THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM ANH BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT N

AM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ …/… HỌC VIỆN HÀNH CH

ÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM ANH BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà. Các số liệu và nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan, khoa học dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế các tài liệu đã được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài “Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm và các Thầy, Cô giáo tại Khoa Nhà nước Pháp luật và Lý luận cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi những kiến thức lý luận về chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành Luận văn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2021 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Kim Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài luận văn 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI.13 1.1. Khái niệm chung 13 1.1.1. Nữ đại biểu Quốc hội 13 1.1.2. Khái niệm bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội14 1.2. Chủ thể bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội. 16 1.2.1. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.17 1.2.2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan.19 1.3. Đặc điểm, nội dung và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội. 21 1.3.1. Đặc điểm bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội. 21 1.3.2. Nội dung bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội25 1.3.3. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội28 1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng nữ nghị sỹ ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam32 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á. 32 1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu và Úc.33 1.4.3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam. 34 TIỂU KẾT CHƯƠNG I37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM38 2.1. Khái quát chung về nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay38 2.1.1. Tỉ lệ, số lượng của nữ đại biểu Quốc hội 38 2.1.2. Vị trí công tác, trình độ của nữ đại biểu Quốc hội 43 2.2. Thực tiễn bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay48 2.2.1. Nội dung bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay. 48 2.2.2. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay.53 2.2.3. Bộ máy, nguồn lực thưc hiện hoạt động bồi dưỡng 56 2.3. Đánh giá chung.59 2.3.1. Kết quả đạt được. 59 2.3.2. Hạn chế61 2.3.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 74 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. 75 3.1. Quan điểm đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội.75 3.1.1. Đảm bảo mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nữ đại biểu Quốc hội 75 3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp với đặc thù hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội hướng tới mục tiêu chiến lược là xây dựng một Quốc hội hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp 77 3.1.3. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa 79 3.2. Giải pháp đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội.80 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách80 3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 84 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 94 KẾT LUẬN95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam so với thế giới 41 Bảng 2.2. Cơ cấu nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV 42 Bảng 2.3. Đại biểu Quốc hội theo chức vụ 44 Bảng 2.4. Trình độ, chuyên môn của nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIV 45 Bảng 2.5. Mức độ cần thiết của các hình thức bồi dưỡng 54 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội 39 Hình 2.2. Biểu đồ tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam so với thế giới 40 Hình 2.3. Chất lượng bài phát biểu của nữ đại biểu Quốc hội 47 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân đã và đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhằm bảo đảm cho Quốc hội thực thi đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về nguyên tắc, Quốc hội nước ta hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của từng đại biểu Quốc hội. Với tư cách là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, mỗi đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, liên quan đến mọi ngành nghề, lĩnh vực. Trong bối cảnh nền dân chủ đang ngày càng mở rộng, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao năng lực cho đại biểu Quốc hội, nhất là đối với đại biểu nữ, tạo điều kiện cho họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia hiệu quả và thực chất hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, xứng đáng với vai trò đại diện cho cử tri cả nước càng được đặt ra cấp bách hơn. Tuy nhiên, năng lực, kinh nghiệm hoạt động nghị trường của mỗi đại biểu, mỗi nhóm đại biểu Quốc hội luôn không đồng đều do sự đa dạng trong cơ cấu, thành phần, kinh nghiệm, độ tuổi, nghề nghiệp của các đại biểu, đặc biệt với các đại biểu nữ còn bị hạn chế bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan. Vì vậy, cùng với chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, vấn đề nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng ngày càng được quan tâm và là giải pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc bồi dưỡng đại biểu Quốc hội được Đảng ta đặc biệt quan tâm và coi đó là khâu then chốt trong công tác cán bộ của Đảng cũng như trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Cụ thể hóa những chủ trương của Đảng, kể từ năm 2004, hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử được tiến hành chuyên biệt thông qua việc thành lập Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - hiện là đơn vị cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội, trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đối với đại biểu dân cử. Thông qua hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đã triển khai được hơn 10 năm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng và chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, thực tế cũng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện như: Nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng đối với đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu nữ; việc xác định đối tượng về giới, nội dung, đặc thù công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội cũng như nhu cầu đồng bộ, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng; phát triển mạng lưới báo cáo viên nguồn và kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng của báo cáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; trách nhiệm của cá nhân đại biểu và các cơ quan tạo điều kiện cho đại biểu tham gia bồi dưỡng chưa cao; sự hạn chế trong kinh phí và nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đồng bộ… Bên cạnh đó, quy định pháp luật về công tác bồi dưỡng chưa đầy đủ và quá trình tổ chức thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng thời gian qua chưa đạt được như mong muốn. Từ những lý do trên, nội dung nghiên cứu “Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn * Các nghiên cứu trong nước Ở nước ta, do hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử mới được tiến hành chuyên biệt gần đây nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này. Một số nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng của đại biểu dân cử ở Việt Nam do Ban Công tác đại biểu phối hợp với dự án hợp tác quốc tế tiến hành, có thể kể đến Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ trong cơ quan dân cử” của TS. Bùi Xuân Đức, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật năm 2017; Luận văn thạc sĩ “Công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử - cơ sở lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2018. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu có liên quan như: Cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của TS. Hoàng Văn Tú, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2012; Hỗ trợ đại biểu Quốc hội thực hiện sáng quyền lập pháp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp Bộ năm 2014 của TS. Trần Tuyết Mai. Các nghiên cứu này đã đề cập đến cơ sở pháp lý, đặc điểm , vai trò của công tác bồi dưỡng, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức, phương pháp bồi dưỡng đại biểu dân cử (Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) cũng như đề ra một số định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đều tiến hành từ một số năm trước đây nên chưa cập nhật những văn bản mới; chưa nêu bật được vai trò của bồi dưỡng trong quá trình phát huy dân chủ hóa; chưa nêu bật được đặc thù của đối tượng bồi dưỡng và bản chất hoạt động của đại biểu Quốc hội để có phương pháp bồi dưỡng phù hợp mang tính đặc thù của hoạt động nghị trường; chưa cập nhật các phương pháp đào tạo hiện đại cũng như chưa phân tích được sự tác động của các hình thức bồi dưỡng đến hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, chưa phân tách được một cách khoa học loại hình bồi dưỡng phù hợp với loại hoạt động và với từng loại đối tượng, chưa nêu bật được sự khác nhau trong bồi dưỡng đại biểu Quốc hội với các đối tượng khác trong bộ máy nhà nước; chưa có chính sách thu hút nguồn báo cáo viên và đào tạo báo cáo viên có chất lượng và kỹ năng tốt; việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài còn chưa cụ thể và có góc nhìn tham chiếu phù hợp. để từ đó có những giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng một cách đồng bộ, hệ thống, từ trực tiếp đế gián tiếp, từ khách quan đến chủ quan. *Những nghiên cứu nước ngoài Ở các nước, hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đa phần không được coi là một mảng tách bạch, chuyên biệt vì việc tự đào tạo của nghị sĩ được đề cao và họ có đội ngũ thư ký, chuyên gia trợ giúp đắc lực cho nghị sĩ cả về nội dung lẫn kỹ năng xử lý công việc. Một số ấn phẩm giới thiệu chung về hoạt động của Quốc hội, trong đó có đề cập ở mức độ hạn chế về hoạt động tập huấn đại biểu Quốc hội. Có thể kể đến như bài báo của Ken Coghill và cộng sự với nội dung How Should Elected Members Learn Parliamentary Skills: An Overview, Parliamentary Affairs; Các chương trình phát triển kỹ năng chuyên nghiệp cho các nghị sĩ của nhóm tác giả Genevieve Grant [23]. Ngoài ra, một số bài viết trên các báo giới thiệu về kinh nghiệm tập huấn nghị sĩ Quốc hội của một số nước và một số bài tham luận của các chuyên gia nước ngoài tại Hội nghị AIPA: Tăng cường hợp tác nghị viện về bồi dưỡng đại biểu dân cử, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 [26]. Như vậy, qua việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy, số lượng công trình nghiên cứu chuyên biệt kể cả trong nước cũng như nước ngoài về công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử nói chung và đại biểu Quốc hội nói riêng chưa nhiều và thực tế vẫn còn nhiều nội dung chưa được đánh giá một cách hệ thống, chưa có sự phân tích chuyên sâu và đặt trong bối cảnh có những định hướng và quy định mới về chức năng nhiệm vụ cũng như yêu cầu nâng cao năng lực và tăng cường vai trò của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài, định hướng của luận văn là kế thừa những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận của các công trình nghiên cứu trước đây, nhưng sẽ đi sâu vào nghiên cứu thêm những vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng đối với nữ đại biểu Quốc hội để thấy được mối quan hệ giữa bồi dưỡng với việc nâng cao chất lượng hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động này. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội, do đó luận văn tập trung vào nghiên cứu và đề ra những giải pháp có tính ứng dụng, đi sâu vào việc xác định các nguyên tắc định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm tham gia của đại biểu Quốc hội nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có liên quan; hoàn thiện phương thức, nội dung bồi dưỡng, về cơ chế tài chính, về thu hút các nguồn lực, về chế độ cung cấp thông tin,. nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng nữ Đại biểu Quốc hội, từ đó đưa ra một số giải pháp đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đặt ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Rà soát, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận - pháp lý của công tác bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội thời gian qua; - Kiến nghị, đề xuất các giải pháp bảo đảm bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội tại Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên phương pháp luận triết học Mác - Lênin, bao gồm các quan điểm về lý luận nhận thức; dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội nói chung cũng như bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tìm kiếm và thu thập các dữ liệu và thông tin: số liệu và thông tin thứ cấp; Phương pháp phân tích thống kê mô tả; Phương pháp phân tích so sánh và đối chiếu. Các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp với phương pháp logic và so sánh để nghiên cứu làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản; nội dung, đặc điểm hoạt động bồi dưỡng; kinh nghiệm của các nước để từ đó rút ra những bài học phù hợp với điều kiện nước ta. Các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng thời gian qua; từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp ở chương tiếp theo. Các phương pháp phân tích – tổng hợp, logic cụ thể để phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn là một trong những công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về công tác bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội tại Việt Nam. Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu tổng thể thực tiễn công tác bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội tại Việt Nam hiện nay, có sự tham chiếu kinh nghiệm quốc tế để gợi mở những giải pháp đồng bộ và khả thi góp phần đưa công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, mang tính khoa học và tiên tiến. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cơ quan, tổ chức trong công tác bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm, giải pháp đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 104 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024