CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC PHÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THỦY HÀ NỘI - NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sự tin cậy và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thưc, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Phát LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Em đã hoàn thành Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để truyền dạy những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu giúp em nâng cao được trình độ và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học và thực tiễn công tác tại cơ quan. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thị Thủy – Cô đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu cũng như có những ý kiến đóng góp giúp em hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và những kiến thức về mặt lý luận vẫn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp cùng độc giả để giúp đỡ em có điều kiện hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Phát DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bảo vệ môi trường BVMT Chất thải nguy hại CTNH Chất thải rắn CTR Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH Khoa học và Công nghệ KH&CN Kinh tế - Xã hội KT-XH Tài nguyên và Môi trường TN&MT Nghị định – Chính Phủ NĐ-CP MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU.1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT9 1.1. Khái quát về chất thải rắn sinh hoạt 9 1.1.1. Chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt. 9 1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 10 1.2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 13 1.2.1. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường. 13 1.2.2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới sức khỏe cộng đồng.15 1.2.3. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến kinh tế - xã hội. 16 1.3. Quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt.17 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 17 1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt19 1.3.3. Vai trò của quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 20 1.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt.21 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt 25 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. 28 1.4.1. Hàn Quốc.28 1.4.2. Nhật Bản30 1.4.3. Úc 31 1.4.4. Đài Loan 31 1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 137 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM38 2.1. Khái quát về Việt Nam và tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 38 2.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 41 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam44 2.2.1. Hệ thống thể chế chính sách, pháp luật của nhà nước.44 2.2.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt52 2.2.3. Công tác triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt 62 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 79 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam 82 2.3.1. Kết quả đạt được82 2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 288 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM.89 3.1. Định hướng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam . 89 3.1.1. Quan điểm. 89 3.1.2. Mục tiêu.91 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 93 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật.93 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 94 3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt.95 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức hoạt động trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 97 3.2.5. Tăng cường công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn. 99 3.2.6. Tăng cường công tác thanh kiểm tra trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 100 3.2.7. Đẩy mạnh xã hội hóa đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt. 102 3.2.8. Đẩy mạnh xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khâu 103 3.2.9. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, sự tham gia và trách nhiệm của người dân. 107 3.2.10. Tăng cường hợp tác quốc tế 109 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3111 KẾT LUẬN. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 118 PHỤ LỤC 2: 124 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 11 Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn đô thị tại một số quốc gia 12 Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 40 Bảng 2.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh năm 2019 43 Bảng 2.3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh năm 2019 43 Bảng 2.4: Các tỉnh thành phố có lượng phát sinh CTR trên 1000 tấn/ngày 44 Bảng 3.1: Công nghệ xử lý CTRSH 106 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH 11 Hình 2.1: Tỷ lệ đóng góp GDP giữa các ngành kinh tế năm 2019 40 Hình 2.1 : Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị 69 Hình 2.2: Tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn 70 Hình 2.3: Tỷ lệ xử lý chất thải theo các phương pháp 73 Hình 2.4: Quy trình đốt thu hồi năng lượng điển hình 76 Hình 2.5: Quy trình sản xuất phân compost 77 Hình 2.6: Quy trình Cacbon hóa 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Rác thải đã và đang trở thành vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn lấp hay đốt, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng. GDP thực của Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng trong năm 2019 cao, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa đất nước và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng, đã và đang làm gia tăng lượng CTR phát sinh, cả về số lượng, thành phần và tính chất đã và đang gây áp lực rất lớn đến môi trường. Năm 2019, lượng CTRSH phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTRSH nông thôn - khoảng 32.000 tấn/ngày. Đối với CTRSH đô thị, tỷ lệ thu gom đã tăng từ 78% năm 2008 lên 85,5% năm 2017. Dịch vụ thu gom đã được mở rộng tới các đô thị loại V. Một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100%. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40-55% (Bộ TNMT, 2018). Tỷ lệ thu gom tại các vùng nông thôn ven đô hoặc thị trấn đạt tỷ lệ cao hơn, khoảng 60-80%, còn tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10%. Tính đến năm 2018, Tỷ lệ tái chế CTRSH vẫn còn thấp, khoảng 8-12% CTRSH đô thị và 3,24% đối với CTRSH vùng nông thôn. Hiện nay, phương pháp chính trong xử lý/tiêu hủy CTR vẫn là chôn lấp; ước tính 70-75% CTRSH đang được xử lý theo phương pháp này [33]. Với tình hình thực tế hiện nay, có thể thấy quản lý nhà nước về CTRSH có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đi kèm với sự phát triển kinh tế- xã hội, quản lý nhà nước về CTRSH là một trong các công tác quan trọng nhằm hướng đến bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận song công tác quản lý CTRSH hiện vẫn còn nhiều tồn tại. CTR chưa được phân loại tại nguồn; các biện pháp giảm thiểu phát sinh chưa được áp dụng mạnh mẽ; tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn còn thấp và chưa có chuyển biến tích cực; việc tái chế còn lạc hậu, gây ô nhiễm và phương thức xử lý chính vẫn đang là chôn lấp. Nguyên nhân là do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTRSH còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về CTR vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CTR vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý CTR chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý CTR đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm. Đầu tư cho công tác quản lý CTRSH còn hạn chế, chưa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. Công tác xã hội hóa hiện còn yếu do thiếu các quy định phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư. Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTRSH hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Các công nghệ xử lý CTR của Việt Nam chưa thực sự hiện đại và đang có quy mô nhỏ Hầu hết công nghệ xử lý CTR nhập khẩu không phù hợp với thực tế CTR tại Việt Nam do chưa được phân loại tại nguồn, nhiệt trị của CTRSH thấp, độ ẩm không khí cao… Còn các công nghệ xử lý CTR chế tạo trong nước lại chưa đồng bộ và hoàn thiện nên chưa thể phổ biến và nhân rộng. Có thể thấy, vấn đề quản lý và xử lý CTRSH tại Việt Nam đang là vấn đề nóng, vô cùng cấp bách. Trên cơ sở đó, học viên lựa chọn nội dung: “Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là nội dung đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều công trình nghiên cứu có thể được kể đến như sau: - Tác giả Huỳnh Trung Hải, Hà Vĩnh Hưng, Nguyễn Đức Quảng (2016), Tái sử dụng và tái chế chất thải, NXB Xây dựng đưa ra những khái niệm cơ bản và những định nghĩa khác nhau của chất thải rắn [20]. - TS. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng đã đưa ra định nghĩa về chất thải rắn, sơ lược lịch sử phát triển và quản lý chất thải rắn, các ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và nội dung quản lý tổng hợp chất thải rắn [26]. - TS. Phạm Tuấn Hùng, TS. Đỗ Tiến Anh, TS. Nguyễn Đức Lượng, ThS. Ứng Thị Thúy Hà và ThS. Chử Thị Hồng Nhung (2016), Quản lý chất thải và Biến đổi khí hậu, NXB xây dựng đưa ra một số khái niệm và định nghĩa về chất thải [25]. - Đại học Tài nguyên và Môi trường (2013), Giáo trình Quản lý CTR và chất thải nguy hại đưa ra khái niệm CTR, sự phát sinh CTR, tác hại của CTR cũng như cung cấp các kiến thức cơ bản về quản lý và các công nghệ xử lý CTR đô thị [19]. - Học viện Hành chính Quốc (2010), Giáo trình Quản lý học đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về khoa học quản lý, giúp người đọc hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản này vào làm cơ sở cho việc nghiên cứu [21]. - Học viện Hành chính Quốc gia (2016), Giáo trình Quản lý công, NXB Bách khoa Hà Nội đưa ra những cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý trong khu vực công [22]. - Học viện Hành chính Quốc (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước, khái niệm thể chế hành chính và lý luận chung về quản lý hành chính nhà nước [23]. - Tổng cục Môi trường (2019), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Đánh giá tình hình nguồn thải, phát sinh chất thải và công tác kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải với mục tiêu kiểm tra, đánh giá công tác quản lý CTR tại 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và kiểm tra đánh giá các cơ sở xử lý CTRSH tại các địa phương [38]. - TS. Nguyễn Trung Thắng, TS. Hoàng Hồng Hạnh, ThS. Dương Thị Phương Anh, Ths. Nguyễn Ngọc Tú (2019), Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6/2019 nêu tổng quát về tình hình phát sinh CTR ở Việt Nam hiện nay, thực trạng công tác quản lý CTR, các vấn đề và thách thức về quản lý CTR cũng .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 174 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |