……… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ DIỄM XUÂN NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN HẢI HỒ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân xã huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan Hải Hồ. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong Luận văn là trung thực, chính xác, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn Lê Thị Diễm Xuân năm 2019 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là các Thầy, Cô Khoa Sau Đại học của Học viện đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phan Hải Hồ, người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp tôi trong quá trình viết và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng song do trình độ, năng lực còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên luận văn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2019 Hqc viên Lê Thị Diễm Xuân DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung UBND Ủy ban nhân dân Nxb Nhà xuất bản CBCC Cán bộ, công chức XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân HTCT Hệ thống chính trị HĐND Hội đồng nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa PGS,TS. Phó Giáo sư, Tiến sĩ CNTT Công nghệ thông tin DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ Biểu đồ: 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ 2.6 Tên biểu đồ Trang Cơ cấu tỷ trọng tăng trưởng kinh tế bình quân 36 huyện Nhà Bè (2015 - 2018) Cơ cấu giới tính của cán bộ UBND cấp xã 39 huyện Nhà Bè (2015 - 2018) Cơ cấu tuổi của cán bộ UBND cấp xã huyện 40 Nhà Bè (2015 - 2018) Trình độ chuyên môn của cán bộ UBND cấp 41 xã huyện Nhà Bè (2015 - 2018) Trình độ lý luận chính trị của cán bộ UBND 42 cấp xã huyện Nhà Bè (2015 - 2018) Nghiệp vụ quản lý nhà nước của cán bộ 42 UBND cấp xã huyện Nhà Bè (từ 2015 - 2018) DANH MỤC BẢNG Bảng biểu Tên bảng biểu Bảng 2.1 Đạo đức và trách nhiệm công vụ 45 Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát Đạo đức và trách 46 Bảng 2.3 nhiệm công vụ Soạn thảo và xử lý văn bản 47 Bảng 2.4 Thống kê kết quả khảo sát Soạn thảo và xử lý 47 Bảng 2.5 văn bản Am hiểu lĩnh vực hành chính công 48 Bảng 2.6 Thống kê kết quả khảo sát Am hiểu lĩnh vực 48 Bảng 2.7 công Sử dụng công nghệ thông tin 49 Bảng 2.8 Sử dụng ngoại ngũ trong giao tiếp cơ bản 49 Bảng 2.9 Tư duy, phân tích 51 Bảng 2.10 Lập kế hoạch và phân công, phân nhiệm 52 Bảng 2.11 Kiểm tra, giám sát 52 Bảng 2.12 Quản lý nguồn nhân lực 53 Bảng 2.13 Quan hệ phối hợp 54 Bảng 2.14 Tổ chức và điều hành hoạt động hội họp 55 Bảng 2.15 Quản lý sự thay đổi 55 Bảng 2.16 Năng lực chuyên môn 57 Bảng 2.17 Năng lực am hiểu thực tiễn địa phương 58 Bảng 2.18 Những đóng góp thể hiện tính hiệu quả của 59 Cán bộ UBND cấp xã Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU.1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.7 1.1. Năng lực của cán bộ UBND cấp xã 7 1.2. Cơ sở pháp lý về năng lực của cán bộ UBND cấp xã. 13 1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực của cán bộ UBND cấp xã. 15 1.3.1. Năng lực chung. 19 1.3.2. Năng lực quản lý, lãnh đạo21 1.3.3. Năng lực chuyên môn.24 1.3.4. Năng lực am hiểu thực tiễn địa phương. 25 1.4. Các nhân tố tác động đến năng lực của cán bộ UBND xã.25 1.4.1. Phẩm chất chính trị25 1.4.2. Phẩm chất tâm - sinh lý (tính cách) 26 1.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng 27 1.4.4. Chế độ tiền lương, chính sách. 28 1.4.5. Khen thưởng, kỷ luật. 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 130 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH31 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Nhà Bè. 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội 31 2.1.2. Số lượng, chất lượng cán bộ UBND cấp xã ở huyện Nhà Bè35 2.1.3. Chủ trương chính sách, pháp luật 39 2.2. Thực trạng năng lực của cán bộ UBND xã huyện Nhà Bè theo các tiêu chí đánh giá năng lực.42 2.2.1. Năng lực chung. 42 2.2.2. Năng lực quản lý, lãnh đạo47 2.2.3. Năng lực chuyên môn.53 2.2.4. Năng lực am hiểu thực tiễn địa phương. 55 2.2.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ UBND cấp xã huyện Nhà Bè 55 2.3. Đánh giá chung về năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Nhà Bè. 58 2.3.1. Những mặt mạnh58 2.3.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. 59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 263 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYÊN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.64 3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã 64 3.1.1. Mục tiêu.64 3.1.2. Phương hướng 66 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. 66 3.2.1. Nhóm giải pháp chung. 67 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể. 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 387 KẾT LUẬN 89 TÀI LIÊU THAM KHẢO.91 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hệ thống chính quyền cấp xã có vị trí rất quan trọng được ghi nhận tại Điều 110 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Chính quyền cấp xã nói chung, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nói riêng là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của Nhân dân ở địa phương. Theo đó, đội ngũ cán bộ UBND cấp xã là người trực tiếp tiếp xúc với Nhân dân, làm cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Thực tiễn cho thấy, nơi đâu có đội ngũ cán bộ UBND cấp xã vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, những địa phương cơ sở nào đội ngũ cán bộ UBND cấp xã không được đào tạo, không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, thì địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Trong những năm qua, huyện Nhà Bè đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, là địa phương trọng điểm trong tiến trình phát triển hướng ra Biển Đông của thành phố. Vì vậy, mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có nhiều Dự án, công trình trọng điểm của Thành phố và Quốc gia đang đồng thời được triển khai thực hiện. Từ năm 2012, Huyện tiến hành xây dựng nông thôn mới, nâng cao dân trí và chất lượng đời sống cho nhân dân. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và ổn định, phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của đội ngũ cán bộ UBND cấp xã là hết sức quan trọng. Theo đó, Nhà Bè phải có một đội ngũ cán bộ UBND cấp xã vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những cán bộ đã thể hiện tốt về phẩm chất, năng lực trong quá trình công tác, vẫn còn một số cán bộ UBND cấp xã của huyện Nhà Bè còn bộc lộ những yếu kém về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và đặc biệt là năng lực còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể: vẫn còn những cán bộ chưa được rèn luyện, chưa qua thử thách, còn biểu hiện xa rời quần chúng nhân dân, thiếu chủ động, sáng tạo, còn lúng túng trong điều hành, xử lý các tình huống hàng ngày nên hiệu quả công việc chưa cao. Bên cạnh đó, với sự tác động của tốc độ đô thị hóa nhanh, gia tăng dân số, sự biến đổi về kinh tế – xã hội tại địa phương, cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn Huyện cũng vấp phải các vấn đề yếu và thiếu các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đưa ra các quyết sách chính xác, đưa địa phương xây dựng nông thôn mới thành công. Chính vì vậy, để góp phần trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng quê hương Nhà Bè ngày càng giàu, mạnh, văn minh đòi hỏi đội ngũ cán bộ UBND cấp xã của huyện Nhà Bè cần phải được nâng cao hơn nữa về năng lực thực thi công vụ và năng lực lãnh đạo quản lý. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề cán bộ nói chung, năng lực cán bộ UBND cấp xã nói riêng là nội dung được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số các bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài, công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến các vấn đề cán bộ có nhiều công trình, bài viết đã với những đóng góp, kiến nghị hết sức sâu sắc, có giá trị thực tiễn cao như: - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuốn sách đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học cho việc nâng cao đội ngũ CBCC các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Cao Khoa Bảng (2008) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố. Cuốn sách đã trình bày những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý, thực trạng, kinh nghiệm và những yêu cầu đặt ra. - Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2005), Hệ thống chính trị nông thôn nước ta hiện nay. Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề từ quan điểm lý luận đến thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở nông thôn nước ta. Các luận văn, luận án: - Phạm Công Khâm (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Củu Long hiện nay. Luận án Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng. Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học về vai trò đội ngũ CBCC và công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã; đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ ra mục tiêu, quan điểm và đề xuất những giải pháp để xây dựng đội ngũ CBCC theo yêu cầu mới trong điều kiện hiện nay. - Lê Hanh Thông (2003), Đổi mới giáo dục lý lu¾n chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ. Luận án đã nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong HTCT cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ; trên cơ sở đó đề xuất một hệ thống các giải pháp tác động phù hợp và kiến nghị những đổi mới nội dung, chương trình, phương thức giáo dục lý luận chính trị, góp phần nâng cao vai trò, phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta trong quá trình đổi mới theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. - Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng). Luận án được bảo vệ thành công năm 2007 tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình giúp tham khảo những khía cạnh lý luận và thực tiễn về vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, …. - Thành Từ Dũ (2006) Báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho các bộ cấp cơ sở ở tỉnh Tây Ninh hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học này tìm hiểu thực trạng vai trò báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Tây Ninh và đưa ra những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò báo chí trong giáo dục ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Tây Ninh. - Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học cũng đã phân tích thực trạng, phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh. Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp triển khai đề tài. Các công trình khoa học như tổng thuật đã cung cấp nhiều luận cứ, luận chứng cả về lý luận và thực tiễn cho việc triển khai đề tài. Tuy nhiên vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Nhà Bè TPHCM chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố và có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng năng lực của cán bộ UBND cấp xã, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất mục tiêu, phương hướng và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã, huyện Nhà Bè. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cán bộ UBND xã thông qua việc xây dựng khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực cán bộ UBND cấp xã, qua đó xác định tiêu chí đánh giá năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ cấp UBND xã. Khảo sát đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ UBND cấp xã, huyện Nhà Bè và các hoạt động tạo nên năng lực đó. Chỉ ra ưu khuyết điểm và nguyên nhân. Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã, huyện Nhà Bè trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các thể chế, chính sách, cách thức tổ chức đánh giá về năng lực của cán bộ UBND cấp xã huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu tại 06 xã và 01 thị trấn của huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phương pháp: Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức, quản lý hành chính, tiêu chí phân loại cán bộ công chức, thi tuyển, nâng ngạch cán bộ công chức,…. Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, điều tra và thống kê nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các phương pháp này nhằm tổng hợp các tư liệu, số liệu về tình hình cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong giai đoạn .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 126 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân xã huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |