O DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI NGUYỄN HỒNG NAM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS.BẠCH ĐỨC HIỂN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong các công trình trước đó. Các thông tin, tài liệu tham khảo trình bày trong luận văn có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Nam LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện. Lời đầu tiên, tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo TS Bạch Đức Hiển người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Yên Bái, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh, UBND huyện thị xã và thành phố, phòng Tài chính - Kế hoạch và Ban quản lý dự án các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã và một số cá nhân và doanh nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cám ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đã chia sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Nam MỤC LỤC Chương 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu.1 1.1.1. Tầm quan trọng của đề tài.1 1.1.2. Tổng quan và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài chính tỉnh Yên Bái 3 1.2. Lý do chọn đề tài18 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.18 1.3.1 Mục tiêu tổng thể. 18 1.3.2 Mục tiêu cụ thể.19 1.3.3 Mục đích nghiên cứu đề tài19 1.4. Nhiệm vụ của nghiên cứu 19 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu20 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 20 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu20 1.6. Phương pháp nghiên cứu20 1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin. 20 1.6.2 Phương pháp tổng hợp thông tin21 1.6.3 Phương pháp ph n tích th ng tin 21 1.7. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học rút ra với tỉnh Yên Bái22 1.7.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn đầu tư x y dựng nông thôn mới ở một số địa phương22 1.7.2. Những bài học rút ra đối với tỉnh Yên Bái25 Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.27 2.1. Xây dựng nông thôn mới và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới. 27 2.1.1. Xây dựng nông thôn mới 27 2.1.2. Vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM29 2.2. Quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới30 2.2.1. Vai trò, nguyên tắc quản lý VĐT từ NSNN cho XDNTM30 2.2.2. Nội dung quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại các Sở Tài chính cấp tỉnh 38 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại các Sở Tài chính cấp tỉnh 48 2.3.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 48 2.3.2. Năng lực đội ngũ quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM. 49 2.3.3. Cơ sở vật chất của đội ngũ cán bộ quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 50 2.3.4. Công tác tuyên truyền vận động. 50 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH YÊN BÁI52 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Yên Bái.53 3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái.53 3.1.2. Tình hình ĐTXDCB trong XDNTM 55 3.2. Thực trạng c ng tác quản lý nguồn VĐTXDNTMtại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2012-2016 61 3.2.1. Công tác lập và giao kế hoạch vốn ĐTXDCB cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái 61 3.2.2. Công tác tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh toán VĐT cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái. 68 3.2.3. Công tác quyết toán vốn ĐTXDCB trong XDNTM tại tỉnh Yên Bái.77 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn ĐTXDCB trong XDNTM.82 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ĐTXDCB trong XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái 83 3.3.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 83 3.3.2. Năng lực đội ngũ quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM. 84 3.3.3. Cơ sở vật chất của đội ngũ cán bộ quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 87 3.4.4. Công tác tuyên truyền vận động87 Chương 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN 90 THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH YÊN BÁI. 90 4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho XDNTM tại tỉnh Yên Bái.90 4.1.1. Thông tin chung về các đối tượng phỏng vấn.90 4.1.2. Trình độ cán bộ quản lý.91 4.1.3. Đánh giá về cơ chế chính sách 92 4.1.4. Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư.93 4.1.5. Quản lý quá trình đầu tư94 4.1.6. Quản lý quá trình kết thúc dự án.95 4.1.7. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư 96 4.2. Định hướng và mục tiêu quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái đến năm 202097 4.2.1. Định hướng quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020 97 4.2.2. Mục tiêu tiêu quản lý VĐT từ NSNN cho XDNTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 202099 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN choXDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái đến năm 2020 102 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập và giao kế hoạch vốn ĐTXDCB 102 4.3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh toán vốn NSNN cho XDNTM tại tỉnh Yên Bái 104 4.3.3. Giải pháp tăng cường công tác quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 108 4.3.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM 108 Chương 5: TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ110 5.1. Tóm tắt, kết luận 110 5.2. Một số kiến nghị.111 5.2.1. Về phía nhà nước 111 5.2.2. Về phía địa phương.112 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 113 PHỤ LỤC 116 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý DAHT Dự án hoàn thành ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản HĐND Hội đồng nhân dân KTKT Kinh tế kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội NTM Nông thôn mới NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương TPCP Trái phiếu chính phủ UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản XDNTM Xây dựng nông thôn mới DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức thực hiện XDNTM 28 Sơ đồ 1.2: .Bộ máy quản lý VĐT từ NSNN Sơ đồ 1.3: . Chu trình quản lý vốn ĐTXDCB cho XDNTM Hình 3.1: .Bản đồ Hành chính tỉnh Yên Bái 31 36 53 Chương 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Tầm quan trọng của đề tài Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn trong lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng và Nhà nước, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhằm nâng cao đời sống của người nông dân; Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được thông quan tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X, với mục tiêu: “ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Ngày 12/11/2015 tại Kỳ họp thứ mười Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; và ngày 23/11/2016 tại Kỳ hợp thứ hai Quốc hộ khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các Nghị quyết về xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Quốc hội, ngày 16/5/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững”. Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của đất nước, có 152/152 xã đang đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu cụ thể: “Giai đoạn 2011-2015, có từ 15 -20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; Đến năm 2020, có từ 50-60 % số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới”; Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chượng hiện Chương trình muc tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 3632/QĐ-UBND ngày 21/12/2016. Quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, phát sinh trong quá trình quản lý các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới, vấn đề này đã và sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, kế hoạch hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại tỉnh. 1.1.2. Tổng quan và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài chính tỉnh Yên Bái 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Tài chính tỉnh Yên Bái Ngay từ khi cách mạng tháng 8 thành công, ngành Tài chính Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được thành lập. Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Tuyên cáo thành lập Chính phủ lâm thời gồm 13 bộ, trong đó có Bộ Tài chính. Đây là dấu son đặt nền móng cho nền tài chính quốc gia Việt Nam độc lập và ngày này được lấy làm ngày truyền thống của ngành tài chính Việt Nam. Cùng với sự ra đời của ngành Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính địa phương được hình thành; tại tỉnh Yên Bái buổi đầu sơ khai Phòng Kinh tế tài chính được thành lập trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh; ở các huyện, thị xã thành lập bộ phận Kinh tế tài chính trực thuộc Uỷ ban hành chính huyện, thị xã. Nhiệm vụ của công tác tài chính lúc này là đảm bảo các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền non trẻ, nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang đủ sức đánh địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiệm vụ vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa phải chống giặc ngoại xâm, với điều kiện tiềm lực tài chính còn nghèo nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ngành Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, chính quyền các cấp phát hành thành công giấy bạc tài chính, công phiếu kháng chiến để tạo nguồn lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trước sự phát triển và yêu cầu ngày càng lớn của công cuộc kháng chiến, ngành Tài chính đã chuyển từ chính sách động viên chủ yếu dựa vào tự nguyện của dân sang chính sách động viên theo nghĩa vụ và theo khả năng để kịp thời đáp ứng nhu cầu to lớn của tiền tuyến, tập trung vào hai chính sách thuế lớn là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp. Bước vào thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, ngành Tài chính tỉnh đã tham mưu giúp cho các cấp uỷ và chính quyền chỉnh đốn, đôn đốc thu nộp thuế, điều tiết thu nhập của tư thương, chống đầu tư tích trữ, giảm căng thẳng về hàng hoá, củng cố và tăng cường quản lý kinh tế xã hội, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất bước đầu cho CNXH; cùng cả nước đánh tan chiến tranh phá hoại của địch ở miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc mỹ với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong công cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hàng trăm đồng chí (nguyên và đang là cán bộ ngành Tài chính tỉnh Yên Bái bây giờ) đã tham gia lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm, một số đồng chí đã bỏ một phần xương máu trên các chiến trường góp phần giành độc lập, tự do cho tổ quốc. Nhiều cán bộ, công chức ngành Tài chính được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các loại và các danh hiệu cao quí của Đảng và nhà nước. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1991: Tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Yên Bái với 2 tỉnh Lào Cai và Nghĩa Lộ. Đây là thời kỳ công cuộc xây dựng đất nước nói chung và ngành Tài chính nói riêng gặp nhiều khó khăn, ngân khố thật sự eo hẹp. Sau ngày giải phóng miền Nam đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngành Tài chính đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn và dài hạn, các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế tài chính. Hoàn thành nhiệm vụ động viên tài chính, vừa đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên vừa đảm bảo gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển để phát triển kinh tế xã hội, cũng là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, từng bước xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn tách thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai, hệ thống Tài chính ở địa phương từ tỉnh đến huyện được chia tách thành các cơ quan độc lập là Tài chính, Thuế, Kho bạc. Sau khi tỉnh Yên Bái được tái lập lại và đi vào hoạt động, trải qua những thăng trầm của lịch sử đến nay, quân và dân trong tỉnh đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó, ngành Tài chính nói chung, Sở Tài chính nói riêng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí; tài sản nhà nước; các quĩ tài chính nhà nước; tài chính doanh nghiệp; kế toán; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính theo qui định của pháp luật, góp phần to lớn thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển kinh tế- xã hội huy động và khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ổn định giá cả thị trường, nâng cao tích luỹ tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các bước phát triển tiếp theo, giữ vững ổn định chính trị an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành tài chính nước nhà, ngành tài chính tỉnh Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và .
Xem thêm Rút gọn
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.
Số trang: 130 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023
Tên tài liệu | Định dạng | |
---|---|---|
Luận văn Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước | ||
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây | ||
Từ khóa: |