…/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM TRUNG DŨNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC VÀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tác giả. Các nội dung, thông tin, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được công bố./. Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Tác giả Phạm Trung Dũng LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy Cô, cũng như sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Với tình cảm và sự biết ơn chân thành nhất, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thành Can, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như cho đến khi thực hiện xong luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng, Bộ Công an - nơi tác giả công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu/. Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Tác giả Phạm Trung Dũng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CẢNH SÁT NHÂN DÂN 11 1.1. Một số khái niệm 11 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 11 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân 13 1.1.3. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân18 1.2. Quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân20 1.2.1. Quan điểm của Đảng. 20 1.2.2. Quan điểm của Nhà nước 23 1.3. Các tiêu chí đo lường chất lượng nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân 24 1.3.1. Trình độ đào tạo.24 1.3.2. Năng lực thực thi nhiệm vụ. 25 1.3.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức. 26 1.3.4. Hợp tác, phối hợp trong thực thi nhiệm vụ. 27 1.3.5. Sức khỏe, rèn luyện sức khỏe28 1.3.6. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 29 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân30 1.4.1. Các nhân tố khách quan.30 1.4.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước. 30 1.4.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước30 1.4.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ 31 1.4.2. Các yếu tố chủ quan 32 1.4.2.1. Hoạt động sử dụng cán bộ, chiến sĩ 32 1.4.2.2. Môi trường làm việc32 1.4.2.3. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.33 1.4.2 4. Tính tích cực hoàn thiện của cá nhân cán bộ, chiến sĩ công an 34 Tiểu kết chương 1 35 Chuơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC VÀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG 36 2.1. Khái quát về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng. 36 2.1.1. Giới thiệu về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng.36 2.1.1.1. Lịch sử các lần đổi tên gọi của Cục:. 36 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chính 37 2.1.2. Nguồn nhân lực tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng.41 2.2. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng 43 2.2.1. Thực trạng về trình độ đào tạo 43 2.2.2. Thực trạng về năng lực thực thi nhiệm vụ.46 2.2.3. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức50 2.2.4. Thực trạng về hợp tác, phối hợp trong thực thi nhiệm vụ.55 2.2.5. Thực trạng về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe. 57 2.2.6. Thực trạng về kết quả thực hiện nhiệm vụ 60 2.3. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng 62 2.3.1. Ưu điểm.62 2.3.2. Tồn tại, hạn chế. 64 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế67 Tiểu kết chương 2 70 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC VÀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG . 71 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng 71 3.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng thời kỳ. 71 3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục C10 phải được tiến hành đồng bộ theo hướng đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, quản lý và sử dụng hiệu quả. 74 3.1.3. Nâng cao nguồn nhân lực phải coi giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, đào tạo là yêu cầu hàng đầu, thường xuyên75 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng 76 3.2.1. Tác động nhận thức và khuyến khích cán bộ, chiến sĩ Cục C10 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.76 3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ77 3.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, chiến sĩ. 81 3.2.4. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chiến sĩ 3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ85 3.2.6. Đổi mới cơ chế chính sách đãi ngộ và tạo môi trường làm việc. 86 3.3. Kiến nghị và đề xuất.87 3.3.1. Đối với Đảng, Nhà nước. 87 3.3.2. Đối với Bộ Công an.88 Tiểu kết chương 3 90 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 92 PHỤ LỤC. 95 83 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB, CS: Cán bộ, chiến sĩ Cục C10: Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng NNL: Nguồn nhân lực KT-XH: Kinh tế - xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Trình độ đào tạo của CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục 10 qua các năm (2016 – 2019) 43 Bảng 2.2. Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của CB,CS 45 trong các đơn vị thuộc Cục C10 45 Bảng 2.3. Trình độ ngoại ngữ và tin học của NNL CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục C10 năm 2019 45 Bảng 2.4. Những kỹ năng cần có đối với CB,CS Cục C10 47 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của CB, CS tại Cục C10 49 Bảng 2.6. Đánh giá phẩm chất chính trị của CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục C10 từ năm 2016 đến năm 2019 51 Bảng 2.7. Trình độ lý luận chính trị của NNL CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục C10 năm 2019 52 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá tính tích cực nhận một công việc 52 đối với CB,CS tại Cục C10 52 Bảng 2.9. Đánh giá của người dân về thái độ và cách giải quyết công việc của CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục C10 53 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức đối với CB,CS tại Cục C10 55 Bảng 2.11. Số lượng CB,CS trong các đơn vị thuộc Cục C10 phân theo độ tuổi năm 2019 58 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá sức khỏe, rèn luyện sức khỏe đối với CB,CS tại Cục C10 59 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ với CB,CS tại Cục C10 61 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn NNL là nguồn lực quyết định nhất trong các nguồn lực của sự phát triển, bởi lẽ nó vừa là một nguồn lực, vừa là chủ thể của các nguồn lực khác. Đối với Việt Nam hiện nay, khi nguồn lực vật chất và tài chính còn nghèo nàn, hạn hẹp thì NNL là quý báu nhất, quyết định nhất trong các nguồn lực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, NNL cảnh sát nhân dân có vai trò nòng cốt, là lực lượng xung kích, trực tiếp trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội của đất nước. Trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân càng trở nên hết sức to lớn, nặng nề, khó khăn và phức tạp. Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh, trật tự và các vi phạm pháp luật khác của đất nước phụ thuộc vào NNL Cảnh sát nhân dân, vào phẩm chất, năng lực trình độ chuyên môn và hiệu quả công tác của ngành Công an và người chiến sĩ cảnh sát cách mạng. Do đó, phát triển NNL Cảnh sát nhân dân Việt Nam về mọi mặt được xác định là một nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình, tốc độ và kết quả của sự nghiệp xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế những năm qua, việc phát triển NNL Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, bảo đảm cho Cảnh sát nhân dân hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Số lượng NNL Cảnh sát nhân dân được tăng cường đáng kể; cơ cấu đội ngũ CB,CS ngày càng hợp lý; chất lượng về mọi mặt: bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB,CS Cảnh sát nhân dân được nâng cao rõ rệt, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước trong những năm qua. Là một trong số các đơn vị trực thuộc Bộ Công an theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng (C10) là cơ quan Cảnh sát đầu ngành giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, điều hành về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Đứng trước sự thay đổi lớn về mặt cơ cấu tổ chức, với những yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, trách nhiệm nặng nề hơn nhưng lực lượng mỏng hơn, đòi hỏi tập thể Lãnh đạo Cục C10 phải có những quyết sách mới phù hợp với hoàn cảnh mới đặc biệt là về mặt tổ chức, nhân sự, bởi sự tồn tại và phát triển của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng nhân lực. Hơn nữa, quản lý nhân lực trong các tổ chức công hiện nay vẫn đang là bài toán nan giải của các nhà quản lý cũng như các tổ chức công chứ không riêng của Cục C10 - một tổ chức công trực thuộc Bộ. Thêm vào đó, qua thời gian công tác tại đơn vị tôi nhận thấy rằng ở một số khâu trong quá trình quản lý nhân lực tại Cục chưa được hoàn thiện như khâu tuyển dụng, phân tích công việc, đánh giá hiệu quả công việc. Do vậy, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu về tình hình quản lý nhân lực tại Cục để đề xuất một số phương án giúp quản lý hiệu quả hơn nữa nhân lực tại Cục trong hoàn cảnh mới, dưới góc độ quản lý công, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng” làm luận văn thạc sĩ nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý nhân lực tại Cục C10 trong thời gian qua, để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác của các cán bộ trong Cục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở những góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau, nhiều vấn đề liên quan đến đề tài nâng cao chất lượng NNL của lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát nhân dân đã được nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và đạt được những thành tựu lý luận quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn xây dựng và phát triển NNL Công an nhân dân, Cảnh sát nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước những năm qua. Do khuôn khổ của luận văn, tác giả không thể thống kê đầy đủ, chỉ xin giới thiệu một số công trình có tính tiêu biểu như sau: Công trình “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của PGS, TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012). Các tác giả của công trình này đã đề cập những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển NNL, cách tiếp cận nghiên cứu NNL, từ lý luận đến thực tiễn phát triển NNL; giới thiệu những kinh nghiệm phát triển NNL của một số ngành trong nước và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp của phát triển NNL nói chung của nước ta hiện nay, NNL chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; phát triển NNL đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan hệ lao động… Công trình “Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do GS-VS Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2007 là một công trình nghiên cứu sâu sắc về con người trên những giác độ tiếp cận độc đáo. Các nhà khoa học đã phân tích sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, con người và nguồn nhân lực. Phát triển văn hoá đi đến hệ giá trị nhân cách rồi đi đến phát triển nguồn nhân lực (phát triển thể lực, tâm lực và trí lực). Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực phải đặt trong một tổng thể không tách rời nhau, chúng gắn kết với nhau trong một thể thống nhất. Hệ thống giá trị vật chất và tinh thần qua giáo dục trở lại với con người, được con người kế thừa và phát triển trở thành sức mạnh ở con người trong lao động và trở thành vốn người (Human capital). Nguồn lực con người tạo ra giá trị mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng người, nhóm người và cả xã hội. Các tác giả cũng đã đi sâu phân tích và cho rằng: chất lượng nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực với những con người lao động có tri thức tốt, có kĩ năng cao và có tính nhân văn. Công trình “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”, của PGS.TS Trần Khánh Đức, Nxb Giáo dục Việt Nam năm 2010 đã nghiên cứu vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng. Tác giả đã trình bày hệ thống sâu sắc về nhiều vấn đề trong đó có quá trình phát triển các chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Tác giả đã đưa ra những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực cùng những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các nước trên thế giới. Sự sâu sắc của công trình có liên quan đến đề tài luận văn chính là hệ thống tiếp cận mới, hiện đại và độc đáo về nguồn nhân lực của đất nước trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ. Đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong việc xác định phải đổi mới, cải cách giáo dục đào tạo làm khâu đột phá để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong đó có lĩnh vực quân sự, xây dựng, phát huy nhân tố con người trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài "Nguồn nhân lực Việt Nam: vấn đề đào tạo, thu hút và sử dụng" của tác giả Nguyễn Văn Tài, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) trong Hội thảo khoa học về Phát triển nguồn nhân lực - KX - 05 - 11 tháng 3 năm 2003 đã đi sâu phân tích vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO. Tác giả đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam để đủ sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động thế giới. Theo tác giả, đào tạo phải gắn với sử dụng và tập trung vào những ngành, dịch vụ đang thiếu hụt nguồn nhân lực.Việc đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam không chỉ là biện pháp mang tính kỹ thuật mà còn là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi phải hiểu biết thấu đáo về đặc điểm dân cư, truyền thống dân tộc, những đặc điểm tâm lý con người, những ưu điểm và nhược điểm của lực lượng lao động. để từ đó mới có thể đề ra những chính sách, những giải pháp hợp lý phát huy nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất. Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, thời gian qua đã có một số nhà khoa học bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề hiện đại hóa quân đội và công an cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ quân đội và công an. Đề tài KHXH. 07 - 06: "Hiện đại hóa quân đội và công an với đẩy mạnh CNH, HĐH” đã tập trung vào nghiên cứu làm rõ tính tất yếu và nội dung của vấn đề hiện đại hóa quân đội và công an trong tình hình mới. Đề tài đưa ra kiến nghị; Nhà nước phải đầu tư trực tiếp và huy động sức mạnh tổng hợp của quốc gia để phát huy nhân tố con người trong xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 119 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |