THƯ VIỆN CHIA SẺ TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

Nhanh chóng - Hiệu quả - Tiết kiệm

Luận văn Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN KIM PHƯỢNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀ

I CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN KIM PHƯỢNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA Chuy

n ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LIÊN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu.4 1.1.1 Nhóm đề tài về Phân tích tài chính 1.1.2 Nhóm đề tài về Dự báo tài chính 4 6 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp.8 1.2.1 Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp. 8 1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.9 1.2.2.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 9 1.2.2.2. 10 Phân tích biến động kết quả kinh doanh 1.2.2.3. Phân tích biến động của dòng tiền 12 1.2.2.4 Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính 12 a. Phân tích hệ số nợ cơ cấu tài sản 12 b. Phân tích khả năng thanh toán 13 c. Phân tích hiệu suất hoạt động 14 d. Phân tích khả năng sinh lời 16 e. Phân tích hệ số giá trị thị trường 17 g. Phân tích hệ thống đòn bẩy 17 h. Phân tích Dupont 18 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 19 1.3. Dự báo tài chính20 1.3.1. Khái niệm và mục đích dự báo tài chính 20 1.3.2. 22 Nội dung dự báo tài chính 1.3.2.1. Dự báo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 23 1.3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh 24 1.3.2.4. Dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ 27 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Phương pháp thu thập số liệu29 2.2. Phương pháp phân tích số liệu tài chính 30 2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu 30 2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính 31 2.2.2.1. Phương pháp đánh giá 31 2.2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố 34 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ 37 DỰ BÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 37 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.37 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 38 Đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty39 3.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 39 3.2.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty 39 3.3. Thực trạng tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2010 - 201443 3.3.1 Phân tích các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán 43 3.3.2 Phân tích kết quả kinh doanh 50 3.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 55 3.3.4 Phân tích các hệ số tài chính 60 3.3.4.1. Phân tích khả năng thanh toán 60 3.3.4.2 Phân tích hiệu suất hoạt động 62 3.3.4.3. Phân tích khả năng sinh lời 64 3.3.4.4.Phân tích giá trị thị trường 66 3.3.4.5 Phân tích ROE qua phương trình Dupont 68 3.4. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Biên Hòa 69 3.4.1. Kết quả đạt được 69 3.4.2. 73 Hạn chế và nguyên nhân 3.5. Dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa.77 3.5.1 Dự báo doanh thu 77 a. Chiến lược của công ty 77 b. Doanh thu giai đoạn trước 78 c. Tình hình kinh tế và thị trường 79 3.5.2 Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh 84 3.5.4. 89 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo 92 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 92 4.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp 92 4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa.95 4.2.1 Nhóm biện pháp nhằm tăng doanh thu 95 4.2.2. Nhóm biện pháp nhằm giảm chi phí 96 4.2.3 Quản lý chặt Khoản phải thu 98 4.2.4 Huy động cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu chi phí tài chính 99 4.2.5 Tăng đầu tư tài sản cố định theo hướng sản xuất đổi mới và hiện đại 100 Kết luận 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích tài chính là một vấn đề quan trọng đòi hỏi thực hiện thường xuyên, định kỳ cũng như trước khi tiến hành một sự kiện tài chính lớn của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính, các chủ thể quan tâm tới doanh nghiệp có thể hiểu được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp cũng như các khía cạnh khác như khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, …từ đó đưa ra các quyết định tài chính quan trọng của từng chủ thể. Phân tích tài chính cũng chính là tiền đề cơ sở căn bản nhất cho dự báo các chỉ tiêu và báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế hậu khủng hoảng còn nhiều thay đổi thì nhu cầu phân tích tài chính cũng như dự báo tài chính cho các công ty càng trở nên quan trọng và cần thiết. Thành lập năm 1968 với tiền thân là nhà máy đường Biên Hòa, trải qua quá trình phát triển và đổi mới cùng với nền kinh tế đất nước cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện cổ phần hóa năm 2001 và đến tháng 12 năm 2006 công ty cổ phần đường Biên Hòa chính thức niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã chứng khoán BHS. Tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn trước suy thoái kinh tế năm 2008 là khá khả quan. Tuy nhiên giai đoạn từ 2010 đến nay công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả, biểu hiện ở việc tăng tổng tài sản và tăng cường huy động nguồn vay nợ nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như lợi nhuận sau thuế, ROA, ROE, đều giảm mạnh, đặc biệt trong các năm 2013 – 2014. Vì vậy tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức vào việc phân tích tài chính công ty giai đoạn 2010 – 2014 và dự báo tài chính của công ty giai đoạn 2015- 2017. Thông qua đó để đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính và tăng khả năng thực hiện kế hoạch tài chính cho công ty. ❖ Bài luận văn mong muốn trả lời một số câu hỏi nghiên cứu: - Tầm quan trọng của phân tích và dự báo tài chính là gì? Nội dung và phương pháp phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp như thế nào? - Tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2014 như thế nào? - Điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính hiện tại của công ty cổ phần đường Biên Hòa là gì ? - Tình hình tài chính năm 2015 – 2017 của công ty được dự báo ra sao ? - Giải pháp nào để công ty cải thiện những điểm yếu và phát huy điểm mạnh trong tình hình tài chính của mình ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu Bài luận văn làm rõ thực trạng tài chính của Công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn từ 2010 – 2014, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của công ty và dự báo tài chính công ty giai đoạn 2015 - 2017. Qua đó đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại của công ty và các biện pháp giúp công ty thực hiện kế hoạch tài chính trong giai đoạn 2015 - 2017. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Phân tích được khái niệm, nội dung của phân tích và dự báo tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính. - Sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2014 để tính toán và phân tích tình hình tài chính. Lập báo cáo tài chính dự báo trong giai đoạn 2015 – 2017 cho công ty - Đưa ra được định hướng phát triển và các biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính, dự báo kế hoạch tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: tại công ty cổ phần đường Biên Hòa, có sử dụng số liệu so sánh với công ty cùng ngành hoặc trung bình ngành. + Thời gian: phân tích tài chính từ năm 2010 – 2014 và dự báo tài chính của công ty giai đoạn 2015 - 2017. 4. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu và hình, bài luận văn bao gồm 4 chương chính: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng tài chính và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa. Chương 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa. Do trình độ lý luận và nhận thức cũng như thời gian còn hạn chế vì vậy bài luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị, các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Nhóm đề tài về Phân tích tài chính Phân tích tài chính có thể coi là một đề tài phổ biến và truyền thống của học viên ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt trong chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Tài liệu liên quan về phân tích tài chính có khá nhiều trong các sách tham khảo cũng như internet. Vì vậy có thể nói phần đầu tiên của đề tài là không mới. Đơn cử có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp như: Nhóm Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Thanh Sơn năm 2012, Đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu Vinashin”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thanh Thủy năm 2013, Đề tài “Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Bích Hà năm 2012, Đề tài “Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2007 – 2009” của tác giả Nguyễn Ngọc Thùy, Võ Thị Hồng Hương, đề tài “Phân tích tài chính công ty TNHH Tâm Châu”, luận văn thạc sĩ tác giả Lê Thị Kim Anh năm 2012, đề tài “Phân tích tài chính công ty cổ phần Alphanam” của tác giả Nguyễn Anh Vinh năm 2010… đã trình bày được cơ sở lý luận về việc phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích thực trạng tài chính của đơn vị nghiên cứu ở một số khía cạnh, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu về tình hình tài chính của công ty. Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại đơn vị. Tuy nhiên trong mỗi đề tài lại đánh giá theo một số chỉ tiêu khác biệt tại phạm vi thời gian khác nhau, chẳng hạn: Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Thanh Sơn năm 2012 đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua việc phân tích và đánh giá khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và các tỷ số tài chính trên báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 từ đó đưa ra ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty. Qua đây cho thấy bài phân tích chưa thực sự đi sâu vào tất cả các mặt về tình hình tài chính của công ty như: phân tích sự thay đổi của các khoản mục, phân tích dòng tiền, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROE và phân tích xu hướng. Đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu Vinashin”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thanh Thủy năm 2013 đã tiến hành phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích sự biến động các khoản mục tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh của công ty, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích các chỉ số tài chính của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Tuy nhiên, bài phân tích chưa đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROE, chưa phân tích xu hướng và giải pháp cải thiện tình hình công ty. Đề tài “Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2007 – 2009” của tác giả Nguyễn Ngọc Thùy, Võ Thị Hồng Hương - Lớp: 35K7_PVD Trang web Luanvan.net đã đề cập được về đối tượng nghiên cứu công ty cổ phần đường Biên Hòa và tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn 2007 – 2009, tập trung chủ yếu ở các nội dung phân tích dòng tiền, nhóm hệ số khả năng thanh toán, hệ số hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời của công ty, từ đó đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của công ty thông qua những nội dung vừa phân tích. Tuy nhiên chưa đề cập được những biện pháp khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính cho đơn vị. Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa” của tác giả Hoàng Thị Dung và công sự, đã đánh giá được điểm mạnh yếu của công ty trong ngành sản xuất theo mô hình SWOT và tập trung đánh giá tình hình tài chính công ty theo khả năng tạo tiền, doanh thu, chi phí, tình hình đảm bảo vốn và khả năng sinh lời của đơn vị trong năm 2011. Tuy nhiên chưa đề cập được biện pháp cải thiện cho đơn vị. Nhóm Đề tài “Phân tích cổ phiếu công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2010, 2011” – Công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín, Đề tài “Phân tích biến động tài chính và giá chứng khoán của công ty cổ phần đường Biên Hòa – Đồng Nai” của nhóm sinh viên lớp QTN 14, Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần BIBICA giai đoạn 2008 - 2012” của tác giả Nguyễn Phú Ngọc năm 2013ngoài việc kế thừa hệ thống lý luận về phân tích thì trong nội dung phân tích còn chú trọng đến nội dung về sự biến động giá chứng khoán của công ty trong những khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên cách thức tiếp cận của mỗi đề tài và giai đoạn nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn: Đề tài “Phân tích cổ phiếu công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2010, 2011” – Công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín - Trang web Stockbiz.vn đã tiến hành phân tích giá thị trường chứng khoán BHS của công ty cổ phần đường Biên Hòa trong hai năm 2010 và 2011, đánh giá xu hướng biến động của giá cổ phiếu công ty, qua đó có khuyến nghị cho nhà đầu tư có quyết định mua bán cổ phiếu hợp lý. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích biến động của cổ phiếu công ty thông qua việc phân tích kỹ thuật chứ chưa đề cập đến tình hình tài chính công ty cũng như biện pháp cải thiện vấn đề này. Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần BIBICA giai đoạn 2008 2012” của tác giả Nguyễn Phú Ngọc năm 2013 đã đề cập đến việc phân tích các chỉ số tài chính, phân tích cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả kinh tế, phân tích đòn bẩy tài chính và lượng giá chứng khoán. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến phân tích dòng tiền cũng như triển vọng của công ty và những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Đề tài “Phân tích công ty cổ phần đường Biên Hòa” giai đoạn 2004 – 2009 của tác giả Trần Thị Nhặt và các cộng sự đã tiến hành phân tích dòng tiền, phân tích khả năng sinh lời, phân tích triển vọng và định giá công ty cổ phần đường Biên Hòa. Tuy nhiên, đề tài còn phân tích sơ sài và chưa có căn cứ xác đáng trong quá trình phân tích dự báo và chưa đưa ra được những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. 1.1.2 Nhóm đề tài về Dự báo tài chính Nhóm Đề tài “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần hóa chất Việt Trì”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Vân, Đề tài “Phân tích biến động tài chính và giá chứng khoán của công ty cổ phần đường Biên Hòa – Đồng Nai” của nhóm sinh viên lớp QTN 14 do thạc sĩ Hồ Tấn Tuyến hướng dẫn…đã đề cập đến nội dung dự báo tài chính nhưng theo các phương pháp và cơ sở phân tích khác nhau. Đề tài “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần hóa chất Việt Trì”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Vân năm 2015 đã tiến hành phân tích tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty, triển vọng thị trường của công ty, từ đó đánh giá điểm mạnh và hạn chế trong tình hình tài chính thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh. Đặc biệt tác giả có đề cập đến nội dung dự báo tài chính của công ty vào năm 2014 bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu trên doanh thu. Tuy nhiên việc dự báo tài chính còn chưa có căn cứ cụ thể và cơ sở xác đáng để đưa ra số liệu dự báo. Đề tài “Phân tích biến động tài chính và giá chứng khoán của công ty cổ phần đường Biên Hòa – Đồng Nai” của nhóm sinh viên lớp QTN 14 do thạc sĩ Hồ Tấn Tuyến hướng dẫn đã phân tích được tình hình tài chính của công, đề tài này còn đề cập đến sự biến động giá cổ phiếu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 và dự toán một số nội dung cho năm 2010. Tuy nhiên các chỉ tiêu được dự toán còn ít, chưa đầy đủ về các nội dung báo cáo tài chính chủ yếu và chưa phân tích cơ sở dự toán. Tóm lại: Đề tài phân tích tài chính là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quản trị tài chính doanh nghiệp nên có nhiều tài liệu đề cập đến nội dung này. Về đối tượng nghiên cứu, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm đồng nhất, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán, trên website của công ty có công bố các báo cáo tài chính minh bạch và thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan. Đây là những điều kiện khiến công ty trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến của nhiều đề tài từ cấp đại học đến sau đại học. Tuy nhiên hầu hết các công trình nêu trên đều đi vào giải quyết các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp của một công ty nhưng không phải đề tài nào cũng phân tích đầy đủ hệ thống chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp, ngoài ra mảng dự báo tài chính trên thực tế có khá ít tài liệu chính thống đề cập đến nội dung này hoặc dự báo tương đối sơ sài, thiếu căn cứ. Ngoài việc kế thừa hệ thống lý luận căn bản và các phương pháp phân tích tài chính, bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị…của các đề tài đi trước, do tính chất khác nhau về phạm vi thời gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, bài luận văn của tác giả mong muốn phân tích được những đặc điểm tài chính cơ bản với hệ thống chỉ tiêu đầy đủ hơn trong giai đoạn mới nhất của đơn vị là 2010 – 2014, bao gồm nội dung phân tích biến động tài sản và nguồn vốn, biến động kết quả kinh doanh, biến động lưu chuyển tiền tệ và phân tích các hệ số tài chính: nhóm hệ số khả năng thanh toán, nhóm hệ số hiệu suất hoạt động, nhóm hệ số khả năng sinh lời, hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn và hệ số giá trị thị trường. Cùng với việc sử dụng phân tích Dupont năm nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu Hệ số khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2010 – 2014 và việc tiến hành dự báo tài chính của công ty trong giai đoạn 2015 - 2017 theo cách phân tích đánh giá có căn cứ, xuất phát từ chiến lược mới của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh thời điểm hiện tại, thể hiện thông qua 3 báo cáo tài chính cơ bản, là một nội dung mới và có ý nghĩa của bài luận văn này. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp - Khái niệm: Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với những chỉ tiêu trung bình ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. (Nguồn: TLTK số 14, trang 357) - Mục đích: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó ra quyết định cho phù hợp. + Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Việc phân tích tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp, là cơ sở ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. + Đối với chủ thể bên ngoài doanh nghiệp: chẳng hạn người cho vay, nhà đầu tư…: thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ra những quyết định cho vay, thu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp một cách đúng đắn nhất. 1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn a. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản Là phân tích đánh giá tình hình tăng, giảm và biến động kết cấu của tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào giữa các năm. * Phân tích tài sản ngắn hạn: Xem sự sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Trong đó có thể phân tích một số khoản mục chủ yếu như: - Tiền và các khoản tương đương tiền: So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. - Các khoản phải thu: Xem xét tỷ trọng và số tuyết đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước để thấy được mức độ bị chiếm dụng vốn cũng như chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. - Hàng tồn kho: Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Phân tích tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Ngoài ra còn có khoản mục đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của danh nghiệp. b. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn Là đánh giá tình hình tăng, giảm, kết cấu và biến động kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp. Khoản mục chủ yếu bao gồm: - Nợ phải trả: Là các khoản nghĩa vụ tài chính không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, sự gia tăng khoản mục trong nợ phải trả sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. - Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm vốn góp của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng càng lớn càng chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đó. 1.2.2.2. Phân tích biến động kết quả kinh doanh Là việc so sánh, phân tích sự biến động các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có kết quả tốt hay xấu, xu hướng thuận lợi hay khó khăn. Các khoản mục thường sử dụng là: a. Doanh thu Là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh thu bao gồm: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính của .

Xem thêm Rút gọn

Loading...
Đang tải tài liệu...

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 122 | Định dạng: docx | Người đăng: Dương Nguyễn | Ngày: 02/07/2023

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
docx Số trang: 37 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
docx Số trang: 28 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
118 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý cụm nam định bản word có giải
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
116 đề thi thử tn thpt 2023 môn vật lý sở phú thọ đợt 2 bản word có giải pzurg5bho 1684816650
docx Số trang: 13 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
đề thi thử số 47 2019 2020 có đáp án đề thi hsg anh 9 đề thi chuyên anh 10
docx Số trang: 23 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Những giải pháp nâng cao khả năng làm việc cho hssv sáng kiến kinh nghệm
docx Số trang: 32 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 20/10/2024
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả các trò chơi vào môn lịch sử 6
docx Số trang: 12 | Định dạng: pdf | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
26 đề thi thử tn thpt 2023 môn lịch sử thpt chuyên hà giang hà giang lần 2 file word có lời giải chi tiết doc
docx Số trang: 14 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024
đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lý
docx Số trang: 113 | Định dạng: docx | Người đăng: Tài Liệu Full | Ngày: 19/10/2024