u tư của đất nước nói chung và đầu tư của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hằng năm Nhà nước ta dành trên hàng chục ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; không chỉ tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần đắc lực cho việc thực hiện những vấn đề xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Đại học Huế là một trong những Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đa ngành đa lĩnh vực. Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ thì trong thời gian qua Đại học Huế đã triển khai những dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với điều kiện hiện nay, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc quản lý, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là một vấn đề cấp bách đặt ra cho Ban lãnh đạo Đại học Huế. Các cán bộ, cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nên Đại học Huế đã đạt những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế do những nguyên nhân khác nhau từ hệ thống các văn bản pháp quy chưa được đồng bộ, các nguyên nhân khách quan, việc triển khai ở cơ sở còn lúng túng, lực lượng cán bộ chuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình trạng còn nhiều sai phạm trong quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao. Từ những cơ sở trên, cần phải quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Là cán bộ công tác trong ngành tài chính tại đơn vị thuộc Đại học Huế, với những kiến thức đã học của chương trình cao học tài chính ngân hàng tại Cơ sở Học viện hành chính Quốc gia khu vực miền Trung, các thực tiễn đã nghiên cứu; và mong muốn tìm hiểu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, hoàn thiện việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chi đầu tư XDCB từ NSNN là một khoản chi lớn của NSNN, do đó tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là rất quan trọng, và nó càng quan trọng hơn khi hiện nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt nhưng phải đòi hỏi chi đầu tư hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng nhanh và giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội. Vì vậy, vấn đề quả lý chi đầu tư XDCB từ NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Các đề tài đó đã nghiên cứu phạm vi rộng trên toàn quốc, hoặc ở một lĩnh vực nào đó, trên những giác độ khác nhau với những chuyên ngành khác nhau. Cụ thể một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung này như sau: Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc Kho bạc Nhà nước” của Vũ Hồng Sơn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2007), tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư XDCB, phân tích thực trạng quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước, đánh giá những mặt được và chưa được của quản lý trong lĩnh vực này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Điểm nổi bật của luận văn này là đã chỉ rõ các hạn chế trong công tác quản lý chi vốn XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước: là tồn tại trong công tác phân bổ kế hoạch và chuyển vốn đầu tư XDCB, tồn tại trong quy trình kiểm soát, tồn tại về mẫu chứng từ kế toán, tồn tại trong công tác kế toán, quyết toán, tồn tại về chế độ thông tin báo cáo, tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức bộ máy quản lý. Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Hoằng Bá Huyền (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2008): “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa” đã hệ thống được các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương như: chi ngân sách nhà nước là gì, khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương và nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã nêu được những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội của huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chi NSN cho đầu tư XDCB ở huyện, phân tích quy trình và tình hình thực hiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở huyện, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, các giải pháp của luận văn còn rời rạc, chưa có sự gắn kết theo quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, hơn nữa nó cũng chưa giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra yếu kém trong lĩnh vực quản lý này. Gần với đề tài nghiên cứu của luận văn, Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Thị Minh (Đại học Đà Nẵng , năm 2011). Luận văn đã tổng quan được các .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 192 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |