ều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mà trong tiến trình đó, đội ngũ công chức giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền hành chính nhà nước nói riêng và cả xã hội nói chung. Yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới cũng như quá trình hội nhập quốc tế đều đòi hỏi chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao. Nâng cao chất lượng công chức thông qua quá trình bồi dưỡng là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Có thể khẳng định, bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong mỗi cơ quan Nhà nước, nó đặt ra nhiệm vụ đối với mỗi cơ quan và cũng là nhiệm vụ của bản thân mỗi công chức phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình để theo kịp với nền kinh tế tri thức. Khi có sự kết hợp giữa cơ quan và bản thân mỗi công chức sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để xây dựng nền hành chính nước nhà thực sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, đội ngũ công chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng một nền hành chính tiên tiến và hiện đại. Đội ngũ công chức nhà nước cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý, nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và quản lý tốt trong tổ chức được đảm nhiệm; đồng thời rèn luyện về phẩm chất, đạo đức người công chức, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với nền công vụ nước nhà. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy - Ban chấp hành Trung ương khóa XII Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ cũng đã xác định rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững” [2]. Chính vì vậy, vai trò của công tác bồi dưỡng thể hiện ngày càng rõ ràng hơn trong bối cảnh mới hiện nay. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên luôn xác định làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân nhân thành phố sẽ là động lực lớn thúc đẩy hoạt động công vụ ngày càng có chất lượng, tạo nên sự chuyển biến tích cực, xây dựng đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cùng bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế - xã hội địa phương đạt hiệu quả nhất. Từ chủ trương trên, ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên luôn phấn đấu hoàn thiện những mục tiêu trong bồi dưỡng cán bộ công chức, đặc biệt là bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân nhân thành phố. Là những người làm việc trong các phòng ban tham mưu cho ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố là một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị của thành phố Thái Nguyên. Công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố có đặc điểm là thực hiện thường xuyên một công vụ theo nghiệp vụ chuyên môn mà công chức đó đảm nhiệm (kế toán, kiểm toán, văn thư, xây dựng, đất đai địa chính,.); hoạt động thực thi công vụ của họ có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Do đó, có thể khẳng định rằng trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm và thái độ, đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn chi phối đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và uy tín đối với nhân dân cũng như các cá nhân, tổ chức có mối quan hệ, có giao dịch và sử dụng dịch vụ của những cơ quan chuyên môn này. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong bồi dưỡng công chức tại thành phố Thái Nguyên thời gian qua, trong quá trình thực hiện những năm gần đây chưa thực sự có những đổi mới mang tính đột phá, còn tồn tại một số vấn đề như: một số nội dung chương trình bồi dưỡng chưa đúng đòi hỏi của công việc, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của người học; thiếu cân đối giữa lý luận và kỹ năng, chưa chú trọng tính đặc thù, riêng biệt của từng vị trí việc làm, đặc biệt thiếu các chương trình bồi dưỡng công chức theo nghiệp vụ chuyên môn mà công chức đó đảm nhiệm. nên hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Vẫn còn những hạn chế nhất định về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp,. Để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển hơn nữa, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đặc biệt là công chức các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên trở thành những người có bản lĩnh chính trị, phẩm chất và tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời đại mới đã được xác định là khâu đột phá cơ bản. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung nghiên cứu luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình cải cách nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới Việt Nam hiện nay, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính nhà nước. Bồi dưỡng công chức là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách tập trung đi sâu tìm tòi, nghiên cứu và khảo sát. Đã có nhiều công trình với phạm vi cả ở trong và ngoài nước được công bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau. Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng công chức liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, tiêu biểu của các tác giả: Một là, tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, NXB. Lao Động, Hà Nội [15]. Nhiều nội dung của cuốn sách đề cập đến công tác bồi dưỡng công chức nói chung. Trong đó, các vấn đề xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo và đánh giá đào tạo có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh; Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới, đặc biệt là những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về tiêu chuẩn của cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp. Bên cạnh đó, các tác giả còn thực hiện: phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [41]. Công trình có nhiều giá trị tham khảo về mặt lý luận đối với việc nghiên cứu công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh; Trần Văn Khánh (2018), Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên thế giới và gợi ý vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử. Bài viết trình bày kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên bốn nhóm vấn đề, bao gồm: nguyên tắc, phương châm đào tạo; nội dung, hình thức, quy trình đào tạo; cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên và học viên [29]. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, tác giả bài viết rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng; Đinh Ngọc Giang, Lê Thị Minh Hà (2017), Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Pháp và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử. Bài viết trình bày kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Pháp trên sáu vấn đề sau: nguyên tắc; nội dung, hình thức; cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên; đánh giá khóa học; kinh phí [22]. Các tác giả của bài viết rút ra năm bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam trên cơ sở những gì đã được trình bày. Các kinh nghiệm thực tiễn của Pháp về nội dung, hình thức, đội ngũ giảng viên và cơ sở đào tạo công chức được trình bày trong bài viết có giá trị tham khảo cao khi nghiên cứu những vấn đề tương tự trong hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh; Nguyễn Thị La (2015), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử. Trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức trong cải cách hành chính từ đó làm cơ sở cho đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Việt Nam thời gian qua. Bài viết đã phát hiện một số hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tiêu biểu như: hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng [31]; Ngô Thành Can (2011), Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử. Công trình đã phân tích: khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức; phân tích chi tiết quy trình đào tạo, bồi dưỡng công chức; công trình cũng thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 [14]. Trên cơ sở các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, công trình đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng công chức. Hai là, tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Phạm Trường Giang và cộng sự (2016), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu các nhóm giải pháp góp phần điều chỉnh nhận thức, tư duy về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực; hoàn thiện các quy định pháp lý và từ đó bước đầu đưa ra một số giải pháp thực tiễn, đồng thời xây dựng và giới thiệu một số công cụ để đổi mới công tác liên quan đến quá trình bồi dưỡng công chức: lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xác định mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng; giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng [23]; nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCC ngành Lao động Thương binh và Xã hội nói riêng và đội ngũ CBCC hành chính nhà nước nói chung; .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 118 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |