VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG HIỆP NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS VŨ THỊ LOAN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS Vũ Thị Loan. Những vấn đề được trình bày trong Luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của tôi từ nhiều nguồn khác nhau: sách chuyên khảo, tạp chí, giáo trình và từ thực tế tìm hiểu của chính tôi. Những phần tham khảo được trích dẫn có ghi rõ nguồn đầy đủ. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Công Hiệp LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy giáo, cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia đã quan tâm, giúp đỡ truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Thị Loan đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và góp ý cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn để tôi hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng Nội vụ và phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân các phường tại thành phố Bắc Ninh và toàn thể những người tham gia trả lời các phiếu khảo sát đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ trong quá trình thu thập những tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho việc hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã nỗ lực và cố gắng nhưng do còn có nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các quý thầy, cô và các bạn bè, đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả Nguyễn Công Hiệp MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng, sơ đồ, hình ảnh và biểu đồ MỞ ĐẦU.1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH PHƯỜNG.10 1.1 Khái quát công chức tư pháp - hộ tịch phường. 10 1.2 Năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường 18 1.3 Sự cần thiết nâng cao năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch phường . 26 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch phường 29 Tiểu kết chương 134 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH35 2.1 Khái quát đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh và sự ảnh hưởng tới năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường 35 2.2 Khái quát công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.43 2.3 Thực trạng năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch phường hiện nay tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh50 2.4 Đánh giá chung về năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.69 Tiểu kết chương 274 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH. 75 3.1 Quan điểm nâng cao năng lực công chức phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.75 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.76 Tiểu kết chương 390 KẾT LUẬN. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 93 PHỤ LỤC 98 DANH SÁCH BẢNG: CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Thống kê diện tích, dân số của 19 phường tại thành phố Bắc Ninh (năm 2019) 39 Bảng 2.2: Số lượng công chức tư pháp - hộ tịch đã bố trí và còn thiếu theo quy định tại Ủy ban nhân dân các phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………………………………………….44 Bảng 2.3: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2018 - 2020 47 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2018 - 2020 50 Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của công chức hức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2018 - 2020 53 Bảng 2.6: Trình độ quản lý nhà nước của công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, năm 2020 55 Bảng 2.7: Trình độ tin học của công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, năm 2020 55 Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ của công chức hức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, năm 2020 57 Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về mức độ thành thạo các kỹ năng cần thiết của công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 59 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về thái độ công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh 62 Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về mức độ hài lòng của người dân khi đến thực hiện thủ tục tư pháp - hộ tịch tại 19 phường của thành phố Bắc Ninh 64 Bảng 2.12: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố tại thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2018 - 2020 ……………………………………………………………………………….66 Bảng 2.13: Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn của 19 Phường tại thành phố Bắc Ninh (từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2020) 66 Bảng 2.14: Tổng hợp số liệu điều tra xã hội học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch phường, năm 2020 68 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả mô hình năng lực cá nhân ASK 18 HÌNH: Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh 38 Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 40 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2018 - 2020 47 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh theo nhóm tuổi, giai đoạn 2018 - 2020 46 Biểu đồ 2.3 Sự thay đổi về trình độ chuyên môn của công chức tư pháp - hộ tịch phường, giai đoạn 2018 - 2020 Biểu đồ 2.4 Sự thay đổi số lượng công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh có trình độ lý luận chính trị, giai đoạn 2018 - 2020 51 49 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; là nơi gần nhất tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, chính quyền cấp xã phải huy động từ nhiều nguồn lực quan trọng khác nhau trong đó nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” [26, tr.269], “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [26, tr.273]. Mặt khác, vai trò của chính quyền xã cũng được Bác nhấn mạnh với nội dung:“Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Thế mà vì hẹp hòi, bao biện, không biết phân công. Vì nhân dân chưa biết lựa chọn để cử ra những người có năng lực. Vì cấp trên không biết cất nhắc, giúp đỡ, đôn đốc, đốc thúc, kiểm tra, huấn luyện. Thành thử phần nhiều cấp xã là uể oải, thiếu năng lực, kém tinh thần.” [25, tr.371]. Vì vậy, xuất phát từ vai trò của cán bộ - công chức, từ vị trí của chính quyền cấp xã, nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng hàng đầu của Nhà nước ta trong công cuộc cải cách là: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ - công chức nói chung và đội ngũ cán bộ - công chức cấp xã nói riêng. Công chức cấp xã là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp, gần nhất với nhân dân, giải quyết những nhu cầu về thủ tục hành chính, quan hệ hành chính, tiếp thu và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tới các cấp có thẩm quyền. Chính vì vậy việc lựa chọn đúng người có tâm, có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị, năng lực là cơ sở để nâng cao sự hài lòng của người dân đặc biệt là trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Cải cách hành chính liên quan đến tác nghiệp của công chức trong đó công chức tư pháp - hộ tịch tiếp xúc nhiều với người dân nên dễ bộc lộ những ưu điểm - nhược điểm của mình. Vì vậy trong 07 loại chức danh công chức cấp xã, công chức tư pháp hộ tịch có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của chính quyền cấp xã. Tư pháp - hộ tịch là một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi người công chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn và thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ phát triển của địa phương nhằm quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp - hộ tịch với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đang bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khắc phục như: yếu về chuyên môn, bố trí nhân sự chưa đúng, còn có biểu hiện quan liêu khi tiếp dân,. