N LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI – CỤC QUÂN HUẤN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG NGỌC ÂU LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các Thầy, Cô giáo thuộc Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị giúp cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS. Hoàng Ngọc Âu, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Giám đốc Trung tâm TDTT Quân đội và các đồng chí công tác tại Ban Tài chính – Trung tâm TDTT Quân đội đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội - Cục Quân huấn” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Hoàng Ngọc Âu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI CQH Cục Quân huấn CTĐ, CTCT Công tác đảng, công tác chính trị DTNS Dự toán ngân sách HSQ Hạ sỹ quan HCSN Hành chính sự nghiệp KBNN Kho bạc Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước QNCN Quân nhân chuyên nghiệp QTNS Quyết toán ngân sách SCTS Sửa chữa tài sản TDTD Thể dục thể thao tài sản cố định Tài sản cố định VĐV Vận động viên VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự lập dự toán Ngân sách năm23 Sơ đồ 2.1. Vị trí, mối quan hệ của Ban Tài chính – Trung tâm TDTT Quân đội . 47 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bổ chi kinh phí thường xuyên của Trung tâm thể dục thể thao - Cục Quân huấn năm giai đoạn 2017-201959 Biểu đồ 2.2: Dự toán và thực hiện NSNN của Trung tâm TDTT - Cục Quân huấn năm 2017 66 Biểu đồ 2.3: Dự toán và thực hiện NSNN của Trung tâm TDTT- Cục Quân huấn năm 2018 66 Biểu đồ 2.4: Dự toán và thực hiện NSNN của Trung tâm TDTT - Cục Quân huấn năm 2019 67 BẢNG Bảng 2.1: So sánh số dự toán lập, số cấp trên phân bổ và số thực chi xin quyết toán ngân sách Nhà nước của Trung tâm TDTT giai đoạn 2017-2019.52 Bảng 2.2. Phân bổ dự toán chi thường xuyên của Trung tâm thể dục thể thao Cục Quân huấn năm giai đoạn 2017-201958 Bảng 2.3. Phân bổ dự toán kinh phí nghiệp vụ hành chính giai đoạn 2017-201960 Bảng 2.4. Phân bổ dự toán kinh phí bảo đảm giai đoạn 2017-201963 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN. i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iii DANH MỤC CÁC BẢNG. iv MỤC LỤCv MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN QUÂN ĐỘI 6 1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN. 6 1.1.1. Khái niệm. 6 1.1.2. Mục tiêu và yêu cầu của quản lý chi NSNN 6 1.1.3. Vai trò của quản lý chi NSNN 9 1.1.4. Nội dung quản lý chi NSNN 10 1.2. Quản lý chi Ngân sách nhà nước trong các đơn vị dự toán quân đội. 17 1.2.1. Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nước trong các đơn vị dự toán quân đội. 17 1.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý chi NSNN.33 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN37 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước và bài học kinh nghiệm cho Trung tâm thể dục thể thao Quân đội - Cục Quân huấn41 1.3.1. Viện công nghệ khoa học – Bộ Quốc Phòng41 1.3.2 Quân khu I – Bộ Quốc phòng. 42 1.3.3. Kinh nghiệm rút ra. 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI CỤC QUÂN HUẤN GIAI ĐOẠN 2017-2019 46 2.1. Giới thiệu về Trung tâm TDTT Quân đội. 46 2.1.1. Giới thiệu chung. 46 2.1.2. Tổ chức biên chế.486 2.1.3. Một số đặc điểm đặc thù trong bảo đảm tài chính ở Trung tâm TDTT Quân đội - Cục Quân huấn.48 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước ở Trung tâm thể dục thể thao Quân đội - Cục Quân huấn.49 2.2.1. Xây dựng định mức chi ngân sách Nhà nước.49 2.2.2. Lập dự toán ngân sách ngân sách Nhà nước 50 2.2.3. Chấp hành ngân sách Nhà nước. 57 2.2.4. Quyết toán ngân sách Nhà nước.65 2.2.5. Công tác kế toán chi ngân sách Nhà nước68 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội - Cục Quân huấn70 2.3.1. Những kết quả đạt được. 70 2.3.2. Những hạn chế73 2.3.3. Nguyên nhân.74 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG TÂM TDTT QUÂN ĐỘI CỤC QUÂN HUẤN. 77 3.1. Phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội - Cục Quân huấn 77 3.1.1. Phương hướng nâng cao chất lượng quản lý Ngân sách Nhà nước77 3.1.2. Mục tiêu quản lý ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội Cục Quân huấn trong thời gian tới.77 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội 79 3.2.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước.79 3.2.2. Đẩy mạnh khâu chấp hành ngân sách Nhà nước tại Trung tâm thể dục thể thao quân đội 82 3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh quyết toán ngân sách Nhà nước tại Trung tâm thể dục thể thao quân đội. 84 3.2.4. Thực hiện khoán chi một số nội dung kinh phí nghiệp vụ. 85 3.2.5. Nâng cao hoạt động kiểm tra giám sát tại trung tâm TDTT Quân đội.87 3.2.6 Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý chi ngân sách Nhà nước 88 3.3. Một số kiến nghị90 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 90 3.3.2. Kiến nghị với Cục Quân huấn 91 KẾT LUẬN. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày 23 tháng 9 năm 1954, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định thành lập “Đội công tác thể dục thể thao” của Quân đội, tiền thân của Đoàn Thể Công và Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội/Cục Quân huấn hiện tại. Đây là đơn vị thể dục thể thao đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của mình, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội đã đóng góp to lớn cho thành tích thể dục thể thao của quân đội trong các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc; đóng góp nhiều huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc cho đội tuyển quốc gia tham dự các cuộc thi quốc tế. Cùng với đó là yêu cầu nhiệm vụ về công tác đảm bảo tài chính cho các giải thi đấu, các hoạt động của đơn vị ngày càng cấp thiết, đòi hỏi cơ quan tài chính cần phải cân đối, tính toán, phân bổ Kinh phí bảo đảm cho các nhu cầu nhiệm vụ Nhà nước cũng như đột xuất của đơn vị được kịp thời, đầy đủ, hiệu quả, chính xác và phải được nâng cao về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, trong tình hình mới, đồng thời giữ vững nguyên tắc tài chính. Trong những năm qua, việc bảo đảm và quản lý ngân sách nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội về cơ bản đã thực hiện đúng theo Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định và nguyên tắc quản lý tài chính, đã bảo đảm đủ kịp thời nguồn tài chính cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên, trong công tác bảo đảm, quản lý ngân sách ở Trung tâm TDTT Quân đội vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là trong quản lý chi ngân sách Nhà nước Điều đó có tác động đến công tác quản lý và điều hành ngân sách. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội - Cục Quân huấn” thực sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu của luận văn Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có không ít các công trình nghiên cứu được công bố, sau đây là một số công trình tiêu biểu: - “Nâng cao chất lượng điều hành ngân sách, đáp ứng yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ của quân đội”, của Thượng tướng Nguyễn Văn Được Uỷ viên Trung ương đảng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội, số 5 (73) 10/2012. Nội dung thứ nhất công tác quản lý, điều hành ngân sách năm 2008 được đề cập đó là: Cơ quan tài chính phát huy vai trò kiểm tra đôn đốc, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện quản lý sử dụng nguồn thu tại các đơn vị. Các chỉ tiêu thu nộp phải được thực hiện kịp thời; việc xin cấp lại để sử dụng nhất thiết phải có nội dung, dự án cụ thể, được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt mới thực hiện. - “Khai thác đa dạng các nguồn lực tài chính, xây dựng và đảm bảo dự toán ngân sách năm 2009 hiệu quả, tích cực”, của Thiếu tướng Phạm Quang Phiếu - Cục trưởng Cục Tài chính /Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội số 4 (72) 8/2008. [76] Trong đó có giải pháp khai thác, đa dạng hoá, tập trung cao, huy động tối đa các nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được giao. Khả năng đảm bảo ngân sách của nhà nước là rất quan trọng, tuy nhiên chưa đáp ứng hết yêu cầu cấp thiết của quốc phòng. Vì vậy cần đa dạng hoá nguồn thu, tích cực xây dựng dự toán thu trên cơ sở tính toán chặt chẽ khoa học, toàn diện, bao quát hết các chính sách, chế độ thu đã ban hành, xác định các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến thu ngân sách. - “Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự”, của Trung tướng Phạm Quang Phiếu - Cục trưởng Cục Tài chính /Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội, số 2 (95) 3/2010. [77] Trước yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý và điều hành theo Luật Ngân sách Nhà nước, hướng tới Hội nghị “đơn vị quản lý tài chính tốt” với nội dung chính sau: đề cao vai trò, trách nhiệm của người chỉ huy đối với công tác đảm bảo và quản lý tài chính, thực hiện tốt Quy chế lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tài chính và tăng cường thực hiện dân chủ công khai. Nâng cao chất lượng lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tăng cường quản lý vật tư tài sản. Tích cực tạo nguồn và quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu, chú trọng số thu về khai thác sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; đẩy mạnh tăng gia, lao động sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ Trần Đình Thăng (2014). Hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ rõ những kết quả tích cực và tồn tại trong quản lý chi ngân sách cho quốc phòng Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất giải pháp và đưa ra mô hình lựa chọn tối ưu về chi cho lĩnh vực quốc phòng, đảm bảo hiệu quả, đúng pháp luật và bí mật quốc gia. Bùi Thị Bích Nê (2015). Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Học viện ngân hàng. Nội dung chính của luận án nghiên cứu kinh nghiệm một số cơ sở giáo dục trong nước về quản lý chi ngân sách nhà nước, luận án đã rút ra những bài học có giá trị tham khảo, vận dụng trong các trường Quân đội ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên cho thấy các vấn đề về quản lý tài chính, quản lý NSNN, quản lý chi ngân sách đã được nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào về Trung tâm thể dục thể thao quân đội thuộc Cục Quân huấn, đây chính là khoảng trống cho học viên nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách Nhà nước tại trung tâm TDTT cục Quân Huấn trong thời gian tới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng và quản lý ngân sách Nhà nước ở các đơn vị dự toán quân đội. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn giai đoạn 2017-2019. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội – Cục Quân huấn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở đơn vị dự toán quân đội. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình quản lý chi ngân sách Nhà nước (bao gồm chi thường xuyên và kinh phí đảm bảo) tại Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn giai đoạn 2017-2019 trong đó tập trung phân tích số liệu năm 2019. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế. trong các nội dung lý luận cũng như thực tiễn để làm rõ những đánh giá, nhận định và rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp thu thập số liệu: số liệu trong nghiên cứu được thu thập là số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp của Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn, các thông tư, nghị định, luật. Khảo sát hệ thống quản lý ngân sách và hệ thống cơ sở dữ liệu về dự toán và tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước của Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn. Phương pháp phân tích số liệu: nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, kết hợp với phân tích tổng hợp, so sánh, đánh giá lý thuyết và thực trạng chi ngân sách nhà nước tại Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn để làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn. + Phương pháp thống kê mô tả: tổng hợp và phân tích số liệu ban đầu bằng cách tính toán các chỉ tiêu thống kê thể hiện các trị số đặc trưng của hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác quản lý chi NSNN Trung tâm TDTT Quân đội/Cục Quân huấn. + Phương pháp thống kê phân tích: sử dụng các phương pháp tính toán các chỉ tiêu thể hiện sự biến động theo thời gian của các trị số quan sát để làm rõ tầm quan trọng, xu thế biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Những cơ bản về quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đơn vị dự toán quân đội. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước ở Trung tâm TDTT Quân đội - Cục Quân huấn giai đoạn 2017 - 2019. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm TDTT Quân đội - Cục Quân huấn. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN QUÂN ĐỘI 1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN 1.1.1. Khái niệm Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định, chi NSNN gồm các nhóm: Chi Nhà nước bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động Nhà nước của Nhà nước; Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả các khoản nợ đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế; Chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính. Quản lý chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong công tác quản lí ngân sách nhà nước (NSNN) và cũng là một bộ phận trong công tác quản lí nói chung. Xét theo nghĩa rộng, quản lí chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lí hệ thống xã hội thông qua các chức năng vốn có; theo nghĩa hẹp, quản lí chi NSNN là quản lí các đầu ra của NSNN thông qua các công cụ và quy định cụ thể. 1.1.2. Mục tiêu và yêu cầu của quản lý chi NSNN Mục tiêu của quản lý chi NSNN Trong bất kỳ nền kinh tế nào, chi ngân sách phải tuân thủ những nguyên lý nhất định, những đòi hỏi đó càng trở thành yêu cầu bắt buộc bởi tính đa dạng phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 117 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội - Cục Quân huấn | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |