C SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THẾ DUY HÀ NỘI - NĂM 2021 Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy TS.Vũ Thế Duy. Công trình nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ một tài liệu, ấn phẩm nào dưới mọi hình thức. Các dữ liệu, số liệu, nội dung trình bày trong luận văn đều trung thực, khách quan và chính xác, là kết quả của quá trình lao động trung thực của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Quảng Yên, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Thị Ninh Để hoàn thành công trình nghiên cứu đề tài luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Khoa sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu công trình này. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tôi học tập tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Vũ Thế Duy, người đã giúp tôi định hướng, tổ chức và triển khai nghiên cứu cũng như hoàn thiện đề tài Luận văn thạc sỹ. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng bằng việc sử dụng kiến thức và kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, do đây là sản phẩm nghiên cứu đầu tiên, kinh nghiệm và kiến thức còn có những hạn chế, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ quý Thầy/Cô. Tôi xin trân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Bùi Thị Ninh TT Chữ viết tắt 1 ANTT 2 APEC 3 ASEAN Diễn giải Tiếng Anh Tiếng Việt An ninh trật tự Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Association of South Hiệp hội các Quốc gia East Asian Nations Đông Nam Á Asia Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu 4 ASEM 5 CB, CC Cán bộ, công chức 6 CTQG Chính trị quốc gia 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KDC Khu dân cư 9 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 10 QLNN Quản lý nhà nước 11 TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 WTO 14 XHCN World Trade Organisize Tổ chức Thương mại thế giới Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 1. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích và dân số phân theo các đơn vị hành chính thuộc thị xã Quảng Yên…….……….…….……………………………………… 48 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2016-2019 của thị xã Quảng Yên……………………………….…………………… 49 Bảng 2.3. Số lượng mô hình tự quản phân theo đơn vị hành chính tính đến đầu năm 2019…………………………………………………………. 51 Bảng 2.4. Lớp bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào tự quản tại địa phương cho cán bộ, công chức các ban ngành, đoàn thể cấp thị xã và các xã, phường…………………………… 69 Bảng 2.5. Lớp tập huấn kiến thức về xây dựng và tổ chức triển khai mô hình tự quản trên địa bàn thị xã Quảng Yên năm 2019…………………… 69 Bảng 2.6. Thống kê số lượng văn bản ban hành nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở………………… 79 2. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Tổ tự quản thu gom và xử lý rác thải của khu phố 7, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên…………………………………………… 73 Hình 2.2. Tổ tuần tra nhận dân của thôn Cẩm Lũy, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên………………………………………………………………… 75 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt 64 động tự quản cộng đồng ở cơ sở. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các mô hình tự quản. 66 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 113 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG Ở CƠ SỞ.13 1.1. Tự quản và tự quản cộng đồng.13 1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở 20 Tiểu kết chương 1 46 CHƯƠNG 247 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG Ở CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH.47 2.1. Khái quát về thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 47 2.2. Thực trạng hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 50 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 58 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 78 Tiểu kết chương 2 87 CHƯƠNG 388 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG Ở CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH.88 3.1. Quan điểm của Đảng và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 88 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 92 3.3. Khuyến nghị. 108 Tiểu kết chương 3 111 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 114 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Chính quyền cấp xã là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị cơ sở, trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của nhân dân, là nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, trong sạch đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị phát triển bền vững, xây dựng “cầu nối” vững chắc giữa Nhà nước với nhân dân, và một trong những yếu tố đảm bảo chiếc “cầu nối” này đủ mạnh đó là việc xây dựng và phát triển phong trào tự quản cộng đồng ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của mỗi người dân gắn liền với cộng đồng dân cư mà họ sinh sống. Kể từ khi đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là từ năm 1986 trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới từ một xã hội thuần nông đã và đang dần biến đối trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng. Con người ngày càng ý thức được vai trò và vị thế của mình trong xã hội, vai trò này thể hiện khá đầy đủ và toàn diện thông qua các hình thức tổ chức tự quản ở cơ sở. Các hình thức tổ chức tự quản không chỉ góp phần bổ sung, trợ giúp cho chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý xã hội, mà còn làm biến đổi tích cực chất lượng cuộc sống ở các khu dân cư, không chỉ nâng cao hiêu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, làm sáng tỏ bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mà còn phát huy được tính cộng đồng, tính tự quản của các cá nhân và tổ chức, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền nước ta hiện nay. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của các hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở nên ngay từ khi hòa bình được lập lại, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến vấn đề này. Minh chứng cụ thể đó là việc ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị nêu rõ: “Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo)…”[9]. Việc thể chế hóa thông qua hệ thống văn bản pháp luật là cơ sở quan trọng đảm bảo cho hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở diễn ra theo đúng chủ trương và định hướng của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, huy động sự tham gia của người dân vào việc xây dựng các mô hình tự quản góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng việc duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động tự quản ở cơ sở. Ở Việt Nam nói chung và ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nói riêng nhiều mô hình đi vào thực tế đã đạt hiệu quả thiết thực tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế nhất định, các mô hình tự quản hiện nay còn lẻ tẻ, manh mún, chưa hợp lý, nhiều mô hình được thành lập nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Một số địa phương thực hiện còn mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu mà Đảng và nhà nước đặt ra. Để nâng cao chất lượng hoạt động tự quản ở cơ sở cần có sự tham gia vào cuộc của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở để đảm bảo cho quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở phát huy tối đa tiềm năng của con người và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Là công chức công tác tại Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bản thân tôi cũng là người được phân công hướng dẫn và theo dõi việc tổ chức và triển khai phong trào tự quản đến các khu phố trong toàn phường. Mặc dù kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, song qua thực tiễn tổ chức các phong trào tự quản trong phạm vi cấp phường nói riêng và qua tìm hiểu của các phường xã khác trên địa bàn thị xã Quảng Yên có thể thấy những mặt hạn chế tồn tại của công tác này là không thể phủ nhận. Khắc phục những mặt hạn chế tồn tại trong công tác quản lý, đảm bảo cho việc tổ chức các phong trào tự quản đạt hiệu quả, đóng góp một phần nhỏ bé vào xây dựng quê hương ngày một phát triển là một trong những động lực lớn thôi thúc tôi nghiên cứu các giải pháp để giải quyết vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về chủ đề tự quản cộng đồng là một hướng nghiên cứu mới, xuất hiện trong những năm gần đây, số lượng công trình nghiên cứu còn chưa nhiều, cơ sở lý luận chưa hoàn thiện. Nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở, có thể khái quát qua một số công trình nghiên cứu sau: - Đề tài “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm [22]. Đề tài này đã cung cấp được cơ sở lý luận và thực tiễn về cộng đồng làng xã hiện nay như xây dựng đội ngũ cán bộ, huy động các nguồn nhân lực và tài chính cho cộng đồng, vấn đề phát huy dân chủ cơ sở,… Tác giả đã lấy thực tế từ các địa phương cơ sở để chứng minh cho tính đùng đắn của lý luận. - Đề tài “Tổ chức quản lý ở thôn, ấp, bản. Thực trạng và giải pháp đổi mới hoàn thiện” của TS Phạm Hữu Nghị [25]. Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu về tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành và vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp đổi mới, hoàn thiện các thiết chế để quản lý, phương thức xây dựng hương ước, quy ước cho phù hợp với tính đặc thù của mỗi cộng đồng dân cư. - Đề tài “Vai trò của các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ ở cơ sở” của PGS.TSKH. Phan Xuân Sơn [29]. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư đó là mức độ tham gia ra quyết định và tự huy động lực lượng của nhân dân, trình độ hoạt động tự giác và tự chủ ở cơ sở. Từ đó tác giả đã đề ra việc thực hiện tự trị và tự quản bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của đoàn thể nhân dân. Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, có thể tham khảo thêm một số cuốn sách và bài báo làm cơ sở thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài này như: - Cuốn sách “Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã”, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 [7]. - Cuốn sách “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, TS. Đào Duy Úc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 [32]. - Cuốn sách “Hệ thống chính trị cơ sở. Đặc điểm xu hướng - những vấn đề bức xúc” (Kỷ yếu), TS.Vũ Hoàng Công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2001 [14]. * Các bài báo: - TS. Cao Anh Đô (2014), “Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở”, Tạp chí Thông tin Cải cách nền Hành chính nhà nước, tháng 11 năm 2014 [19]. - Ths. Nguyễn Hoàng Anh (2002), “Trưởng thôn và vai trò tự quản ở cộng đồng dân cư cơ sở”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2002 [1]. - Đoàn Cẩn (2018), “Xây dựng và củng cố các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư”, Tạp chí Dân vận, số 9/2018 [12]. - Lê Minh Hoan (2018), “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với xây dựng các mô hình tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư”, Tạp chí Dân vận, Số 7/2018 [21]. - Hoàng Chí Bảo (2007), “Về mối quan hệ giữa xã và thôn, quản lý và tự quản”, Tạp chí xã hội học, số 3/2007 [8]. - Nguyễn Văn Thâm (2000), “Một số vấn đề quản lý nhà nước ở thôn bản hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2000 [31]. - TS. Đặng Đình Tân (2002), “Chính quyền cấp xã - Một số vấn đề đặt ra hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2002 [30]. - Bùi Ngọc Sơn (2002), “Trống làng nào làng ấy đánh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12/2002 [28]. Các công trình, bài viết trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập vấn đề liên quan đến mô hình tự quản tại một địa bàn cụ thể, có chăng chỉ đề cập đến hoạt động tự quản cộng đồng dưới góc độ chính trị học, xã hội học, tâm lý học,…. Mặc dù các tác giả đã đạt được một số những kết quả về cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động tự quản cộng đồng, chính quyền cấp xã và sự quản lý của chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu, tìm hiểu công tác tự quản dưới góc nhìn QLNN. Do đó, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với các công trình đi trước. Thành công luận văn sẽ cung cấp đầy đủ và toàn diện những cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở, tập trung vào những vấn đề cơ bản trong QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng tại thị xã Quảng Yên nhằm góp phần vào sự phát triển chung của thị xã nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài luận văn nhằm mục đích góp phần hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở. - Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. - Chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên. Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên trong giai đoạn hiệu nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tổ chức thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng các nội dung QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở. - Phạm vi về không gian: Hoạt động tự quản cộng đồng và QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2017 đến nay và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng về xây dựng phong trào tự quản cộng đồng ở cơ sở. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (desk-study). Phương pháp này chủ yếu tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các văn bản, tài liệu, công trình khoa học, các số liệu khoa học đã được công bố trong nước có liên quan đến luận văn để hình thành cơ sở lý luận. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực trong đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên và tính khả thi của các giải pháp, học viên đã sử dụng các phương pháp sau đây: + Phương pháp thống kê, mô tả: thống kê, xác định số lượng các mô hình tự quản cộng đồng được thành lập trên địa bàn thị xã. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 124 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |