THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Quản lý Nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO /- BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CHÍ TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH N

INH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO / BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CHÍ TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔN

G GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN CHỨC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. HỌC VIÊN Nguyễn Chí Trung LỜI CẢM ƠN Ðể hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của bản thân; tôi đã nhận được sự ân cần giảng dạy, hướng dẫn tận tình từ quý Thầy, Cô; sự động viên chia sẻ, giúp đỡ cả về thời gian, vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Hoàng Văn Chức, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng chí Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình cung cấp tài liệu tin cậy, chính xác để tôi có cơ sở thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô làm công tác quản lý và giảng dạy tại Ban QLÐT sau Ðại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. HỌC VIÊN Nguyễn Chí Trung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung CBCC Cán bộ công chức CNH-HÐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HÐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc QLNN Quản lý nhà nước TNTG Tín ngưỡng, tôn giáo UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật MỤC LỤC MỞ ÐẦU.1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài8 1.1.1. Tôn giáo, tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo.8 1.1.2. Công giáo và hoạt động Công giáo. 8 1.1.3. Chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo. 10 1.1.4. Quản lý nhà nước về tôn giáo11 1.1.5. Quản lý nhà nước về Công giáo 11 1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Công giáo12 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về Công giáo.12 1.2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Công giáo 15 1.3. Chủ thể, đối tượng và nội dung quản lý nhà nước về Công giáo. 18 1.3.1. Chủ thể và đối tượng quản lý 18 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về Công giáo. 23 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về Công giáo. 26 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.31 Tiểu kết chương 1. 33 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ÐỘNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TẠI HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH.34 2.1. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.34 2.1.1. Ðiều kiện tự nhiên. 34 2.1.2. Ðiều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội.35 2.1.3. Ðiều kiện dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo. 37 2.2. Hoạt động Công giáo tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 38 2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công giáo ở Kim Sơn.38 2.2.2. Thực trạng hoạt động Công giáo ở huyện Kim Sơn47 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về Công giáo tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 49 2.3.1. Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay 49 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay 51 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Kim Sơn 58 2.3.4. Ðội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Kim Sơn hiện nay. 61 2.3.5. Quản lý nhà nước đối với hành chính đạo của Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay. 61 2.3.6. Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, sửa chữa các công trình Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay. 67 2.3.7. Phối hợp các tổ chức, đoàn thể, quần chúng nhân dân trong quản lý hoạt động Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay.69 2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay. 70 2.4. Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 72 2.4.1. Những kết quả đạt được 72 2.4.2. Những hạn chế.73 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.76 Tiểu kết chương 2. 78 Chương 3. ÐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ÐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH. 80 3.1. Quan điểm, định hướng về công tác tôn giáo80 3.1.1. Quan điểm của Ðảng về công tác tôn giáo 80 3.1.2. Dự báo xu hướng hoạt động Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn 83 3.1.3. Ðịnh hướng quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.87 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn 87 3.2.2. Ðổi mới hoạt động tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn 90 3.2.3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo của huyện Kim Sơn.92 3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn95 3.2.5. Thực hiện tốt chính sách nhà đất liên quan đến Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn 96 3.2.6. Quản lý hoạt động các dòng tu Công giáo trên địa bàn Huyện.97 3.2.7. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào theo đạo 98 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động Công giáo trên địa bàn Huyện100 3.3. Khuyến nghị102 3.3.1. Với Ðảng, Nhà nước102 3.3.2.Với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình 103 Tiểu kết chương 3. 105 KẾT LUẬN. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Ðây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Tính đến tháng 8/2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 200.000 chức sắc, chức việc, hơn 26 triệu tín đồ (chiếm gần ¼ dân số cả nước) [41]. Ðại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành hiện đang hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước; đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, ở một số địa phương, một bộ phận chức sắc, chức việc, tín đồ của một số tôn giáo (trong đó có Công giáo) lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) để chống đối chính quyền, có nhiều hoạt động “thoát ly” khỏi sự quản lý của các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch âm mưu “chính trị hóa tôn giáo”, làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều “nguy cơ” gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở Việt Nam, Công giáo là một tôn giáo lớn (có số lượng tín đồ lớn thứ 2 sau Phật giáo). Nhiều nhà sử học Công giáo đã chọn năm 1533 như khởi đầu cho đạo tại Việt Nam [12, tr.174, 175]. Lịch sử hình thành và phát triển Công giáo ở Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay, Công giáo đã phát triển và trở thành tôn giáo lớn với nhiều hoạt động đa dạng; có ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hoá-xã hội ở Việt Nam. Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện có hơn 80.000 giáo dân, chiếm 47,07% tổng số dân toàn huyện; đây cũng là địa phương có tỷ lệ dân theo Công giáo lớn nhất cả nước (so sánh các đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi toàn quốc). Xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nên trong những năm qua, quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn được tăng cường, cụ thể hóa, đảm bảo về mặt thủ tục hành chính và đúng trình tự pháp luật. Vai trò QLNN về tôn giáo đã được chính quyền các cấp tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động. Các ban, ngành chức năng từ huyện đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo thực hiện hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật và phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác QLNN về tôn giáo nói chung và QLNN về Công giáo nói riêng, trên địa bàn huyện Kim Sơn còn tồn tại một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Ðảng và Nhà nước về TNTG chưa được thường xuyên; phương pháp, cách thức tuyên truyền chậm đổi mới nên hiệu quả chưa cao; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của các tôn giáo có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số vụ việc phát sinh trong hoạt động tôn giáo chưa được giải quyết dứt điểm khiến tình hình khiếu kiện về đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo còn tồn tại; trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn hạn chế; một số hoạt động Công giáo còn vi phạm quy định pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; việc quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo, đào tạo chức sắc, hoạt động giáo dục và y tế của các cơ sở Công giáo còn vướng mắc, khó khăn; công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết những tồn tại về nhà đất liên quan đến Công giáo triển khai chậm; một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tôn giáo còn hời hợt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc thực hiện chức năng QLNN đối với tôn giáo của chính quyền có lúc, có nơi còn cứng nhắc, chưa chủ động; công tác tham mưu, dự báo chưa sát với tình hình thực tế. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, tác giả chọn: “Quản lý Nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” để làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công của mình. Việc chọn đề tài này để nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận, tìm ra giải pháp để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay. Rộng ra, đề tài sẽ là nguồn tư liệu quan trọng giúp các địa phương khác có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để xử lý các vấn đề về tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn QLNN về tôn giáo (trong đó có Công giáo) là hoạt động quản lý quan trọng, không thể thiếu của Nhà nước. Ðã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về công tác QLNN đối với tôn giáo (trong đó có Công giáo); ảnh hưởng của tôn giáo (trong đó có Công giáo) đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả, như sau: Hoàng Minh Ðô (2006), “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu được kết cấu thành ba chương: chương 1, tác giả xây dựng một số những thuật ngữ về dòng tu, giới thiệu các hình thức tu trì của Công giáo ở Việt Nam; làm sáng tỏ những vai trò, vị trí của dòng tu Công giáo trong Giáo hội và trình bày quá trình hình thành, phát triển các dòng tu Công giáo tại Việt Nam. Chương 2, tác giả tìm hiểu và làm sáng tỏ thực trạng các dòng tu Công giáo và hoạt động đạo của các dòng tu Công giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các dòng tu, tác giả đã chỉ ra những bất cập trong QLNN đối với các dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay. Tác giả đã chỉ ra những xu thế phát triển của các dòng tu Công giáo ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp về công tác QLNN trong giai đoạn kế tiếp. Nguyễn Hồng Dương (2015), “Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách gồm 5 chương: chương 1, tác giả đi sâu phân tích về bản chất của tôn giáo; quan điểm, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm, chính sách về đoàn kết tôn giáo trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc; quan điểm, chính sách về chống lợi dụng tôn giáo và quan điểm, chính sách về công tác vận động tôn giáo (hay còn gọi là công tác tôn giáo vận). Chương 2, tác giả trình bày những nguyên tắc chung về quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tôn giáo. Chương 3,4,5, tác giả phân tích vấn đề đặt ra trong việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Ðảng về công tác tôn giáo dưới góc độ lý luận và những chủ trương cụ thể. Vũ Hoàng Công (2016), chính sách tôn giáo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, trang 27-32. Bài viết cho rằng tôn giáo có thể đồng hành cùng nhà nước pháp quyền và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tôn giáo tiến bộ. Ðồng thời, bài viết cũng đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chính sách tôn giáo của Ðảng, Nhà nước. Vũ Tuệ Minh (2013), “Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở Ninh Bình hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học, Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn trình bày một cách tương đối hệ thống QLNN và vai trò QLNN đối với hoạt động của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Trên cơ sở đó tiếp cận thực tiễn vai trò QLNN đối với hoạt động Công giáo ở tỉnh Ninh Bình và kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò QLNN với hoạt động Công giáo ở địa phương. Ðỗ Hoàng Vương (2019), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, luận án Tiến sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng thực hiện nội dung QLNN đối với hoạt động Công giáo; phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động Công giáo, khắc phục những hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động Công giáo. Có thể nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cách tiếp cận khá rộng, tiếp cận nghiên cứu Công giáo theo khoa học QLNN có khá nhiều, nhưng nghiên cứu về QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, Ninh Bình gần đây nhất chỉ có luận văn của tác giả Vũ Văn Kiểm (2005) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp”. Công trình nghiên cứu này cách đây đã 15 năm, khi đó, Luật TNTG chưa ra đời; bối cảnh nghiên cứu lúc đó khác xa so với thời điểm hiện tại. Vì vậy, nhiều nội dung về lý luận cơ sở, thực trạng, giải pháp không còn phù hợp với thực tế ở địa phương. Tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu hoạt động Công giáo và QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Ðể thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng; vận dụng vào quản lý hoạt động của Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Phân tích và nhận xét thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Ðề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ðối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2015 đến 2019. + Về không gian: địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. + Về nội dung: nội dung chủ yếu trong QLNN về tôn giáo theo Luật TNTG 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được hình thành trên cơ sở phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tôn giáo và QLNN về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thu thập thông tin, số liệu; + Phương pháp thống kê; .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 140 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Quản lý Nhà nước về Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024