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã không chỉ có ý nghĩa là cơ sở lý luận khoa học mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, thành phố Bắc Ninh đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh. Quy mô nền kinh tế của thành phố Bắc Ninh luôn dẫn đầu toàn tỉnh. Chính điều đó đã giúp vai trò của chính quyền phường nâng lên một bước đòi hỏi năng lực công chức phường nói chung và công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân các phường nói riêng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu, làm luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Vấn đề năng lực công chức nói chung, năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và những người hoạt động thực tiễn tập trung nghiên cứu thể hiện ở những hình thức khác nhau như: sách chuyên khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu, giáo trình. Năm 2011, tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hải có bài viết “Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức” đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 9. Tác giả đã tập trung làm rõ lý luận về năng lực, cơ sở hình thành năng lực của cán bộ, công chức và đưa ra một số biện pháp để phát triển năng lực phù hợp với môi trường hành chính nhà nước [19]. Bài viết “Xác định năng lực của công chức xã trong thực thi công vụ”, của tác giả: Vũ Thúy Hiền đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 31/3/2016. Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung: khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, đặc điểm của công chức cấp xã, phân tích các năng lực cần thiết trong thực thi công vụ của công chức cấp xã (gồm: năng lực chung và năng lực chuyên môn) [20]. Đây là tài liệu hữu ích cho tác giả trong việc xác định tiêu chí đánh giá năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch phường. Năm 2020, tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân hiện đang công tác tại Ban cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan có bài viết: Pháp luật về đánh giá năng lực công chức ở Việt Nam hiện nay đăng trên Cổng thông tin Bộ Nội vụ. Bài viết đã khái quát về chính sách, pháp luật về đánh giá năng lực công chức và nêu một số nhận xét về pháp luật đánh giá năng lực công chức ở nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng: hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về đánh giá năng lực công chức và vẫn còn có sự chồng chéo trong các quy định về đánh giá cán bộ, công chức. Từ đó tác giả đã đề xuất 03 giải pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên [43]. Kết quả nghiên cứu của tác giả có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn. Năm 2003, PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sâm đồng chủ biên cuốn sách: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” in tại NXB Chính trị quốc gia Hà Nội [42]. Trên cơ sở các quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn, các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuốn sách mặc dù được ra đời đã lâu nhưng vẫn còn giá trị cho tác giả trong việc tham khảo các luận cứ để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch phường. Tác giả: Ngô Thành Can (2013), “Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính”, Học viện Hành chính Quốc gia [4]. Bài viết đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng về hoạt động công vụ, quan điểm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với vị trí việc làm trong nền công vụ trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến tốc độ, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, dẫn đến kết quả đạt được thấp so với yêu cầu phát triển của xã hội, và qua đó đã có một số đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 2020 của nước ta trong thời gian tới. Bài viết khẳng định: Chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực thực thi công vụ của bản thân cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, thông quá bài viết, luận văn tham khảo để phân tích thực trang năng lực và giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường; Cuốn sách chuyên khảo: “Công vụ và quản lý thực thi công vụ” của tác giả: Ngô Thành Can (chủ biên, 2018) có nghiên cứu năng lực thực thi công vụ tại chương III [6]. Đây là tài liệu để luận văn tham khảo trong việc xác định khái niệm, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức tư pháp hộ tịch phường. Năm 2017, tác giả: Đào Thị Kim Lân đang công tác tại Đại học Lao động - Xã hội có bài viết: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức” đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước [9]. Bài viết phân tích năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức thông qua các tiêu chí: khái niệm, các khía cạnh tiếp cận, thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và định hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ. Như vậy, qua bài viết trên, luận văn tham khảo được cách phân tích năng lực, xác định các tiêu chí đánh giá năng lực và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của công chức tư pháp hộ tịch phường. Ngoài ra còn nhiều báo cáo, tham luận, bài báo, sách chuyên khảo và một số luận án, luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học tại Học viện Hành chính Quốc gia có nghiên cứu năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở các tỉnh ngoài cũng như ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về: “Năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực công chức và thực trạng năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch tại 19 phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực công chức, công chức tư pháp - hộ tịch phường. Hai là đánh giá thực trạng năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh hiện nay để chỉ ra ưu điểm, hạn chế, và phân tích nguyên nhân của hạn chế. Ba là đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Ủy ban nhân dân 19 phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. + Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020. - Nội dung nghiên cứu: Năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch đang công tác tại Ủy ban nhân dân phường. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biên chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất là phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả nghiên cứu những tài liệu như: Hồ Chí Minh toàn tập, các văn bản quy phạm pháp luật về công chức, một số giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức hành chính nhà nước, các bài báo đăng trên tạp chí tổ .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 132 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Năng lực công chức tư pháp - hộ tịch phường tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |