THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ KIM THANH THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ

LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B

NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ KIM THANH THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học từ PGS. TS. Trương Thị Hiền. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng trên tạp chí, các website và các tác giả khác đều được liệt kê tại phần tài liệu tham khảo. Các số liệu trong luận văn đều là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng về kết quả luận văn và cam đoan luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Kim Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và hoàn thành đề tài luận văn này, bản thân tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn từ tập thể thầy cô Học viên Hành chính và các bạn trong lớp cao học HC21.N6. Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trương Thị Hiền đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn một cách tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và quý thầy cô Khoa sau đại học đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành chương trình khóa học. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn đến các anh/chị Lãnh đạo Sở Du lịch, Lãnh đạo phòng Quản lý cơ sở lưu trú du lịch – Sở Du lịch đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu và dữ liệu để hoàn thành luận văn. Do tài liệu nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch không nhiều vì vậy luận văn sẽ còn có nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên, của lãnh đạo đơn vị và các tác giả đi trước hoặc sau này để nội dung nghiên cứu của luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Kim Thanh Thủy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ISO: Tiêu chuẩn quốc tế CNXH: Chủ nghĩa xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa WTO: Tổ chức thương mại thế giới ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ANTT: An ninh trật tự TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam EU: Liên minh Châu Âu ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á VTOS: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số liệu 2.1. Cơ sở lưu trú được xếp hạng tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2018 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượng CSLTDL và số phòng giai đoạn 2015 – 2018 35 MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 8 3.1. Mục đích nghiên cứu 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10 7. Kết cấu luận văn 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH 1.1. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch 12 1.1.1. Khái niệm cơ sở lưu trú du lịch 12 1.1.2. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch 13 1.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch 12 14 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước 14 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch 16 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch 17 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch của một số tỉnh thành Việt Nam và bài học rút ra cho thành phố Hồ Chí Minh 20 1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 20 1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 22 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận 24 1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hồ Chí Minh 25 Tóm tắt Chương 1 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 28 2.1. Các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 28 2.1.1. Yếu tố về tự nhiên, văn hóa - xã hội. 28 2.1.2. Yếu tố về thể chế, pháp lý.30 2.1.3. Yếu tố khác: 31 2.2. Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 33 2.2.1. Tổng quan về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay. 33 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý cơ sở lưu trú du lịch37 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 40 2.2.4. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cơ sở lưu trú du lịch 41 2.2.5. Công tác đảm bảo chất lượng cơ sở lưu trú 43 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật đối với các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.46 2.2.7. Hợp tác quốc tế trong phát triển cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 48 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh50 2.3.1. Những kết quả đạt được50 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. 51 Tóm tắt Chương 2 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI.55 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.55 3.1.1. Định hướng phát triển ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 55 3.1.2. Quan điểm phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh 56 3.1.3. Mục tiêu phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh . 58 3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh 58 3.2.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2025 58 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2025. 59 3.3. Một số kiến nghị67 3.3.1. Đối với Chính phủ.67 3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 68 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.69 Tóm tắt Chương 3 70 KẾT LUẬN.71 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Bằng việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác phát triển du lịch như Quyết định 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010; Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 4227/QĐ-BVHTTDL ngày 29/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Quyết định số 2522/QĐBVHTTDL ngày 13/7/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2714/QĐ-BVHTDL ngày 03/8/2016 về phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, từ năm 2001 đến nay, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 15,5 triệu lượt người, tăng hơn 6,6 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 80 triệu lượt người, tăng 6,84 lần so với năm 2001; đóng góp trên 10% GDP cả nước. Cùng với tốc độ phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực để phát triển không ngừng và trở thành trung tâm du lịch đứng đầu cả nước. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2018, khách quốc tế đến thành phố đạt 7,5 triệu lượt, tăng 17,38% so với năm 2017; khách du lịch nội địa đạt 29 triệu lượt, tăng 16,07% so với năm 2017; tổng doanh thu ngành du lịch đạt 140 ngàn tỷ đồng, tăng 21,55% so với năm 2017. Với số lượng khách du lịch đến thành phố ngày một tăng đã đòi hỏi hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phải phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hệ thống lưu trú du lịch và các dịch vụ bổ trợ trong cơ sở lưu trú du lịch đang ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Hiểu được điều đó, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh luôn được quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả đạt được nhiều kết quả tích cực như góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch, thường xuyên thanh kiểm tra để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm về kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo, thiết lập môi trường du lịch cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như tình trạng quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch gây hiểu nhầm cho du khách khi chọn lựa địa điểm để lưu trú, chưa có sự phối hợp tốt với PC64 (Công an Thành phố) trong việc nắm bắt tình hình khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch, chưa quan tâm đúng mức trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở lưu trú du lịch, chưa theo dõi sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch để phân tích, đánh giá từ đó có cái nhìn chung về tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay, qua đó xác định những biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tại địa phương cũng như kịp thời đề ra giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch. Có thể nói, để hệ thống lưu trú du lịch thực sự phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu về phát triển bên trong, công tác quản lý nhà nước cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài cho Luận văn Thạc sỹ Quản lý công là “Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước đối với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đang là vấn đề cấp bách của ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi ngày càng có nhiều khách sạn cao cấp bị rút hạng sao do không đảm bảo chất lượng hoạt động theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên thực tế thời gian qua, các nghiên cứu về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch không nhiều, đa số chủ yếu chỉ tập trung xoay quanh vấn đề chung về ngành Du lịch. Lê Ngọc Tuấn (2009), Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước của ngành Du lịch đối với lĩnh vực lưu trú du lịch trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, tác giả phân tích ở mức độ khái quát trên toàn lãnh thổ Việt Nam, không cụ thể tại tỉnh, thành nào. Đề tài nghiên cứu cấp ngành năm 2016 của Tổng cục Du lịch về “Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã đề cập đến một số nội dung chủ yếu như: xu hướng phát triển của du lịch thế giới; quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn trong xu hướng hội nhập; thực trang ngành Du lịch Việt Nam, các định hướng, giải pháp hiện nay của ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước giao để từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Báo cáo chuyên đề về “Du lịch Việt Nam– Thực trạng và giải pháp phát triển” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện vào năm 2014. Báo cáo là một công trình nghiên cứu công phu, hữu ích đối với ngành Du lịch Việt Nam, qua đó một số nội dung đã được làm rõ như: thực trạng của ngành Du lịch bao gồm những kết quả đạt được và những hạn chế hiện hữu; xu hướng và yếu tố tác động tạo ra những khó khăn, thách thức đối với du lịch Việt Nam; quan điểm và những giải pháp đột phá chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Tọa đàm giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo và phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức vào năm 2016. Buổi tọa đàm đã thu hút các tham luận, ý kiến của đại biểu về nhiều vấn đề như: Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia; Điều chỉnh pháp luật hiện hành về Du lịch cho phù hợp với yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn; Các chính sách hỗ trợ thu hút khách quốc tế đến Việt Nam; Giải pháp về: phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Việt Nam… Báo cáo về “Ngành Du lịch Việt Nam đến năm 2019” của Travel and Tourism Intelligence Center vào năm 2015 tập trung vào việc phân tích và dự đoán số lượng du khách trong toàn ngành Du lịch Việt Nam; phân tích việc chi tiêu của du khách đối với những dịch vụ khác nhau như lưu trú, tham quan, giải trí, vận chuyển, mua sắm… Ngoài ra, còn một số luận văn, bài viết liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch thì chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Như vậy, đề tài này là cần thiết được triển khai để giải quyết các vấn đề liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Luận văn có mục đích nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và phân tích, rút ra bài học cho thành phố Hồ Chí Minh từ kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực và một số tỉnh thành trong quản lý và phát triển cơ sở lưu trú du lịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hệ thống này. - Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian và nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các số liệu, tài liệu đã công bố từ năm 2015 đến nay, tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu đã có liên .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 84 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024