THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THANH NGA BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NIN

H BÌNH THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ TRÂM OANH HÀ N

I - NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Trâm Oanh. Các số liệu, đánh giá kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan trên cơ sở điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tế của bản thân, chưa từng được công bố trong công trình nào. Tác giả luận văn Phạm Thanh Nga LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô giáo, các đồng chí, đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô giáo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học và các khoa, phòng của Học viện đã tham gia quản lý, giảng dạy, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Lãnh đạo, cán bộ, công chức Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận nghiên cứu những tài liệu cần thiết để phục vụ trong việc hoàn thành luận văn; đồng thời đã tạo điều kiện về thời gian để bản thân tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện để trả lời các phiếu khảo sát và trả lời phỏng vấn sâu, cung cấp những thông tin quý báu để tôi có cơ sở nghiên cứu luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Thị Trâm Oanh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô giáo và độc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, tháng . năm 202 Tác giả luận văn Phạm Thanh Nga MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU.1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM. 10 11. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 10 1.2. Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo vị trí việc làm 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo vị trí việc làm.37 1.4. Kinh nghiệm một số quốc gia trong bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm.41 Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM. 45 2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình 45 2.2. Khái quát đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình47 2.3. Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm. 51 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM95 3.1. Quan điểm về tăng cường bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm95 3.2. Giải pháp tăng cường bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm97 3.3. Một số kiến nghị.108 KẾT LUẬN. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO.113 PHỤ LỤC122 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt Diễn giải 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 CQCM Cơ quan chuyên môn 3 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 UBND Uỷ ban nhân dân 6 VTVL Vị trí việc làm DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 1.1. So sánh giữa bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn theo vị trí việc làm và bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch 24 Bảng 2.1. Cơ cấu công chức theo giới tính 48 Bảng 2.2. Cơ cấu công chức theo nhóm tuổi 49 Bảng 2.3. Cơ cấu công chức theo ngạch công chức 49 Bảng 2.4. Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 50 Bảng 2.5. Cơ cấu công chức theo nhóm vị trí việc làm 51 Bảng 2.6. Thống kê các vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình 54 Bảng 2.7. Khung năng lực đối với một số vị trí việc làm tại Sở Nội vụ ………………………………………………………………………………55 Bảng 2.8. Một số nội dung trong Bản mô tả công việc của vị trí Chánh Văn phòng 56 Bảng 2.9. Một số nội dung trong Bản mô tả công việc của vị trí Quản lý nhân sự và đội ngũ 58 Bảng 2.10. Một số nội dung trong Bản mô tả công việc của vị trí Công nghệ thông tin 59 Bảng 2.11. Kết quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn chia theo vị trí việc làm giai đoạn 2016-2020 78 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về mức độ vận dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn 87 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá mức độ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của giảng viên 91 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Năng lực của mỗi CBCC sẽ hợp thành năng lực của nền công vụ. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC có ý nghĩa trực tiếp và lâu dài đối với công cuộc cải cách hành chính, chất lượng nền công vụ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thì công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) nói chung, bồi dưỡng nói riêng là một trong những giải pháp căn bản nhất, trong đó bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm (VTVL) có ý nghĩa rất quan trọng. Bồi dưỡng công chức theo VTVL là cách tiếp cận phù hợp để nâng cao năng lực thực thi công vụ, là quá trình phát triển năng lực cho CBCC, xây dựng và phát triển những năng lực mà một chức danh, một vị trí việc làm cần phải đáp ứng. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ban hành chính sách khuyến khích công chức tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Hoạt động bồi dưỡng công chức nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn (CQCM) thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh theo VTVL đã bước đầu được quan tâm triển khai, công chức được tham gia ngày càng nhiều các chương trình có nội dung bồi dưỡng sát thực, phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những năm gần đây chưa thực sự có những đổi mới mang tính đột phá, còn tồn tại một số vấn đề như: Một số nội dung chương trình bồi dưỡng chưa đúng đòi hỏi của công việc, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của người học; thiếu cân đối giữa lý luận và kỹ năng, chưa chú trọng tính đặc thù, riêng biệt của từng VTVL, đặc biệt thiếu các chương trình bồi dưỡng công chức theo VTVL. nên hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh và những hạn chế trong công tác bồi dưỡng theo VTVL hiện nay, em lựa chọn đề tài“Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Bồi dưỡng công chức là một khâu quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ. Vì thế đây là đề tài đã được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ lãnh đạo, người làm công tác quản lý nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Các công trình, bài viết về ĐTBD cán bộ, công chức có số lượng khá lớn, nội dung đa dạng, hình thức phong phú. Trên cơ sở khảo cứu, có thể khái quát một số vấn đề cơ bản như sau: - Tác giả Tô Tử Hạ (1998), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội [37]. Trong cuốn sách này tác giả đã luận giải quan niệm về ĐTBD công chức, những căn cứ thực tiễn, pháp lý tác động đến hoạt động ĐTBD, mục đích, mục tiêu ĐTBD, quan điểm để hoàn thiện từng bước hệ thống ĐTBD công chức hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách hành chính nhà nước. - Nghiên cứu của tác giả Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công [20]. Tác giả đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực trong khu vực công; phân tích vị trí, vai trò, đặc điểm… về ĐTBD trong khu vực công và đặc biệt đã làm rõ từng nội dung trong quy trình ĐTBD như xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch và đánh giá đào tạo. - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị La (2015), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản, số 9/2015 [51], đã đánh giá thực trạng công tác ĐTBD CBCC hiện nay, mối liên hệ giữa hiệu quả công tác ĐTBD CBCC với chủ trương, nội dung cải cách hành chính nhà nước, chỉ rõ một số hạn chế của công tác ĐTBD CBCC… Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC trong quá trình cải cách hành chính trong thời gian tới. - Trong cuốn sách “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế” (2018) do tác giả Triệu Văn Cường, tác giả Nguyễn Minh Phương chủ biên [32], các tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, hệ thống hóa kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC của một số nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam; đánh giá thực trạng ĐTBD cán bộ, công chức, các tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp và mô hình đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTBD cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. - Tác giả Trần Ngọc Lâm (2017), Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Dak Nông [52]; tác giả Lê Minh Hiếu, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Kiên Giang [44]… Các luận văn này đã làm rõ một số nội dung cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh nhằm đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh tại các địa phương được nghiên cứu… Bên cạnh các đề tài, bài viết nghiên cứu về ĐTBD nói chung, thì ĐTBD cán bộ, công chức theo nhu cầu công việc, theo VTVL đã bước đầu được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Các công trình nghiên cứu đề tài này được thể hiện trong các chương trình, dựa án, các đề tài nghiên cứu khoa học và trong các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học: - Tác giả Nguyễn Ngọc Vân (2008), trong đề tài Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc [85] đã đánh giá tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu ĐTBD theo yêu cầu công việc và rút ra những nhận xét về sự khác nhau giữa ĐTBD theo tiêu chuẩn ngạch và ĐTBD theo nhu cầu công việc. - Năm 2015, tác giả Bùi Huy Khiên đã bảo vệ đề tài khoa học cấp bộ: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh khu vực Tây Nguyên” [49]. Sau khi nêu lên thực trạng công tác này, đề tài đã phân tích những khó khăn, thách thức trong ĐTBD theo VTVL và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD theo VTVL cho CBCC, viên chức các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới. - Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm - những khó khăn và kiến nghị [02] của tác giả Đặng Khắc Ánh, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 193 (2/2012). Tác giả đã trình bày sự cần thiết phải ĐTBD theo VTVL; ưu điểm và những khó khăn trong ĐTBD theo VTVL ở Việt Nam. - Một số giải pháp bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm [36] của tác giả Nguyễn Tiến Đạo, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, số 7/2012. Theo bài viết, để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng công chức theo VTVL cần tiến hành đồng bộ các giải pháp: Xác định đối tượng ĐTBD theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề mà công chức đảm nhiệm để xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp ĐTBD phù hợp; Cần xây dựng hệ thống tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu; Đa dạng hóa chương trình và nội dung ĐTBD theo chuyên ngành, chuyên sâu lĩnh vực, ngành nghề và đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng thực chất, hiện đại. Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của học viên Học viện Hành chính Quốc gia nghiên cứu về ĐTBD cán bộ, công chức theo VTVL như tác giả Nguyễn Công Toán (2015), Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính theo vị trí việc làm ở Việt Nam hiện nay [71]; Tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến (2013) luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan hành chính nhà nước theo vị trí việc làm tại tỉnh Phú Thọ [89],… Các công trình này đã bước đầu đánh giá thực trạng ĐTBD cán bộ, công chức theo VTVL, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTBD, chất lượng đội ngũ CBCC. Như vậy, có thể nói đã có nhiều các công trình nghiên cứu về ĐTBD cán bộ, công chức cũng như bước đầu nghiên cứu về ĐTBD công chức theo VTVL. Mỗi tác giả, mỗi công trình, tài liệu, bài viết về ĐTBD cán bộ, công chức nói chung, bồi dưỡng công chức theo VTVL nói riêng, tuy có cách tiếp cận, phạm vi, mức độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, ít nhiều đã đề cập đến thực trạng và đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTBD… Tuy nhiên từ năm 2015 khi các địa phương được Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục VTVL trong các cơ quan hành chính nhà nước thì chưa có đề tài nào phân tích, nghiên cứu có hệ thống về một đối tượng chuyên biệt đó là “bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh theo vị trí việc làm”. Vì vậy mà qua đề tài này tác giả muốn làm rõ thực trạng và tìm ra những giải pháp để tăng cường công tác bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh theo VTVL tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần tăng cường hoạt động bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo VTVL trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề khoa học về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo VTVL; - Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo VTVL; - Đề xuất giải pháp để tăng cường bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo VTVL trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: 5 năm, từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2020. - Về không gian: Tại tỉnh Ninh Bình, gồm 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật về công tác cán bộ, công chức, về bồi dưỡng công chức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Đây là phương pháp phổ biến, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học xã hội. Việc nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích các tài liệu thứ cấp là các nghiên cứu có liên quan đến VTVL, xác định VTVL trong các cơ quan hành chính nhà nước, ĐTBD công chức; bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh theo VTVL, các số liệu thống kê qua các báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình… Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp nhằm phát hiện những điểm mới, những điểm có thể kế thừa, bổ sung hoặc bàn luận thêm từ các nghiên cứu liên quan để hình thành cơ sở khoa học, cung cấp số liệu chính thức đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu tại địa phương. Bên cạnh đó, cũng giúp tìm kiếm thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp nhằm hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. b) Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này sử dụng để phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo, kế hoạch… Tổng hợp những nội dung trên để tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra những ưu điểm, tiến bộ, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất giải pháp thực hiện tốt hơn công tác bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh theo VTVL trong thời gian tới. c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm, thu thập thông tin, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo VTVL. Tác giả đã xây dựng phiếu điều tra đối với công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, dành cho 02 nhóm đối tượng tương ứng với 02 loại phiếu: - Phiếu số 01 khảo sát nhóm 80 công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm các vị trí quản lý trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình (Phụ lục 1); - Phiếu số 02 khảo sát 80 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của 18 CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình (Phụ lục 2). Phiếu khảo sát được phát trực tiếp từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2020. Các phiếu điều tra thu được sau khi được kiểm tra, loại bỏ những phiếu không phù hợp, được cập nhật và xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng. Một số phiếu có thông tin cần phân tích sâu hay cần trao đổi tìm kiếm thêm thông tin, tác giả đã trực tiếp liên hệ phỏng vấn sâu với các công chức thực hiện các phiếu đó. d) Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những thông tin làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá về công tác bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm. Theo phương pháp này tác giả đã phỏng vấn các nhà quản lý và chuyên viên tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong một số CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình như Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo. Các câu hỏi được thiết kế nhằm tìm kiếm các thông tin đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức theo VTVL, các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh theo VTVL tại địa phương (Phụ lục 3, Phụ lục 4). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn đóng góp những luận cứ khoa học về vị trí việc làm và bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo VTVL. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 139 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024