THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ THU THẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN TH

ỞNG TẠI BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆ

N HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ THU THẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI BỘ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN HÀ NỘI - NĂM 2020 Tôi xin cam đoan luận văn “Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là kết quả do tôi tự thu thập và tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo. Các quan điểm, khái niệm, kết luận của các tài liệu và các tác giả, các nghiên cứu khác sử dụng trong luận văn này được trích dẫn theo đúng quy định. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Tác giả Đỗ Thị Thu Thảo Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu và sự động viên tận tình của các thầy, cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ: “Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám đốc Học viện, Khoa Sau Đại học, cô giáo chủ nghiệm lớp cao học Quản lý công HC23.B1, các khoa, phòng, ban của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Bằng tất cả năng lực và nỗ lực hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Tác giả Đỗ Thị Thu Thảo LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7 7. Kết cấu của luận văn. 8 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG. 9 1.1. Khái quát về công tác thi đua, khen thưởng.9 1.2. Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. 21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi đua, khen thưởng25 1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại một số Bộ, ngành ở nước ta.28 Tiểu kết Chương 1. 33 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI BỘ TÀI CHÍNH.34 2.1. Khái quát chung về Bộ Tài chính và công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính. 34 2.2. Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính 41 2.3. Đánh giá chung về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính65 Tiểu kết Chương 2. 71 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI BỘ TÀI CHÍNH72 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong giai đoạn tới72 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong thời gian tới 76 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị. 92 Tiểu kết Chương 3. 94 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 98 PHỤ LỤC. 103 Cụm từ đầy đủ Cụm từ viết tắt CBCC Cán bộ, công chức LĐQL Lãnh đạo, quản lý TĐKT Thi đua, khen thưởng TĐ-KT Thi đua - Khen thưởng Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính 35 Hình 2.1. Chuyên mục “Khen thưởng - Xử phạt” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính 47 Bảng 2.1. Quy trình bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính 51 Bảng 2.2. Quy trình xét thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính 52 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả khen thưởng đối với các tập thể thuộc đối tượng khen thưởng của Bộ Tài chính từ năm 2015 - 2020 56 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khen thưởng đối với các cá nhân thuộc đối tượng khen thưởng của Bộ Tài chính từ năm 2015 - 2020 57 Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính từ năm 2015 - 2020 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khởi xướng các phong trào thi đua yêu nước, đặt nền móng cho công tác thi đua, khen thưởng phát triển và đổi mới phù hợp với điều kiện cách mạng ở Việt Nam trong từng thời kỳ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến các phong trào thi đua yêu nước và coi đây là một trong những công cụ quản lý quan trọng, là động lực, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người mới, xã hội mới. Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, công tác thi đua, khen thưởng đã thực sự trở thành động lực quan trọng thúc đẩy mọi người, mọi thành phần xã hội hăng hái lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, khắc phục những khó khăn để từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, các phong trào thi đua ngày càng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp thi đua, nhiều phong trào thi đua đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, trong quá trình 75 năm xây dựng và phát triển, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị trong ngành Tài chính luôn quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và coi đây là một trong những động lực khơi dậy tinh thần phấn khởi, lao động sáng tạo của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong những năm vừa qua, quán triệt Chỉ thị số 34-CT\TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực. Các phong trào thi đua được phát động với nhiều nội dung, khẩu hiệu phong phú bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao; công tác khen thưởng đã đi vào nền nếp, trong khen thưởng đã quan tâm khen thưởng tập thể nhỏ, khen thưởng thành tích đột xuất, chuyên đề… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính vẫn còn những hạn chế nhất định: hệ thống chính sách, quy định còn tản mạn, chưa đảm bảo tính hệ thống; công tác bình xét thi đua, khen thưởng tại một số đơn vị vẫn chưa đảm bảo yêu cầu; trong bình bầu, khen thưởng chủ yếu tập trung khen cho lãnh đạo. vì vậy chưa thực sự phát huy được vai trò của công tác thi đua, khen thưởng. Để khắc phục những hạn chế trên, một trong những vấn đề đặt ra đó là phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính để công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tài chính hăng hái lao động, sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ tài chính - ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính là hết sức nặng nề, đòi hỏi chất lượng công tác thi đua, khen thưởng phải không ngừng được nâng cao để góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho ngành Tài chính. Với những yêu cầu và nhiệm vụ từ thực tiễn, là một công chức đang công tác tại Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tài chính, học viên chọn đề tài “Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính” với hi vọng đề tài có thể đóng góp những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài thi đua, khen thưởng