THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN GIANG NAM CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG

SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CH

ÍNH QUỐC GIA TRẦN GIANG NAM CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THANH VÂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Giang Nam LỜI CẢM ƠN Trong thời gian tham gia lớp học Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tại Học viện Hành chính Quốc gia, tôi đã được các thầy cô giáo tận tình truyền đạt khối lượng kiến thức rất lớn, giúp tôi có thêm vốn tri thức để phục vụ tốt hơn cho công việc trong tương lai. Tôi xin trân trọng cám ơn tất cả các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo TS. Phạm Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp mà đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Phạm Thị Thanh Vân. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên Trần Giang Nam DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ công chức CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 7 1.1. Khái quát chung về cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. 7 1.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 7 1.1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh.8 1.1.3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước. 13 1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 15 1.2.1. Khái niệm. 15 1.2.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. 18 1.2.3. Quy trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan hành chính nhà nước 20 1.2.4. Nội dung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. 25 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 32 1.3.1. Nhân tố khách quan. 32 1.3.2. Nhân tố chủ quan. 33 Tiểu kết Chương 1. 38 Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH. 39 2.1. Tổng quan về Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh39 2.1.1. Chức năng của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh.39 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 39 2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 47 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh48 2.2. Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh49 2.2.1. Căn cứ xác định kinh phí thực hiện tự chủ 49 2.2.2. Thực trạng quy trình thực hiện tự chủ tài chính.51 2.2.3. Thực trạng nguồn kinh phí thực hiện tự chủ tài chính. 54 2.2.4. Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. 56 2.2.5. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức.70 2.2.6. Việc tiết kiệm kinh phí và tăng thu nhập cho cán bộ công chức 71 2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. 73 2.3.1. Những kết quả đạt được. 73 2.3.2. Những hạn chế. 74 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 78 Tiểu kết chương 2 84 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH. 85 3.1. Phương hướng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2021 - 2030 85 3.1.1. Định hướng chung về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 85 3.1.2. Định hướng của tỉnh Hà Tĩnh thực hiện cải cách hành chính và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong thời gian tới 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. 87 3.2.1. Thực hiện tốt các bước theo quy trình giao tự chủ 87 3.2.2. Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ. 91 3.2.3. Thiết lập cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan93 3.2.4. Thực hiện tốt công khai dân chủ trong đơn vị. 94 3.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính95 3.2.6. Thực hiện tốt tuyên truyền về cải cách 97 3.2.7. Hoàn thiên việc thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị99 3.3. Kiến nghị.103 3.3.1. Đối với Chính phủ103 3.3.2. Đối với Bộ Tài chính – Kho bạc nhà nước 105 3.3.3. Đối với Bộ Nội vụ.105 3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 106 Tiểu kết chương 3 107 KẾT LUẬN. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 110 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ba chiều thực hiện tự chủ 19 Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện tự chủ 22 Sơ đồ 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 48 Bảng 2.1. Số biên chế của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 50 Bảng 2.2. Kinh phí NSNN giao thực hiện tự chủ tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh các năm 2016 – 2020 56 Bảng 2.3. Mức khoán tiền điện thoại theo Quy chế chi tiêu nội bộ 63 Bảng 2.4. Khoán Văn phòng phẩm cá nhân theo Quy chế chi tiêu nội bộ 66 Bảng. 2.5. Khoán Văn phòng phẩm phòng ban theo Quy chế chi tiêu nội bộ 67 Bảng 2.6. Khoán vật tư, dụng cụ phòng ban theo Quy chế chi tiêu nội bộ 68 Bảng 2.7. Tình hình tiết kiệm biên chế, chi phí quản lý hành chính và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức tại Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh các năm 2016-2020 72 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 với 6 nội dung lớn là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính. Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay đối với cải cách tài chính công là tiếp tục thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, tiến hành đổi mới cơ chế tự chủ. Ngày 17/10/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và ngày 07/10/2013 sửa đổi bởi Nghị định số 117/2013/NĐ-CP. Mục đích chính của cơ chế tự chủ là phải thực sự trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; Từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Mặt khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn chủ trương xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ cho xã hội; huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp những khó khăn và hạn chế nhất định do Văn phòng Sở Tài chính có những đặc điểm riêng của đơn vị, chịu trách nhiệm tự chủ tài chính nội bộ cho Sở Tài chính, trong khi đó Sở Tài chính lại là đơn vị hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị khác về cơ chế chính sách tài chính. Việc xác định và sử dụng kinh phí giao tự chủ còn có những bất cập (căn cứ xác định mức ngân sách giao thực hiện tự chủ được theo chỉ tiêu biên chế giao, trong khi biên chế giao còn mang tính chủ quan, vì vậy việc phân bổ kinh phí còn chưa thực sự phù hợp, thiếu cơ sở), định mức phân bổ ngân sách còn khiêm tốn, Văn phòng Sở Tài chính không có nguồn thu khác, ngoài ra theo qui định còn phải tiết kiệm 10% kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương nên cơ quan khó có khả năng tiết kiệm kinh phí, thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức cũng rất thấp; việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ không vượt mức chi, cơ chế chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, kinh phí giao tự chủ nhưng vẫn phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo qui định. Do đó quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, nhiều khoản chi khoán đã thực hiện khoán nhưng vẫn phải có hóa đơn, bản đăng ký làm thêm giờ để hợp thức hóa chứng từ quyết toán; Việc xây dựng và ban hành tiêu chí để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong đó có các tiêu chí đánh giá về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết công việc trên thực tế ở địa phương vẫn chưa ban hành được tiêu chí. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Sở Tài chính để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Văn phòng Sở Tài chính nói riêng và Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh nói chung, là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính cho các CQHCNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với CQHCNN được xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, cụ thể như sau: Dưới sự tài trợ của SDC (Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ), dự án SPAR - Cao Bằng đã nghiên cứu và cụ thể hóa quy trình triển khai thực hiện Cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Những nghiên cứu của dự án được thực hiện tại một địa phương cấp tỉnh của Việt Nam là tỉnh Cao Bằng nhưng đã cố gắng xây dựng quy trình thực hiện cơ chế chung cho cả nước. Đây có thể coi là một đóng góp hết sức có ý nghĩa của Dự án đối với tiến trình cải cách hành chính nói chung và cải cách tài chính công nói riêng ở Việt Nam. Tuy vậy mỗi cấp hành chính, mỗi đơn vị cụ thể lại có những đặc điểm riêng, do vậy cần có những nghiên cứu cụ thể để có thể xác định được quy trình cũng như cách thức triển khai thực hiện Cơ chế tự chủ tài chính một cách có hiệu quả. Tại Hội nghị tổng kết Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 30/3/2012, Bộ Tài chính cùng với Bộ Nội vụ đã có “Báo cáo Tổng kết đánh giá 6 năm (20062011) triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước và một số kiến nghị, giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2013-2020”. Báo cáo đã nêu tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ở các Bộ, ban, ngành và các địa phương cũng như kết quả đạt được, đưa ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất định hướng sửa đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước trong thời gian tới. Tuy nhiên báo cáo này tổng kết các số liệu còn mang tính tổng thể, chưa đi vào cụ thể các nguyên nhân từ phía địa phương cũng như cụ thể cho các cơ quan hành chính nhà nước Một nghiên cứu mang tính cụ thể trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở cấp địa phương đó là công trình nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tùng Lâm, Học viện Hành chính, thực hiện vào năm 2012 với đề tài “Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ở cấp quận qua thực tiễn UBND Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”. Công trình này đã phân tích, đề xuất quy trình thực hiện cơ chế tự chủ ở cấp thành phố, đồng thời nêu ra các nhân tố tác động đến sự thành công của cơ chế tự chủ tài chính. Đây là công trình có giá trị thực tiễn trong việc triển khai cơ chế tự chủ tài chính ở cấp thành phố, tuy nhiên, để áp dụng ở các cơ quan thì có những hạn chế nhất định do mỗi cơ quan có những đặc thù riêng. Luận văn thạc sỹ với đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại nhà khách Trung Ương Đảng, số 8 Chu Văn An, Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Thẩm bảo vệ tháng 5 năm 2011, tại Học viện Hành chính Quốc gia đã nêu cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại nhà khách Trung Ương Đảng, số 8 Chu Văn An, Hà Nội; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại nhà khách Trung Ương Đảng, số 8 Chu Văn An, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Mỹ Dung bảo vệ tháng 9 năm 2011, tại Học viện Hành chính Quốc gia với đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Cục bảo vệ thực vật” đã nêu cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính; đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại tại cục bảo vệ thực vật; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại tại Cục bảo vệ thực vật. Như vậy, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở 1 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh nói chung và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất, đó chính là những khoảng trống nghiên cứu trong vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với CQHCNN ở cấp tỉnh và rất cần thiết phải có nghiên cứu cụ thể để đưa ra các đề xuất nhằm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở cấp tỉnh nói chung, Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh nói riêng được tốt hơn. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Đề tài được thực hiện nhằm mục đích sau: - Xác định khung lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước. - Phân tích thực trạng công tác tự chủ tài chính đối với Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh, xác định những thuận lợi và khó khăn cũng như nguyên nhân của khó khăn trong thực hiện công tác tự chủ tài chính đối với Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2016 – 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và chứng minh; phương pháp điều tra, thu thập thông tin; tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, công trình khoa học và các tài liệu có liên quan để thống nhất khung lý thuyết cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước; Sau đó, xác định các thông tin cần thu thập, đối tượng cung cấp thông tin, địa điểm, thời gian và phương pháp thu thập thông tin. Tiến hành thu thập thông tin, số liệu cơ bản: số liệu từ website, đề tài nghiên cứu, báo cáo tài chính của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. Chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế tác dụng của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính. Đóng góp của đề tài là đưa ra một cái nhìn tổng thể về quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp hợp lý để hoàn thiện, thúc đẩy đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước. - Kết quả của nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà khoa học về thực hiện tự chủ tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận, trong đó phần nội dung chính được kết cấu thành 3 chương, cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 137 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024