THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa àn thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KHÁNH THU BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUY

N THỊ KHÁNH THU BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG HÀ NỘI – 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM 8 1.1. Quan niệm về quyền vui chơi, giải trí của trẻ em 9 1.2. Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.19 1.3. Các phương thức và điều kiện bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em 27 Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.37 2.1. Thực trạng bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.37 2.2. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội64 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Hương. Các số liệu, kết quả nghiên cức được sử dụng nêu trong luận văn trung thực, có trích dẫn rõ ràng và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Khánh Thu LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia; được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện. Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Lê Thị Hương và toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Nhà nước – Pháp luật và Lý luận cơ sở. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Khánh Thu DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVCSGDTE Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em CNXH Chủ nghĩa xã hội CRC Convention on the Rights of the Child (Công ước quốc tế về quyền trẻ em) Covid-19 Đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS- CoV-2 PVC Nhựa tái chế PTTH Phát thanh truyền hình UBND Ủy ban nhân dân UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước và là lớp agia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ trước đến nay được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, là một trong những nhiệm vụ cách mạng và chính trị cần được ưu tiên thực hiện trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Người cũng từng khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” [16, tr.467]. Tuy nhiên, trẻ em cũng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương cần nhận được sự định hướng và quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Trẻ em cần được sống trong môi trường sống an toàn, lành mạnh để có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Hơn nữa, trẻ em rất cần được quan tâm, dạy dỗ và giáo dục vì tâm sinh lý các em chưa hoàn thiện, nhân cách chưa được định hình rõ ràng và đầy đủ. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em; coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu. Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được thể hiện rõ trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nhằm tạo ra khung pháp lý, bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội ảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các v n đ v trẻ em. Nghiêm c m xâm hại, hành hạ, ngược đãi, ỏ mặc, lạm dụng, óc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quy n trẻ em” [23, Đ.37] Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã và đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm xứng đáng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Việc phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước. Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 (nay là Luật Trẻ em năm 2016) đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các quyền trẻ em, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có quyền vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, quyền vui chơi, giải trí của trẻ em chưa thật sự được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, quyền vui chơi, giải trí của trẻ em cũng là quyền lợi và là nhu cầu cơ bản của trẻ em, giúp trẻ em có thể phát triển toàn diện. Đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội, toàn xã hội phải quay cuồng với nhịp sống hiện đại, trẻ em được tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ từ rất sớm do đó hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em cần được chú trọng nhằm đảm bảo sự cân bằng về sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ. Trên thực tế việc đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của trẻ em vẫn còn nhiều bấp cập, hạn chế. Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng đều cần có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra cách thức giải quyết, đặc biệt là những nghiên cứu từ thực tiễn cơ sở. Trong bối cảnh nêu trên, đề tài Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa àn thành phố Hà Nội được tác giả lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, với mong muốn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để bảo đảm đầy đủ và hiệu quả quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trong giai đoạn hiện nay tên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được coi là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, trẻ em luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội. Đề tài về bảo vệ quyền trẻ em đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số án phẩm như: - Đề tài “Hoàn thiện pháp luật v đảm bảo quy n của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” của Hoàng Thị Kim Quế, 2010. Công trình đã tập trung phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về đảm bảo quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (trong đó có đối tượng là trẻ em), chỉ ra những bất cập, hạn chế và hướng hoàn thiện [20]. - Đề tài “Nghiên cứu việc thực hiện quy n trẻ em ở Việt Nam, một số v n đ lý luận và thực tiễn” của các tác giả Nguyễn Hữu Minh, Đặng Bích Thủy, Viện xã hội học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện năm 2014. Đề tài đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy các quyền của trẻ em [17]. - Sách chuyên khảo “Những đi u cần biết v quy n trẻ em, luật trẻ em và các chương trình hành động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em” NXB Hồng Đức 2017. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết đối với các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em [19]. - Sách “Luật Quốc tế v quy n của các nhóm người dễ bị tổn thương” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương nói chung, quyền của trẻ em nói riêng, có so sánh với pháp luật Việt Nam [11]. - Sách chuyên khảo “Các tổ chức xã hội với vai trò giám sát thực hiện quy n trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương – NXB Giáo dục 2015. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em với những đánh giá khách quan về ưu điểm cũng như hạn chế của vấn đề này ở Việt Nam [18]. - Phạm Thị Hải Hà với đề tài luận văn tiến sỹ Quản lý công năm 2016: “Quản lý nhà nước v bảo vệ quy n của trẻ em ở Việt Nam”. Luận án nghiên cứu lý luận cũn như thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung, chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề này [7]. - Phạm Thị Hường với đề tài luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – luật hành chính năm 2016: “Quy n được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá những ưu điểm, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục [9]. - Nguyễn Thanh Hương với đề tài luận văn thạc sỹ Luật học năm 2014: “Bảo vệ quy n trẻ em trong phòng chống bạo lực gia đình”. Đây là chủ đề nhận được sự quan tâm rất sâu sắc của gia đình, xã hội trước tình hình bạo lực gia đình đối với trẻ em. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trên thực tế ở Việt Nam hiện nay [8]. - Nguyễn Thị Bích Thảo với đề tài luận văn thạc sĩ Luật học năm 2017 ”Quy n vui chơi giải trí của trẻ em từ thực tiễn thành phố Hà Nội”. Luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về quyền vui chơi giải trí của trẻ em từ nghiên cứu thực tiễn tại Thủ đô Hà Nội [28] - Phạm Mỹ Dung với đề tài luận văn thạc sĩ Luật học năm 2018 “Bảo đảm quy n riêng tư của trẻ em ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích, chứng minh tầm quan trọng và các phương thức bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện nội dung này ở Việt Nam [6]. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến quyền trẻ em trên nhiều khía cạnh, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, song các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa và phát triển trong đề tài nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, phân tích nội hàm, đặc điểm bảo đảm quyền trẻ em nói chung và bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em nói riêng. Phân tích các phương thức bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em và ý nghĩa thực hiện bảo đảm quyền này. - Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng. - Đưa ra phương hướng và đề xuất những giải pháp bảo đảm và thúc đẩy quyền vui chơi, giải trí của trẻ em địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em và thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền này trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - V nội dung: Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. - V không gian: Do địa bàn thành phố Hà Nội rất rộng nên các số liệu minh chứng trong luận văn chỉ mang tính khái quát. - V thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền trẻ em nói chung, bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thưc hiện đề tài, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá. để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: Để hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài, chương 1 đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. Để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh trong phần đầu chương 2. Để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, các phương pháp phương pháp tổng hợp, phân tích đã được sử dụng trong phần sau chương 2. Bên cạnh đó, phương pháp của lý thuyết hệ thống cũng được sử dụng để đảm bảo tính toàn diện, sự liên thông, nhất quán giữa các chương, mục trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Là một trong số rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em được thực hiện ở nước ta từ trước đến nay, luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em, giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền và bảo đảm quyền vui chơi, giải trí cho trẻ em. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật và bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và DMTLTK, luận văn được kết cấu gồm 2 chương: Chương 1. Những v n đ lý luận và pháp luật v bảo đảm quy n vui chơi, giải trí của trẻ em Chương 2. Thực trạng bảo đảm quy n vui chơi, giải trí của trẻ em và quan điểm, giải pháp thúc đẩy bảo đảm quy n vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM 1.1. QUAN NIỆM VỀ QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM 1.1.1. Trẻ em Dưới góc độ xã hội học, trẻ em là bộ phận cấu thành của cơ cấu xã hội. Trẻ em là người có vai trò và vị thế khác với người lớn do đó luôn là đối tượng được xã hội quan tâm, bảo vệ, nuôi dưỡng để phát triển thành người lớn. Tùy theo góc độ tiếp cận mà có những định nghĩa khác nhau về trẻ em. Bên cạnh đó quan niệm về trẻ em ở các quốc gia trên thế giới cũng không giống nhau. Dưới góc độ tâm lý học, xác định trẻ em căn cứ theo độ tuổi và yếu tố tâm lý trong từng giai đoạn phát triển. Đó là các giai đoạn: 0 – 1,5 tuổi, từ 1,5 – 3 tuổi, thừ 3 – 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, và từ 13 – 18 tuổi. Dựa vào sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý để từ đó cha mẹ, nhà trường và xã hội có thể hiểu rõ về trẻ em và các biện pháp giáo dục phù hợp. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm v trẻ em được xác định theo độ tuổi. Ở các quốc gia khác nhau độ tuổi được xem là trẻ em cũng khác nhau. Theo Đi u 1 Công ước v quy n trẻ em (CRC) 1989 thì: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn’’ [13, Đ.1]. Tại Điều 2 trong Công ước số 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, năm 1999 có quy định: “Trong Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi” [13, Đ.2]. .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 91 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa àn thành phố Hà Nội docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024