được công bố trên các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án. với những khía cạnh, phạm vi và địa bàn nghiên cứu khác nhau; bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó, tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu sau đây: - Các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo về thi đua, khen thưởng: Cuốn sách “Đảng, Bác Hồ với thi đua, yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, năm 2008, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội và cuốn sách “Thi đua, khen thưởng Việt Nam 65 năm đổi mới và phát triển”, năm 2013, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Các cuốn sách đã tổng hợp, khái quát tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng và các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng [3], [4]. - Các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tổng cục. nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Hà, 2013. Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, trực tiếp góp phần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng [30]. Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá thi đua và Quy chế khen thưởng ngành Tài chính” của tác giả Lê Đức Phóng, 2007. Đề tài đã đề xuất các giải pháp về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng; xây dựng, cụ thể hóa các chỉ tiêu chấm điểm thi đua đối với các tập thể, cá nhân làm cơ sở để bình xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tài chính [43]. Đề tài khoa học cấp Tổng cục Hải quan “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan” của tác giả Bùi Ngọc Lợi, 2014. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác thi đua, khen thưởng; đánh giá thực trạng công tác thi đua, khen thưởng của ngành Hải quan, từ đó đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Tổng cục Hải quan [41]. - Một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng: Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng góp phần tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức ngành Tài chính trong điều kiện hiện nay” của tác giả Phùng Thị Thanh Loan, 2013. Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức thông qua công tác thi đua, khen thưởng; thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trong việc tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức ngành Tài chính; từ đó đề xuất các giải pháp để tạo động lực cho cán bộ, công chức ngành Tài chính thông qua công tác thi đua, khen thưởng [40]. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân” của tác giả Nguyễn Minh Trang, 2020. Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua, khen thưởng; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân, đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân [47]. - Bài viết “Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng cần bắt đầu từ công tác cán bộ” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường, 2020, đăng trên Tạp chí Thi đua khen thưởng, số 243, tháng 8 năm 2020. Bài viết đã nêu những ưu điểm và những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị địa phương ở nước ta hiện nay, chỉ ra một trong những nguyên nhân của những hạn chế xuất phát từ đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất 5 giải pháp để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay [29]. Các nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu quan trọng học viên có thể tham khảo, sử dụng khi nghiên cứu cơ sở khoa học về công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt là các đề tài nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính là nguồn tài liệu học viên có thể tham khảo để phân tích, làm rõ hơn bức tranh thực trạng chất lượng công tác thi đua, khen thưởng và tham khảo các giải pháp góp phần hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính. Đánh giá một cách tổng quát, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá một cách hệ thống từ lý luận đến thực tiễn về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thi đua, khen thưởng và chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong giai đoạn hiện nay. Phân tích những kết quả đạt được; những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có đối tượng khen thưởng rất lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng, do thời gian nghiên cứu có hạn vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Cơ quan Bộ và các cơ quan trực thuộc Bộ (các Tổng cục, Cục, Vụ.thuộc Bộ Tài chính). - Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu, thu thập, tổng hợp số liệu báo cáo từ năm 2015 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu, thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả tổng hợp, nghiên cứu các sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học; các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, từ đó đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu, đồng thời làm rõ cơ sở khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: tác giả tiến hành thu thập thông tin, số liệu thống kê từ các báo cáo, tài liệu nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đưa ra những nhận xét về thực trạng tại Chương 2 và làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tại Chương 3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được tác giả sử dụng trong cả 3 chương của luận văn nhằm xem xét, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng và thực trạng chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Việc nghiên cứu đề xuất nghiên cứu khoa học góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. Cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho Bộ Tài chính nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Từ những phân tích về thực trạng chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính, luận văn chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế, phân tích tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị giải pháp phù hợp để góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính trong thời gian tới. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 120 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Bộ Tài chính docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024