình thành từ vốn Nhà nước cấp, từ đóng góp của Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương hoặc đóng góp của các thành viên, đặc biệt là nguồn đóng góp phí Bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và các nguồn vốn khác…. Đối với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, việc quản lý nguồn vốn an toàn, hiệu quả theo hướng bảo toàn và phát triển là cơ sở quan trọng để bảo đảm thanh khoản dự phòng chi trả cho người gửi tiền. Trên thế giới, hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được phần lớn các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện. Ngoài việc đảm bảo an toàn nguồn vốn (theo khung khổ pháp lý đặc thù riêng của mỗi nước), hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi còn góp phần nâng cao năng lực tài chính để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện thành công mục tiêu chính sách công. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu được công bố chính thức về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nhưng ở một số quốc gia khác (Hàn Quốc, Nhật Bản,…) đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động này. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” làm Luận văn Thạc sĩ nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của BHTGVN là cần thiết và thiết thực. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về Bảo hiểm tiền gửi nói chung và hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nói riêng trên các phương diện: khái niệm, sự cần thiết của hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, các nguyên tắc đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; kinh nghiệm về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở một số quốc gia và bài học với Việt Nam. - Làm rõ thực trạng về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiên nay và từ đó có các đánh giá về thành công và những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. - Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn có các đề xuất giải pháp v nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn là gì? Câu hỏi nghiên cứu 2: Hiệu quả hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gì? Câu hỏi nghiên cứu 3: Các giải pháp mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ năm 2015 đến hết 30/6 năm 2020, đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp sử dụng các dữ liệu thống kê để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đề tài. - Các tài liệu, thông tin, số liệu thu thập từ IADI và các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới, đặc biệt là nghiên cứu của IADI về nguồn vốn và đầu tư của 16 nước thành viên Ủy ban Châu Á – Thái Bình Dương (APRC) trực thuộc IADI. Các thông tin, số liệu, tài liệu của BHTGVN năm 2015 đến hết 30/6 năm 2020. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Về lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về BHTG, hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Về thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu để nâng cao hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, là tài liệu có giá trị tham khảo trong học tập và nghiên cứu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 6. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Đề xuất, kiến nghị. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN TẠM THỜI NHÀN RỖI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG 1.1.1. Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi 1.1.1.1 Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm tiền gửi a. Khái niệm Luật BHTG Việt Nam quy định“ Bảo hiểm tiền gửi là sự đảm bảo hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (TCBHTG) là tổ chức được thành lập để thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các Tổ chức Tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn và lành mạnh hoạt động ngân hàng. TCBHTG hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận dưới hình thức tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp. Tổ chức tham gia BHTG là các TCTD bao gồm ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi theo quy định của pháp luật. Phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG có nghĩa vụ phải nộp cho TCBHTG, hay còn được hiểu là một khoản đóng góp tài chính. Hiện nay, hầu hết phí BHTG được tính theo một mức cụ thể ấn định căn cứ vào số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm (BH) tại tổ chức tham gia BHTG và được nộp tại một thời điểm xác định theo quy định của Luật BHTG tại quốc gia đó. Mục tiêu của việc thu phí này nhằm hình thành nguồn quỹ BHTG có sẵn để xử lý các rủi ro về đổ vỡ ngân hàng và thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. b. Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi Mặc dù mỗi quốc gia có thiết kế mô hình TCBHTG khác nhau phù hợp với đặc thù từng nước, nhưng tựu chung lại, hoạt động BHTG thường có những mục đích cơ bản sau: Thứ nhất, sử dụng công cụ BHTG là nhằm thực hiện chính sách công. Vì vậy, chính sách BHTG của hầu hết các Quốc gia trên Thế giới đều được thiết kế để bảo vệ số đông người gửi tiền; Thứ hai, đảm bảo hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, ngăn chặn đổ vỡ thông qua các hoạt động nghiệp vụ của TCBHTG; Thứ ba, xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tài chính khác nhau về quy mô và loại hình; Thứ tư, giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ (CP) trong trường hợp xử lý đổ vỡ của các TCTD và điều này đồng nghĩa với việc gánh nặng cho người dân đóng thuế để CP hỗ trợ giải quyết những ngân hàng phá sản. c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Hiện nay, đa phần các hệ thống BHTG trên toàn thế giới đều hoạt động hướng tới các chuẩn mực và nguyên tắc phát triển chung, nhất quán trong hoạt động. Các chuẩn mực và nguyên tắc phát triển này đã được Ủy ban BCBS1 và IADI thống nhất thông qua Bộ Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả (2009) và Tài liệu hướng dẫn Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả (2010). Các nguyên tắc và phương pháp đánh giá được nhiều quốc gia sử dụng như mục tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động và cách thức khắc phục. Bộ nguyên tắc cơ bản này được WB và IMF2 áp dụng để đánh giá hiệu quả của các hệ thống BHTG của các quốc gia, trong khuôn khổ chương trình đánh giá lĩnh vực tài chính. Chiến lược đầu tư của tổ chức BHTG phải bao gồm: mục tiêu đầu tư; kỳ hạn đầu tư (ngắn hạn, dài hạn); mức độ rủi ro tối đa (nguồn vốn rủi ro hoặc tiêu chuẩn riêng tùy chỉnh); loại hình đầu tư được phép(tài sản, yếu tố rủi ro, kiểu chiến lược); khó khăn cụ thể (loại trừ hoặc hạn chế đầu tư lĩnh vực ngân hàng); các giới hạn (rủi ro tín dụng, lãi suất, tiền tệ, thanh khoản); phân bổ tài sản hoặc phạm vi của tài sản; nguyên tắc đa dạng hóa; quản trị và phân công nhiệm vụ; nguyên tắc lựa chọn, giám sát và quản lý tài sản; và cơ chế tuân thủ và kiểm toán. Bên cạnh đó, phải tính đến 1 2 . Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng Quỹ tiền tệ quốc tế
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 104 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |