khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Đỗ Thị Kim Ngọc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, giảng viên, sinh viên các trường cao đẳng công lập đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cám ơn! Đắk Lắk, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Đỗ Thị Kim Ngọc MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG11 1.1. Giảng viên trường cao đẳng.11 1.2. Chất lượng giảng viên trường cao đẳng.18 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên trường cao đẳng. 20 1.3.1. Năng lực, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. 21 1.3.2. Kỹ năng nghề nghiệp 22 1.3.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức. 24 1.3.4. Năng lực thực hiện nhiệm vụ27 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên trường cao đẳng.29 1.4.1. Quan điểm, chủ trương đối với giảng viên.29 1.4.2. Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng giảng viên29 1.4.3. Bố trí và sử dụng giảng viên.30 1.4.4. Các chính sách trong việc đào tạo bồi dưỡng 30 1.4.5. Chính sách tạo động lực và đãi ngộ.31 1.4.6. Đổi mới hoàn thiện công tác đánh giá giảng viên. 32 1.4.7. Môi trường làm việc. 32 1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng công lập trong nước. 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 42 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk.42 2.2. Khái quát về giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.46 2.3. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk49 2.3.1. Trình độ chuyên môn đào tạo. 49 2.3.2. Kỹ năng.52 2.3.3. Năng lực thực hiện nhiệm vụ53 2.3.4. Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp.55 2.4. Đánh giá chung thực trạng chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.57 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân 57 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 59 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 64 3.1 Phương hướng phát triển giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.64 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk.66 3.2.1. Hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp. 66 3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giảng viên theo tiếp cận năng lực 68 3.2.3. Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá giảng viên theo tiếp cận năng lực.70 3.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên. 73 3.2.5. Xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới giảng viên giáo dục nghề nghiệp 75 3.2.6. Xây dựng môi trường thuận lợi tạo động lực cho giảng viên phát triển 76 KẾT LUẬN.84 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa 47 bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn giảng viên các trường cao đẳng công 49 lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 Bảng 2.3: Trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 50 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế cùng tham gia, làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng nhanh, nên đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận và đổi mới nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới, phải đi trước và đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới với sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, kinh tế thế giới đang từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh quốc tế đó, triết lý về giáo dục cho thế kỉ 21 có những biến đổi to lớn, đó là lấy "học thường xuyên suốt đời" làm nền móng hướng tới xây dựng một "xã hội học tập”. Bất kỳ hoạt động nào của một tổ chức hay quốc gia cũng coi con người là nhân tố chính quyết định sự tồn tại và phát triển. Điều này càng được khẳng định rõ hơn trong các cơ sở giáo dục đào tạo, nơi có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Để đạt được mục đích đó thì ngoài việc phải đảm bảo đồng bộ các yếu tố như: mục tiêu, chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, các cơ sở giáo dục đào tạo phải có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt yêu cầu chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời đó là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng đào tạo, vị thế cũng như thương hiệu của một cơ sở giáo dục. Vấn đề phát triển chất lượng của giảng viên trong các trường nói chung và đặc biệt là các trường cao đẳng nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Để đạt mục tiêu đó, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước”. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã có nhận định “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Một trong các giải pháp đó là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục, giai đoạn 2011-2020 quy định: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên”. Đây là những căn cứ và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung, các trường cao đẳng nói riêng thực hiện tốt hơn công tác quản lý đối với giảng viên đồng thời là cơ sở để bản thân mỗi giảng viên tự phấn đấu, rèn luyện, nâng cao năng lực của bản thân. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có vị trí địa lý chiến lược, tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch phong phú. Năm 2015, trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 trường cao đẳng công lập. Đến nay, xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch phát triển ngành, thành lập thêm các trường cao đẳng trên cơ sở nâng cấp các trường trung cấp đồng thời mở rộng đào tạo các ngành kinh tế và kĩ thuật, văn hoá - nghệ thuật, xã hội và nhân văn; chú trọng đào tạo các ngành tin học, ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn bao gồm cả khu vực Tây Nguyên. Nhìn chung, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Nhà nước và địa phương và sự nỗ lực, cố gắng của nhà trường, giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những bước tiến đáng kể cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp lẫn số lượng, trình độ và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, thực trạng về chất lượng của giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay còn nhiều bất cập, tồn tại và hạn chế như chưa hợp lý về cơ cấu, giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ chưa cao; giảng viên cốt cán, chuyên gia đầu ngành hầu như không có, nội dung chương trình; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, . Bên cạnh đó còn tồn tại một số yếu kém như: Chất lượng giảng dạy còn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt trong gắn việc dạy học với nghiên cứu khoa học. Do vậy, vấn đề xây dựng, quản lý, nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự phát triển của tỉnh là hết sức cần thiết. Với mục tiêu đến năm 2025, Đắk Lắk phải phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo có uy tín ở khu vực Tây Nguyên, với chất lượng giáo dục cao đủ sức cạnh tranh trong nước và khu vực ở các ngành: Sư phạm, Kinh tế, Nông - Ngư, Kỹ thuật - Công nghệ. Để đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo cho các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là đề tài nghiên cứu, từ đó góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của tác giả PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Nghiên cứu đề cập đến những kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân lực trong tổ chức (Chính phủ, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức về giáo dục, các tổ chức bảo vệ sức khỏe, các tổ chức phục vụ vui chơi giải trí và các tổ chức xã hội khác) từ khi người lao động bước vào làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động tương ứng với ba giai đoạn: Hình thành nguồn nhân lực; Duy trì (sử dụng) nguồn nhân lực và Phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Đó là những kiến thức vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn của Việt Nam và là cơ sở để tác giá kế thừa trong việc nghiên cứu lý luận cũng như làm sáng tỏ vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu. Bài viết Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức - TS. Nguyễn Hữu Lam. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ xu hướng đổi mới trong hệ thống đại học đang diễn ra trên thế giới, những thực tiễn tại Việt Nam, và những kiến nghị cho việc phát triển đội ngũ giảng viên – nhân tố có tính sống còn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tác giả Đặng Văn Doanh trong luận văn thạc sĩ (2008) (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) với đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên” đã hệ thống hóa khá đầy đủ cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, khái niệm nhà giáo, đội ngũ giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên. Qua đó tác giả nghiên cứu thực trạng đội ngũ, phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Trong luận văn tác giả cũng chưa đề cập đến vai trò của giảng viên hiện nay, chưa đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên. Tác giả Lê Thị Việt Anh trong luận văn thạc sĩ (2011) (Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Quản lý việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực” đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý luận về đội ngũ, đội ngũ giảng viên, quản lý việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Khảo sát và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý cơ bản có tính khả thi đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực giai đoạn 2011 - 2020. Luận án tiến sĩ: “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học đồng bằng Sông Cửu long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học” (2010) của Nguyễn Văn Đệ, Đại học Giáo dục yêu cầu giảng viên đại học chưa thể dừng ở việc nhận học vị thạc sỹ, tiến sỹ là xong mà cần thường xuyên trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nhất là đối với giáo viên trẻ. Ngoài ra, bài viết, chỉ ra ba loại nhu cầu cần bồi dưỡng đào tạo thêm cho giảng viên đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loại thứ nhất là nhu cầu đạt chuẩn trình độ để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt, đạt tỷ lệ chuẩn của Điều lệ đại học. Nhu cầu thứ hai là nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học, xử lý các tình huống sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nhu cầu thứ ba là nhu cầu đạt chuẩn cán bộ đầu đàn nhằm chủ động đào tạo nguồn giảng viên chất lượng cao, củng cố thương hiệu cho mỗi trường đại học. Trong “Nghiên cứu khoa học của giảng viên – Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay” của Trần Mai Ước (2013) nhấn mạnh đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ vừa quan trọng – bắt buộc – cần thiết của bất kỳ giảng viên đại học nào. Cả hai nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ lẫn nhau. Trong đó bài viết đề cao đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, uy tín đào tạo của đại học. Trong “Giảng viên – “chìa khóa” mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng” của Nguyễn Danh Tuấn (2013) theo tác giả đội ngũ giảng viên chính là “máy cái’, là “chìa khóa’ để mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Trong “Chất lượng đội ngũ giảng viên: Từ góc nhìn năng lực nghiên cứu khoa học” của Hoàng Văn Mạnh (2014) cho thấy việc đánh giá chất lượng giảng viên là một công việc khó, không dễ và có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên bao gồm học vị, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ, trong số đó bài viết nhấn mạnh đến năng lực nghiên cứu khoa học và coi nghiên cứu khoa học như là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giảng viên. Thời gian qua, đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về chất lượng giảng viên nói chung, chất lượng giảng viên các trường cao đẳng nói riêng dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau. Các công trình đều đề cập đến các khái niệm, đặc điểm vai trò của giảng viên, giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên. Tuy nhiên để đi sâu nghiên cứu nội dung đề cập đến chất lượng giảng viên các trường cao đẳng không nhiều. Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay như đề tài của tác giả. Đây chính là cơ sở và động lực để tác giả nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên trường cao đẳng; -Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 108 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |